Đề thi học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 6

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Đề bài

Câu 1 :

Chất nào dưới đây là chất điện li?

  • A
     C12H22O11.
  • B
     C2H6.
  • C
     BaSO4.
  • D
     HCN.
Câu 2 :

Cho cân bằng hóa học: CO(g) + H2O (g) ⇌ CO2(g) + H2(g). Nếu lúc đầu chỉ có CO và hơi nước với nồng độ CCO = 0,1M, CH2O = 0,4M, KC = 1 thì nồng độ cân bằng của CO2 là

  • A
     0,08.
  • B
     0,06.
  • C
     0,05.
  • D
     0,1.
Câu 3 :

Cho cân bằng hóa học:

2NO2(g) ⇌ N2O4 ∆rH < 0

Nâu đỏ      không màu

Khi ngâm bình cầu có chứa khí NO2 vào cốc nước nóng thì màu của bình cầu sẽ thay đổi như thế nào?

  • A
     Màu nâu đỏ đâm lên.
  • B
     Màu nâu đỏ nhạt dần.
  • C
     Màu sắc không đổi.
  • D
     Màu chuyển sang đen.
Câu 4 :

Xét phản ứng thuận nghịch:  2SO2(g)  +  O2(g) ⇌ 2SO3(g). Cho các phát biểu sau:

(a) Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là:  \({K_C} = \frac{{{{\left[ {S{O_3}} \right]}^2}}}{{{{\left[ {S{O_2}} \right]}^2}.\left[ {{O_2}} \right]}}\)

(b) Tại thời điểm cân bằng, hỗn hợp có chứa SO2, O2, SO3.

(c) Theo thời gian, nồng độ SO2, O2 tăng dần, nồng độ SO3 giảm dần để đạt được trạng thái cân bằng.

(d) Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Số phát biểu đúng là

  • A
     2.
  • B
     3.
  • C
     4.
  • D
     1.
Câu 5 :

Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42-; 0,02 mol SO42- và x mol OH-. Dung dịch Y chứa 0,03 mol Cl-; 0,01 mol NO3- và y mol H+. Trộn X với Y thu được 100 mL dung dịch Z. Giá trị pH của dung dịch Z là (bỏ qua sự điện li của H2O)

  • A
     1.
  • B
     2.
  • C
     13.
  • D
     12.
Câu 6 :

Thêm 20,00 mL dung dịch HCl 1,00.10-2 M vào 100,00 mL dung dịch Ba(OH)2, thu được hỗn hợp X. Chuẩn độ toàn bộ X bằng dung dịch NaOH 2,00.10-2 M dùng phenolphthalein làm chỉ thị thì phải dùng hết 8,00 mL dung dịch NaOH. Nồng độ dung dịch Ba(OH)2 là

  • A
     1,00.10-4 M.
  • B
     3,00.10-4 M.
  • C
     2,00.10-4 M.
  • D
     2,50.10-4 M.
Câu 7 :

Trong đơn chất nitrogen, hai nguyên tử N liên kết với nhau bằng 1……

  • A
     liên kết đơn.
  • B
     liên kết đôi.
  • C
     liên kết ba.
  • D
     liên kết ion.
Câu 8 :

Cho một lượng Cu2S tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đun nóng. Phản ứng tạo thành dung dịch A1 và làm giải phóng ra khí A2 không màu, bị hoá nâu trong không khí. Chia A1 thành hai phần. Thêm dung dịch BaCl2 vào phần 1, thấy tạo thành kết tủa trắng A3 không tan trong axit dư. Thêm lượng dư dung dịch NH3 vào phần hai đồng thời khuấy đều hỗn hợp, thu được dung dịch Acó màu xanh đậm.

Nhận định nào dưới đây đúng?

  • A
     Khi A2 là NO2.
  • B
     Kết tủa trắng A3 là BaSO4.
  • C
     Dung dịch A4 là muối của Cu.
  • D
     Dung dịch A1 chắc chắn có muối nitrate.
Câu 9 :

Liên kết hoá học trong phần tử NH3 là liên kết

  • A
     cộng hoá trị có cực.
  • B
     ion.
  • C
     cộng hoá trị không cực.
  • D
     kim loại.
Câu 10 :

Khi sục khí SO2 vào dung dịch H2S thì

  • A
     dung dịch bị vẩn đục vàng.
  • B
     dung dịch bị vẩn đục đỏ.
  • C
     không có hiện tượng gì.
  • D
     dung dịch xuất hiện chất rắn màu đen.
Câu 11 :

Cho phản ứng sau:

2H2S(g) + 3O2(g) \( \to \)2SO2(g) + 2H2O(g)

Biết nhiệt tạo thành chuẩn của H2S(g), SO2(g) và H2O(g) lần lượt là -20,3 kJ/mol; -296,8 kJ/mol và -258,8 kJ/mol.

Giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng trên là

  • A
     1124,6
  • B
     -1124,6.
  • C
     -535,3.
  • D
     +1124,6.
Câu 12 :

Sulfur dioxide và các oxide của nitrogen trong khí quyển hòa tan trong nước tạo thành mưa acid. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A
     Nước mưa có pH > 5,6 được xem là mưa acid.
  • B
     Thành phần chính của mưa acid là H2SO3 và HNO3.
  • C
     Công thức hóa học của NOx trong khí thải ô tô luôn là là NO2.
  • D
     Thu hồi sulfur từ các khí thải như H2S, SO2….có thể làm giảm sự hình thành mưa acid.
Câu 13 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Hợp chất có chứa carbon là hợp chất hữu cơ.

(b) Dẫn xuất hydrocarbon trong thành phần phân tử chỉ chứa hai nguyên tố là C và H.

(c) Chưng cất là phương pháp tách chất dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất.

(d) Có thể tách dầu ăn và nước ra khỏi nhau bằng cách sử dụng phương pháp kết tinh.

(đ) Ngâm rượu thuốc là phương pháp chiết lỏng – rắn.

Số phát biểu đúng

  • A
     4.
  • B
     3.
  • C
     2.
  • D
     1.
Câu 14 :

Ethyl iodine có khối lượng riêng là 1,94 g.mL-1 và có nhiệt độ sôi là 72,0oC. Ethanol có khối lượng riêng là 0,789 g.mL-1 và có nhiệt độ sôi là 78,3oC. Ethanol tan trong nước còn ethyl iodide kém tan trong nước nhưng tan được trong ethanol. Ethyl iodide thường được điều chế từ ethanol và sản phẩm thu được thường lẫn ethanol. Để tinh chế ethyl iodide từ hỗn hợp chất này với ethanol, phương pháp nên được sử dụng là

  • A
     phương pháp sắc kí.
  • B
     phương pháp chiết và sử dụng thêm nước cất để tách ethyl iodide với ethanol.
  • C
     phương pháp chưng cất phân đoạn.
  • D
     phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
Câu 15 :

Phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ nào dưới đây không hấp thụ ở vùng 2800 – 3600 cm-1?

  • A
     Alcohol.
  • B
     Amine.
  • C
     Ester.
  • D
     Aldehyde
Câu 16 :

Cho các nhận định sau:

(a) Tất cả các hợp chất hữu cơ đều có đồng phân cấu tạo.

(b) Hợp chất hữu cơ có thể có: đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học, đồng phân quang học.

(c) Đồng phân hình học và đồng phân quang học là một loại đồng phân.

(d) Đồng phân hình học và đồng phân quang học đều có cấu tạo giống nhau.

(đ) Đồng phân hình học chỉ xuất hiện khi trong phân tử có liên kết đôi.

Số nhận định đúng

  • A
     4.
  • B
     3.
  • C
     2.
  • D
     1.
Câu 17 :

Aspirin là một trong những loại thuốc được sử dụng khá nhiều trong các quá trình điều trị bệnh. Đây là loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt đồng thời có khả năng chống viêm. Một mẫu aspirin được xác định có chứa 60,00% carbon; 4,44% hydrogen và 35,56% oxygen về khối lượng. Công thức đơn giản nhất của aspirin là

  • A
     C9H8O4.
  • B
     C3H2O.
  • C
     C5H4O2.
  • D
     C2H2O.
Câu 18 :

Hợp chất A có công thức phân tử C3H6O. Khi đo phổ hồng ngoại cho kết quả như hình dưới. Công thức cấu tạo của A là

  • A
     CH3-C(=O)-CH3.
  • B
     CH2=CH-CH2-OH.
  • C
     CH3-O-CH=CH2
  • D
     CH3-CH2-CH=O
Câu 19 :

Khi tiến hành phân tích định lượng vitamin C, người ta xác định được hàm lượng phần trăm (về khối lượng) các nguyên tố như sau: %C = 40,91%; %H = 4,545%; %O = 54,545%.  Kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy phân tử khối của vitamin C là 176. Công thức phân tử của vitamin C là

  • A
     C6H8O6.
  • B
     C8H8O2.
  • C
     C7H6O3.
  • D
     C4H6O2.
Câu 20 :

Đốt cháy hoàn toàn 5,75 gam hợp chất hữu cơ X thu được 11,00 gam CO2 và 6,75 gam H2O. Biết tỉ khối hơi của X so với hydrogen bằng 23. Công thức phân tử của X là

  • A
     CH3.
  • B
     C2H6O.
  • C
     CH3O.
  • D
     C2H4O2.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chất nào dưới đây là chất điện li?

