Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Đề số 5Đề bài
Câu 1 :
Đâu là lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam sau phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?
Câu 2 :
Mĩ và chính quyền Sài Gòn có thái độ, hành động gì sau khi kí kết hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?
Câu 3 :
Hướng tiến công chủ yếu của quân Giải phóng miền Nam trong năm 1972 là
Câu 4 :
Ý nghĩa quan trọng nhất của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam là
Câu 5 :
Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?
Câu 6 :
Ý nghĩa lớn nhất của việc miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ là gì?
Câu 7 :
Đâu là điểm mới của Mĩ trong âm mưu khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai?
Câu 8 :
Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?
Câu 9 :
Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu gì?
Câu 10 :
Tại sao cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau?
Câu 11 :
Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965) là gì?
Câu 12 :
Ngày 10 – 10 – 1954 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng nào ở Việt Nam?
Câu 13 :
Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?
Câu 14 :
Vì sao Mĩ lại thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1965-1968?
Câu 15 :
Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
Câu 16 :
Con đường vận tải chiến lược Bắc - Nam của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là
Câu 17 :
Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là
Câu 18 :
Loại vũ khí tối tân nào đã được Mĩ sử dụng chủ yếu trong cuộc tập kích chiến lược đường không vào miền Bắc cuối năm 1972?
Câu 19 :
Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ?
Câu 20 :
Ngày 27-1-1973 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì đối với Việt Nam
Câu 21 :
Đâu là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam?
Câu 22 :
Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
Câu 23 :
Đâu không phải là đặc điểm của phong trào Đồng khởi (1959-1960)?
Câu 24 :
Tại sao trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” Mĩ đã đưa quân đội trực tiếp tham chiến nhưng vẫn được coi là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới?
Câu 25 :
Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965-1968?
Câu 26 :
Đâu không phải là điểm hạn chế của hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã được hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam khắc phục?
Câu 27 :
Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là
Câu 28 :
Trong thời kỳ 1954 - 1975, đâu là nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?
Câu 29 :
Hội nghị nào của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã cho thấy Đảng đã nhận thấy những hạn chế của cải cách ruộng đất và kiên quyết sửa chữa những sai lầm đó?
Câu 30 :
“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổi hai mươi thành sóng nước Vỗ đôi bờ mãi mãi ngàn năm” Những câu thơ trên gợi cho anh (chị) nhớ đến trận chiến lịch sử nào vào mùa hè năm 1972?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Đâu là lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam sau phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Từ trong phong trào Đồng Khởi, ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch). Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản để trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam
Câu 2 :
Mĩ và chính quyền Sài Gòn có thái độ, hành động gì sau khi kí kết hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thành thật trong việc kí kết hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình về Việt Nam, nên kí xong đã ngang nhiên phá hoại hiệp định: giữ lại cố vấn quân sự, tiếp tục dính líu đến công việc của miền Nam, mở các cuộc hành quân bình định- lấn chiếm vùng giải phóng…
Câu 3 :
Hướng tiến công chủ yếu của quân Giải phóng miền Nam trong năm 1972 là
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Ngày 30-3-1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị , lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam
Câu 4 :
Ý nghĩa quan trọng nhất của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào dựa vào dựa vào nội dung của nghị quyết 21 (7-1973) để suy luận trả lời. Lời giải chi tiết :
Trong bối cảnh lịch sử mới, những quyết định của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) đã vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam, thúc đẩy quân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước
Câu 5 :
Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố nắm giữ. Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của quân ta, địch chốt giữ ở đây một lực lương mỏng, bố phòng sơ hở. Hơn nữa, đồng bào Tây Nguyên rất yêu nước, trung thành với cách mạng. Căn cứ vào đó, Bộ chính trị Trung ương Đảng ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975. Tây nguyên không phải căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn => đây không phải lí do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.
