Đề kiểm tra 15 phút lần 2 học kì 1 - Đề số 1Đề bài
Câu 1 :
Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào?
Câu 2 :
Đâu là điểm mới trong quan hệ đối ngoại của các nước Tây Âu từ thập kỉ 90 trở đi?
Câu 3 :
Ở thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược gì trong chính sách đối ngoại của mình?
Câu 4 :
Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh”?
Câu 5 :
Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
Câu 6 :
Tháng 12-1989 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trong quan hệ quốc tế?
Câu 7 :
Trung Quốc đã phóng thành công tàu cùng người bay vào vũ trụ vào khoảng thời gian nào?
Câu 8 :
Điểm chung về tình hình các quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Câu 9 :
Từ sự phát triển thần kì của Nhật Bản, theo anh (chị) Việt Nam nên ưu tiên đầu tư vào nhân tố trước tiên nào để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước?
Câu 10 :
Bài học quan trọng từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai mà Việt Nam có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).
Câu 2 :
Đâu là điểm mới trong quan hệ đối ngoại của các nước Tây Âu từ thập kỉ 90 trở đi?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, các nước Tây Âu đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình. Các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.
Câu 3 :
Ở thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược gì trong chính sách đối ngoại của mình?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Ở thập kỉ 90, Mĩ đã triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng” với 3 trụ cột chính (ba mục tiêu cơ bản) là: 1- Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao. 2- Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ 3- Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” như một công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác
Câu 4 :
Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh”?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô. Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời. Cách mạng Cuba có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ to lớn để các quốc gia còn lại ở khu vực Mĩ Latinh đứng lên đấu tranh giành độc lập. Từ các thập kỉ 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi. => Cách mạng Cuba là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 5 :
Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay bao gồm: 1- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế 2- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia 3- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn 4- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực Còn đáp án A: Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự quốc tế và khu vực không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.
Câu 6 :
Tháng 12-1989 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trong quan hệ quốc tế?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Tháng 12-1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo M. Goócbachốp và G. Busơ đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Câu 7 :
Trung Quốc đã phóng thành công tàu cùng người bay vào vũ trụ vào khoảng thời gian nào?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Từ tháng 1992, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện chương trình thám hiểm không gian. Đến ngày 15/10/2003, con tàu Thần Châu 5 cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ đã bay vào vũ trụ. Sự kiện này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới (sau Liên Xô, Mĩ) có tàu cùng con người bay vào vũ trụ.
Câu 8 :
Điểm chung về tình hình các quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào tình hình khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai để phân tích, đánh giá Lời giải chi tiết :
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thưc dân nô dịch. Sau chiến tranh, họ đã lần lượt giành được độc lập, nhanh chóng bắt tay vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Trong 4 “con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có 3 (Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan); Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới; kinh tế trung quốc trong những năm 80-90 của thế kỉ XX đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
Câu 9 :
Từ sự phát triển thần kì của Nhật Bản, theo anh (chị) Việt Nam nên ưu tiên đầu tư vào nhân tố trước tiên nào để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào nguyên nhân phát triển “thần kì” của Nhật Bản và tình hình thực tế ở Việt Nam để rút ra bài học Lời giải chi tiết :
Nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh là nhân tố con người. Vì con người là công nghệ cao nhất, có khả năng sử dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật, xây dựng kinh tế- tài chính và bảo vệ an ninh quốc phòng. Do đó Việt Nam có thể vận dụng bài học này, ưu tiên tập trung đầu tiên vào đầu tư phát triển giáo dục con người để tạo ra nguồn lực quan trọng nhất bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước
Câu 10 :
Bài học quan trọng từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai mà Việt Nam có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh là nhân tố con người. Do đó Việt Nam có thể vận dụng bài học này, tập trung đầu tư phát triển giáo dục con người để tạo ra nguồn lực vững chắc cho công cuộc đổi mới hiện nay. |