  • A
     C12H22O11.
  • B
     C2H6.
  • C
     BaSO4.
  • D
     HCN.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhận biết chất điện li.

Lời giải chi tiết :

Chất điện li: HCN.

Câu 2 :

Cho cân bằng hóa học: CO(g) + H2O (g) ⇌ CO2(g) + H2(g). Nếu lúc đầu chỉ có CO và hơi nước với nồng độ CCO = 0,1M, CH2O = 0,4M, KC = 1 thì nồng độ cân bằng của CO2 là

  • A
     0,08.
  • B
     0,06.
  • C
     0,05.
  • D
     0,1.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về cân bằng hoá học.

Lời giải chi tiết :

          CO(g)   +   H2O (g) ⇌ CO2(g) + H2(g)

BĐ       0,1            0,4

PƯ      x                  x                x               x

CB       0,1 - x     0,4 - x           x              x

Kc = [CO2].[H2]/[CO].[H2] = x2/[(0,1 – x).(0,4 – x)] = 1

⟹ x = 0,08 M

Câu 3 :

Cho cân bằng hóa học:

2NO2(g) ⇌ N2O4 ∆rH < 0

Nâu đỏ      không màu

Khi ngâm bình cầu có chứa khí NO2 vào cốc nước nóng thì màu của bình cầu sẽ thay đổi như thế nào?

  • A
     Màu nâu đỏ đâm lên.
  • B
     Màu nâu đỏ nhạt dần.
  • C
     Màu sắc không đổi.
  • D
     Màu chuyển sang đen.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chuyển dịch cân bằng theo nguyên lí Le Chaterlier.

Lời giải chi tiết :

rH < 0 ⟹ Chiều thuận phản ứng tỏa nhiệt ⟹ Khi ngâm bình cầu vào nước, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch.

Câu 4 :

Xét phản ứng thuận nghịch:  2SO2(g)  +  O2(g) ⇌ 2SO3(g). Cho các phát biểu sau:

(a) Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là:  \({K_C} = \frac{{{{\left[ {S{O_3}} \right]}^2}}}{{{{\left[ {S{O_2}} \right]}^2}.\left[ {{O_2}} \right]}}\)

(b) Tại thời điểm cân bằng, hỗn hợp có chứa SO2, O2, SO3.

(c) Theo thời gian, nồng độ SO2, O2 tăng dần, nồng độ SO3 giảm dần để đạt được trạng thái cân bằng.

(d) Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Số phát biểu đúng là

  • A
     2.
  • B
     3.
  • C
     4.
  • D
     1.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về cân bằng hoá học.

Lời giải chi tiết :

(a), (b), (c) đúng.

(c) sai, vì theo thời gian, nồng độ SO2, O2 giảm dần, nồng độ SO3 tăng dần để đạt được trạng thái cân bằng.

Câu 5 :

Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42-; 0,02 mol SO42- và x mol OH-. Dung dịch Y chứa 0,03 mol Cl-; 0,01 mol NO3- và y mol H+. Trộn X với Y thu được 100 mL dung dịch Z. Giá trị pH của dung dịch Z là (bỏ qua sự điện li của H2O)

  • A
     1.
  • B
     2.
  • C
     13.
  • D
     12.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Định luật bảo toàn điện tích, cách tính pH của dung dịch.

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ:

\({\rm{dd}}X\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{N{a^ + }:0,07}\\{S{O_4}^{2 - }:0,02}\\{O{H^ - }:x}\end{array}} \right. + {\rm{dd}}Y\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{C{l^ - }:0,03}\\{N{O_3}^ - :0,01}\\{{H^ + }:y}\end{array}} \right. \to {\rm{dd}}Z\)

BTĐT(ddX): 0,07 = 0,02.2+x ⟹ x = 0,03 (mol)

BTĐT(ddY): 0,03 + 0,01 = y ⟹ y = 0,04 (mol)

Dd X + ddY ⟶ Xảy ra phản ứng trung hòa.