Câu 6 :
Ý nghĩa lớn nhất của việc miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ là gì?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Ý nghĩa lớn nhất của việc miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ là đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa để tiếp tục đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn với tiền tuyến miền Nam
Câu 7 :
Đâu là điểm mới của Mĩ trong âm mưu khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Điểm mới trong âm mưu của Mĩ khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai là cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tạo thế mạnh trên bàn đàm phá ở Pari
Câu 8 :
Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đã buộc Mĩ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, cam kết không dính líu đến công việc của miền Nam. Từ đó căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”
Câu 9 :
Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu gì?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Hoàn thành cải cách ruộng đất ở Việt Nam (1954 - 1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, đưa nông dân làm chủ đồng ruộng, nông thôn. Chính vì thế, ý nghĩa của cuộc cải cách ruộng đất cũng là làm cho khẩu hiệu “người cày có ruộng” trở thành hiện thực.
Câu 10 :
Tại sao cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau do đều nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước. Đó chính là mục tiêu chiến lược chung của cả hai miền.
Câu 11 :
Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965) là gì?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965) là bình định miền Nam có trọng điểm trong vòng 2 năm (1964 - 1965)
Câu 12 :
Ngày 10 – 10 – 1954 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng nào ở Việt Nam?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Ngày 10-10-1954, quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội trong không khí từng bừng của ngày hội giải phóng.
Câu 13 :
Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam
Câu 14 :
Vì sao Mĩ lại thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1965-1968?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Sau thất bại của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của mình ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã đề ra và thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Câu 15 :
Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Phong trào “Đồng khởi” đã đánh dấu bước phát triển của cách mạng Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu 16 :
Con đường vận tải chiến lược Bắc - Nam của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Con đường vận tải chiến lược Bắc- Nam của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là đường Hồ Chí Minh (trên bộ và trên biển) bắt đầu được khai thông từ năm 1959 dài hàng nghìn cây số, đã nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Đây chính là tuyến giao thông huyết mạch trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam
Câu 17 :
Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đồng thời triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”
Câu 18 :
Loại vũ khí tối tân nào đã được Mĩ sử dụng chủ yếu trong cuộc tập kích chiến lược đường không vào miền Bắc cuối năm 1972?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào phần cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai để trả lời Lời giải chi tiết :
B52 là loại máy bay tối tân nhất Mĩ được sử dụng chủ yếu trong cuộc tập kích chiến lược đường không vào miền Bắc cuối năm 1972 với âm mưu “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kì đồ đá”.
Câu 19 :
Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Ngày 18-8-1965, Mĩ huy động 9000 quân cùng nhiều phương tiện vũ khí chiến tranh hiện đại mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường nhằm tiêu diệt đơn vị chủ lực của quân giải phóng, nhưng thất bại. Chiến thắng Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam
Câu 20 :
Ngày 27-1-1973 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì đối với Việt Nam
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Ngày 27-1-1973 Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết giữa 4 bên Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Câu 21 :
Đâu là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21 đến ngày 29-3-1975) để trả lời. Lời giải chi tiết :
Đà Nẵng là thành phố lớn thứ hai, căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam.
Câu 22 :
Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào bối cảnh thế giới trong những năm 1954-1975 và tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ để phân tích, đánh giá. Lời giải chi tiết :
Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là do tác động của cục diện hai cực, hai phe. Trên thế giới cũng có nhiều quốc gia bị chia cắt giống Việt Nam như Đức, bán đảo Triều Tiên. Cục diện hai cực, hai phe ở đây chính là sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Ở miền Nam có sự can thiệp của Mĩ với âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và sự giúp đỡ của Liên Xô với cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ sức ảnh hưởng của cục diện này ở Việt Nam.