                   H+ + OH- ⟶ H2O

Ban đầu: 0,03   0,04

Phản ứng: 0,03 ⟶ 0,03

Sau:               0          0,01

⟹ [OH-] = 0,01/0,1 = 0,1

pH = 14 + log([OH-]) = 13.

Câu 6 :

Thêm 20,00 mL dung dịch HCl 1,00.10-2 M vào 100,00 mL dung dịch Ba(OH)2, thu được hỗn hợp X. Chuẩn độ toàn bộ X bằng dung dịch NaOH 2,00.10-2 M dùng phenolphthalein làm chỉ thị thì phải dùng hết 8,00 mL dung dịch NaOH. Nồng độ dung dịch Ba(OH)2 là

  • A
     1,00.10-4 M.
  • B
     3,00.10-4 M.
  • C
     2,00.10-4 M.
  • D
     2,50.10-4 M.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về chuẩn độ acid – base.

Lời giải chi tiết :

nOH- = nH+

⟹ nNaOH + 2nBa(OH)2 = nHCl

⟹ 8.2,00.10-2 + 2.100.CM Ba(OH)2 = 20.1,00.10-2

⟹ CM Ba(OH)2 = 2,00.10-4 (M)

Câu 7 :

Trong đơn chất nitrogen, hai nguyên tử N liên kết với nhau bằng 1……

  • A
     liên kết đơn.
  • B
     liên kết đôi.
  • C
     liên kết ba.
  • D
     liên kết ion.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kiến thức về đơn chất nitrogen.

Lời giải chi tiết :

Trong đơn chất nitrogen, hai nguyên tử N liên kết với nhau bằng 1 liên kết ba.

Câu 8 :

Cho một lượng Cu2S tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đun nóng. Phản ứng tạo thành dung dịch A1 và làm giải phóng ra khí A2 không màu, bị hoá nâu trong không khí. Chia A1 thành hai phần. Thêm dung dịch BaCl2 vào phần 1, thấy tạo thành kết tủa trắng A3 không tan trong axit dư. Thêm lượng dư dung dịch NH3 vào phần hai đồng thời khuấy đều hỗn hợp, thu được dung dịch Acó màu xanh đậm.

Nhận định nào dưới đây đúng?

  • A
     Khi A2 là NO2.
  • B
     Kết tủa trắng A3 là BaSO4.
  • C
     Dung dịch A4 là muối của Cu.
  • D
     Dung dịch A1 chắc chắn có muối nitrate.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kiến thức về tính chất các hợp chất của nitrogen.

Lời giải chi tiết :

A sai, vì A2 là NO.

B đúng.

C sai, vì A4 là phức của Cu.

D sai, vì A1 có thể có muối nitrate.

Câu 9 :

Liên kết hoá học trong phần tử NH3 là liên kết

  • A
     cộng hoá trị có cực.
  • B
     ion.
  • C
     cộng hoá trị không cực.
  • D
     kim loại.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về NH3.

Lời giải chi tiết :

Liên kết hoá học trong phần tử NH3 là liên kết cộng hoá trị có cực.

Câu 10 :

Khi sục khí SO2 vào dung dịch H2S thì

  • A
     dung dịch bị vẩn đục vàng.
  • B
     dung dịch bị vẩn đục đỏ.
  • C
     không có hiện tượng gì.
  • D
     dung dịch xuất hiện chất rắn màu đen.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lý thuyết về tính chất hóa học của H2S.

Lời giải chi tiết :

2H2S + SO2 ⟶ 3Skết tủa vàng + 2H2O

Câu 11 :

Cho phản ứng sau:

2H2S(g) + 3O2(g) \( \to \)2SO2(g) + 2H2O(g)

Biết nhiệt tạo thành chuẩn của H2S(g), SO2(g) và H2O(g) lần lượt là -20,3 kJ/mol; -296,8 kJ/mol và -258,8 kJ/mol.

Giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng trên là

  • A
     1124,6
  • B
     -1124,6.
  • C
     -535,3.
  • D
     +1124,6.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng: ∆rH0298 = Σ∆fH0298(sp) - Σ∆fH0298(cđ).

Lời giải chi tiết :

rH0298(2) = 2∆fH0298(H2O) + 2∆fH0298(SO2) - 2∆fH0298(H2S) = -1124,6 (kJ)

Câu 12 :

Sulfur dioxide và các oxide của nitrogen trong khí quyển hòa tan trong nước tạo thành mưa acid. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A
     Nước mưa có pH > 5,6 được xem là mưa acid.
  • B
     Thành phần chính của mưa acid là H2SO3 và HNO3.
  • C
     Công thức hóa học của NOx trong khí thải ô tô luôn là là NO2.
  • D
     Thu hồi sulfur từ các khí thải như H2S, SO2….có thể làm giảm sự hình thành mưa acid.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về mưa acid.

Lời giải chi tiết :

A sai, vì nước mưa có pH < 5,6 được xem là mưa acid.

B sai, vì thành phần chính của mưa acid là H2SO4 và HNO3.

C sai, có thể là NO hoặc NO2.

D đúng.

Câu 13 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Hợp chất có chứa carbon là hợp chất hữu cơ.

(b) Dẫn xuất hydrocarbon trong thành phần phân tử chỉ chứa hai nguyên tố là C và H.

(c) Chưng cất là phương pháp tách chất dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất.

(d) Có thể tách dầu ăn và nước ra khỏi nhau bằng cách sử dụng phương pháp kết tinh.

(đ) Ngâm rượu thuốc là phương pháp chiết lỏng – rắn.

Số phát biểu đúng

  • A
     4.
  • B
     3.
  • C
     2.
  • D
     1.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lý thuyết về phương pháp tách và chiết chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết :

(a) sai, vì hợp chất hữu cơ có chứa carbon nhưng trừ CO, CO2, …..

(b) sai, vì dẫn xuất hydrocarbon là hợp chất trong phân tử ngoài C, H còn có thêm các nguyên tố khác.

(c) đúng.

(d) sai, vì có thể tách dầu ăn và nước ra khỏi nhau bằng cách sử dụng phương pháp chiết.

(đ) đúng.

⟹ Có 2 phương án đúng.

Câu 14 :

Ethyl iodine có khối lượng riêng là 1,94 g.mL-1 và có nhiệt độ sôi là 72,0oC. Ethanol có khối lượng riêng là 0,789 g.mL-1 và có nhiệt độ sôi là 78,3oC. Ethanol tan trong nước còn ethyl iodide kém tan trong nước nhưng tan được trong ethanol. Ethyl iodide thường được điều chế từ ethanol và sản phẩm thu được thường lẫn ethanol. Để tinh chế ethyl iodide từ hỗn hợp chất này với ethanol, phương pháp nên được sử dụng là

  • A
     phương pháp sắc kí.
  • B
     phương pháp chiết và sử dụng thêm nước cất để tách ethyl iodide với ethanol.
  • C
     phương pháp chưng cất phân đoạn.
  • D
     phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ứng dụng phương pháp chiết vào thực tế.

Lời giải chi tiết :

Các bước tách ethyl iodide ra khỏi ethanol.

Bước 1: Thêm nước cất vào hỗn hợp cần tách, khuấy đều.

Bước 2: Để yên hỗn hợp một thời gian.

Hỗn hợp tách 2 lớp, lớp trên gồm nước + ethanol, lớp dưới là ethyl iodide.

Bước 3: Chiết và lấy lớp dưới.

Câu 15 :

Phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ nào dưới đây không hấp thụ ở vùng 2800 – 3600 cm-1?

  • A
     Alcohol.
  • B
     Amine.
  • C
     Ester.
  • D
     Aldehyde

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác định được sóng hấp thụ của một số nhóm chức.

Lời giải chi tiết :

Phổ hồng ngoại của ester không hấp thụ ở vùng 2800 – 3600 cm-1.

Câu 16 :

Cho các nhận định sau:

(a) Tất cả các hợp chất hữu cơ đều có đồng phân cấu tạo.

(b) Hợp chất hữu cơ có thể có: đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học, đồng phân quang học.

(c) Đồng phân hình học và đồng phân quang học là một loại đồng phân.

(d) Đồng phân hình học và đồng phân quang học đều có cấu tạo giống nhau.

(đ) Đồng phân hình học chỉ xuất hiện khi trong phân tử có liên kết đôi.

Số nhận định đúng

  • A
     4.
  • B
     3.
  • C
     2.
  • D
     1.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lý thuyết về các loai đồng phân trong phân tử hữu cơ.

Lời giải chi tiết :

(a) sai, vì methane, ethane,… không có đồng phân cấu tạo.