Câu 23 :
Đâu không phải là đặc điểm của phong trào Đồng khởi (1959-1960)?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào phong trào Đồng Khởi (1959-1960) để nhận xét, đánh giá. Lời giải chi tiết :
Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) không phát triển trong các đô thị mà chỉ diễn ra ở vùng nông thôn miền Nam, từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng. Phong trào nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng đắn, phù hợp
Câu 24 :
Tại sao trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” Mĩ đã đưa quân đội trực tiếp tham chiến nhưng vẫn được coi là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào hoàn cảnh ra đời của chiến lược “chiến tranh cục bộ” để phân tích, đánh giá. Lời giải chi tiết :
Chiến lược “chiến tranh cục bộ” được đề ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, không thể tiếp tục tự đứng vững trước các cuộc tấn công của quân Giải phóng. Vì thế Mĩ buộc phải đưa quân viễn chinh của mình vào miền Nam để cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Do đó đây được coi là một hình thức đặc biệt của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
Câu 25 :
Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965-1968?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Trong những năm 1965-1968, Miền Bắc vừa là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam, vừa là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ. Đồng thời Miền Bắc cũng là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới. Phải đến khi Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh, nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia mới được miền Bắc thực hiện.
Câu 26 :
Đâu không phải là điểm hạn chế của hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã được hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam khắc phục?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào nội dung của hai hiệp định để so sánh Lời giải chi tiết :
Những điểm hạn chế của hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 về Đông Dương đã được hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam khắc phục là quy định về thời gian rút quân, vùng kiểm soát của các lực lượng và vấn đề thống nhất đất nước. Còn vấn đề công nhận các quyền dân tộc cơ bản đã được thừa nhận trong hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương
Câu 27 :
Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào đặc điểm của hai chiến dịch để so sánh, nhận xét. Lời giải chi tiết :
Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là đều những trận quyết chiến chiến lược, huy động đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân tộc, quyết định đến chiều hướng của cả 2 cuộc chiến tranh. - Chiến dịch Điện Biên Phủ - chiến dịch tiến công quy mô lớn nhất đến thời điểm lúc bấy giờ. Với chiến dịch này, quân và dân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của quân đội Pháp trong chiến tranh xâm lược Đông Dương, mà các tướng lĩnh Pháp, Mỹ cho rằng, đó là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với các thắng lợi trên khắp các chiến trường cả nước và toàn Đông Dương trong giai đoạn Đông Xuân 1953 - 1954 đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp. - Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch tiến công lớn nhất, trận quyết chiến chiến lược vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta - đại thắng lợi, đã đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.
Câu 28 :
Trong thời kỳ 1954 - 1975, đâu là nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào bối cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam trong những năm 1954 - 1975 để đánh giá, liên hệ. Lời giải chi tiết :
Trong bối cảnh cục diện hai cực, hai phe đang chi phối thế giới. Nhiều quốc gia bị chia cắt như Đức, Triều Tiên và Việt Nam. Tuy nhiên chỉ có Việt Nam có ý chí thống nhất đất nước cao nhất, bất chấp sự phản đối của các nước xã hội chủ nghĩa và sự đàn áp của Mĩ. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”
Câu 29 :
Hội nghị nào của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã cho thấy Đảng đã nhận thấy những hạn chế của cải cách ruộng đất và kiên quyết sửa chữa những sai lầm đó?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào quá trình sửa chữa những sai lầm của Đảng trong cải cách ruộng đất để liên hệ trả lời. Lời giải chi tiết :
Tháng 9-1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế của cải cách ruộng đất và kiên quyết sửa chữa những sai lầm đó.
Câu 30 :
“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổi hai mươi thành sóng nước Vỗ đôi bờ mãi mãi ngàn năm” Những câu thơ trên gợi cho anh (chị) nhớ đến trận chiến lịch sử nào vào mùa hè năm 1972?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Liên hệ thực tế để trả lời Lời giải chi tiết :
Bốn câu thơ trên nằm trong bài thơ “Lời người bên sông” của Lê Bá Dương. Câu thơ gợi nhớ đến trận chiến khốc liệt ở thành cổ Quảng Trị mùa hè năm 1972. Chỉ trong 81 ngày đêm với chiến dịch tái chiếm Thành Cổ, số bom đạn mà quân đội Mỹ - Ngụy đã ném xuống tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima năm 1945 |