(b) đúng.

(c) sai, vì đồng phân hình học và đồng phân quang học là hai loại đồng phân khác nhau.

(d) đúng.

(đ) sai, vì đồng phân hình học chỉ xuất hiện khi trong phân tử có liên kết đôi và hay nguyên tử hay nhóm nguyên tử cùng gắn với nguyên tử carbon có nối đôi phải khác nhau.

⟹ Có 2 nhận định đúng.

Câu 17 :

Aspirin là một trong những loại thuốc được sử dụng khá nhiều trong các quá trình điều trị bệnh. Đây là loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt đồng thời có khả năng chống viêm. Một mẫu aspirin được xác định có chứa 60,00% carbon; 4,44% hydrogen và 35,56% oxygen về khối lượng. Công thức đơn giản nhất của aspirin là

  • A
     C9H8O4.
  • B
     C3H2O.
  • C
     C5H4O2.
  • D
     C2H2O.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

C : H : O = \(\frac{{\% {\rm{C}}}}{{{\rm{12}}}}:\frac{{\% {\rm{H}}}}{{\rm{1}}}:\frac{{\% {\rm{O}}}}{{{\rm{16}}}}\)

Lời giải chi tiết :

C : H : O = \(\frac{{\% {\rm{C}}}}{{{\rm{12}}}}:\frac{{\% {\rm{H}}}}{{\rm{1}}}:\frac{{\% {\rm{O}}}}{{{\rm{16}}}} = \frac{{{\rm{60}}}}{{{\rm{12}}}}:\frac{{{\rm{4}},{\rm{44}}}}{{\rm{1}}}:\frac{{{\rm{35}},{\rm{56}}}}{{{\rm{16}}}} = 5:4,44:2,2225 = 9:8:4\)

CTĐGN: C9H8O4.

Câu 18 :

Hợp chất A có công thức phân tử C3H6O. Khi đo phổ hồng ngoại cho kết quả như hình dưới. Công thức cấu tạo của A là

  • A
     CH3-C(=O)-CH3.
  • B
     CH2=CH-CH2-OH.
  • C
     CH3-O-CH=CH2
  • D
     CH3-CH2-CH=O

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Quan sát phổ hồng ngoại của A thấy A có thể là hợp chất chứa nhóm chức aldehyde.

Công thức cấu tạo của A là: CH3–CH2–CHO.

Câu 19 :

Khi tiến hành phân tích định lượng vitamin C, người ta xác định được hàm lượng phần trăm (về khối lượng) các nguyên tố như sau: %C = 40,91%; %H = 4,545%; %O = 54,545%.  Kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy phân tử khối của vitamin C là 176. Công thức phân tử của vitamin C là

  • A
     C6H8O6.
  • B
     C8H8O2.
  • C
     C7H6O3.
  • D
     C4H6O2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết :

Đặt công thức phân tử tổng quát là CxHyOz, ta có:

\(\frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1}:\frac{{\% O}}{{16}} = \frac{{40,9}}{{12}}:\frac{{4,55}}{1}:\frac{{54,55}}{{16}} = 3,408:4,55:3,409 = 1:1,33:1 = 3:4:3.\)

Vậy công thức đơn giản nhất của vitamin C là: C3H4O3.

\( \Rightarrow \) CxHyOz = (C3H4O3)n.

⟹ (12.3 + 4 + 16.3).n = 176 \( \Rightarrow \) n = 2.

Vậy công thức phân tử của vitamin C là: C6H8O6

Câu 20 :

Đốt cháy hoàn toàn 5,75 gam hợp chất hữu cơ X thu được 11,00 gam CO2 và 6,75 gam H2O. Biết tỉ khối hơi của X so với hydrogen bằng 23. Công thức phân tử của X là

  • A
     CH3.
  • B
     C2H6O.
  • C
     CH3O.
  • D
     C2H4O2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định công thức phân tử từ phản ứng đốt cháy.

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,25 (mol) ⟶ nC = 0,25 (mol) ⟶ mC = 3 (g)

nH2O = 0,375 (mol) ⟶ nH = 0,75 (mol) ⟶ m­H = 0,75 (g)

⟹ m= 2 (g) ⟶ nO = 0,125 (mol)

MX = 23.2 = 46 ⟶ nX = 0,125 (mol)

C = nC/nX = 2.

H = nH/nX = 6.

O = nO/nX = 1

⟶ CTPT: C2H6O.

close