Đề thi học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 5

Sulfur dioxide là khí phát thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ đốt trong, phun trào núi lửa. Nó là nguyên nhân chính gây ra mưa acid. Công thức hóa học của sulfur dioxide là

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Chọn đáp án đúng
Câu 1 :

Sulfur dioxide là khí phát thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ đốt trong, phun trào núi lửa. Nó là nguyên nhân chính gây ra mưa acid. Công thức hóa học của sulfur dioxide là

  • A
    SO2.   
  • B
    SO3.
  • C
    H2SO3.   
  • D
    S2O3.
Câu 2 :

Trong hợp chất, sulfur có các số oxi hóa

  • A
    -2, +4, +6.   
  • B
    -2, 0, +4, +6.
  • C
    +2, +4, +6.   
  • D
    -2, -4, +6
Câu 3 :

Trong phản ứng nào sau đây SO2 thể hiện tính oxi hóa?

  • A
    SO2  +  2KOH \( \to \) K2SO3  +  H2O.
  • B
    SO2 + Br2 + 2H2O \( \to \) H2SO4  + 2HBr.
  • C
    SO2  +  2H2S \( \to \) 3S  +  2H2O.
  • D
    SO2  + CaO  \( \to \) CaSO3.
Câu 4 :

Dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng được với 2 chất trong dãy nào sau đây?

  • A

    copper và copper (II) hydroxide

  • B

    iron và iron (III) hydroxide

  • C

    sulfur và hydrogen sulfur

  • D

    carbon và carbon dioxide

Câu 5 :

Công thức hóa học của oleum là gì?

  • A
    H2SO4.(n-1)SO3
  • B
    H2SO4.n SO2
  • C
    H2SO4. n SO3
  • D
    SO3. n H2SO4
Câu 6 :

Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau

(a) H2SO4(aq) + C(s) \( \to \)2SO2 (g) + CO2(g) + 2H2O (l)

(b) H2SO4(aq) + Fe(OH)2 \( \to \)FeSO4(aq) + 2H2O(l)

(c) 4H2SO4 (aq) + 2FeO(s) \( \to \)Fe2(SO4)3(aq) + SO2(g) + 4H2O(l)

(d) 6H2SO4(aq) + 2Fe(s) \( \to \)Fe2(SO4)3 (aq) + 3SO2 + 6H2O(l)

Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là

  • A
    (a)
  • B
    (c)
  • C
    (b)
  • D
    (d)
Câu 7 :

Có 200ml dd H2SO4 98% ( D= 1,84g/ml). Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 40% thì thể tích nước cần pha loãng là bao nhiêu

  • A
    711,28 cm3
  • B
    533,60 cm3
  • C
    621,28 cm3
  • D
    731,28 cm3
Câu 8 :

Chọn câu trả lời sai về sulfur:

  • A
    S là chất rắn màu vàng.
  • B
    S có 2 dạng thù hình.
  • C
    S dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
  • D
    S chỉ có tính oxi hóa.
Câu 9 :

Các nguyên tố nhóm VIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

  • A
    ns2np4.
  • B
    ns2np6.
  • C
    ns2np5.
  • D
    ns2np3.
Câu 10 :

Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc (silver) lâu ngày bị xám đen?

  • A
    CO2.
  • B
    SO2.
  • C
    O2.
  • D
    H2S.
Câu 11 :

Chất thuộc loại hợp chất hữu cơ là

  • A
    HCOOH
  • B
    CO
  • C
    CO2
  • D
    Na2CO3
Câu 12 :

Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

  • A
    nhất thiết phải có carbon, th­ường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...
  • B
    gồm có C, H và các nguyên tố khác.
  • C
    bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
  • D
    th­ường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.
Câu 13 :

Để tách hai chất có sự phân bố khác nhau trong hai môi trường không hòa tan vào nhau, người ta dùng

  • A
    phương pháp kết tinh
  • B
    phương pháp chưng cất
  • C
    phương pháp chiết
  • D
    Phương pháp sắc kí cột
Câu 14 :

Ma túy là một chất kích thích gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Chúng được đưa vào cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức và sinh lý con người. Không chỉ vậy, người bị nghiện sẽ có những hành vi lệch lạc gây tổn thương đến người thân và xã hội. Amphetamin (X) là thành phần chính trong các loại ma túy tổng hợp, có tác dụng nguy hiểm hơn rất nhiều so với các loại ma túy tự nhiên và bán tổng hợp. Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2, H2O và N2. Công thức phân tử của X có thể là

  • A
    C9H20
  • B
    C4H10O2
  • C
    C9H13N
  • D
    C9H20O2.
Câu 15 :

Cặp chất nào sau đây cùng dãy đồng đẳng?

  • A
    CH4 và C2H4.
  • B
    CH4 và C2H6.
  • C
    C2H4 và C2H6.
  • D
    C2H2 và C4H4.
Câu 16 :

Hai chất CH3-CH2-OH và CH3-O-CH3 khác nhau về điểm gì?

  • A
    Số nguyên tử carbon.
  • B
    Số nguyên tử hydrogen
  • C
    Công thức phân tử.
  • D
    Công thức cấu tạo.
Câu 17 :

Trong quá trình tách biệt và tinh chế những chất hữu cơ ở dạng rắn, người ta tiến hành phương pháp kết tinh theo các công đoạn sau:

(1) Để nguội phần dung dịch lỏng.

(2) Hoàn tan hỗn hợp chất rắn ở nhiệt độ sôi của dung môi để tạo dung dịch bão hòa.

(3) Lọc nóng để loại bỏ phần chất rắn không tan.

(4) Lọc lấy chất rắn kết tinh.

Thứ tự tiến hành đúng

  • A
    (1), (2), (3), (4).
  • B
    (4), (2), (3), (1).
  • C
    (3), (2), (4), (1).
  • D
    (2), (3), (1), (4).
Câu 18 :

Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

  • A
    CH3CH2CH2OH, CH3CH2OCH3.
  • B
    CH3OCH3, CH3CHO.
  • C
    CH3CH2CH2OH, C2H5OH.
  • D
    C4H10­, C­6H6.
Câu 19 :

Hexadecanoic acid (hay axit adipic) là hợp chất hữu cơ được ứng dụng để làm ra nilon từ monome. Theo đó, người ta sẽ cho phản ứng hóa học giữa polycondensation cùng hexametylen diamine tạo thành Nilon 66. Bên cạnh đó, hexadecanoic acid cũng được sử dụng để sản xuất nhiều chất khác liên quan đến polymer để làm ra chất hóa dẻo PVC và vài ứng dụng khác như: y học, làm đẹp, thực phẩm… Kết quả phân tích nguyên tố của hexadecanoic acid như sau: 49,32% C; 43,84% O về khối lượng; còn lại là hydrogen. Phân tử khối của hexadecanoic acid được xác định thông qua phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất bằng 146. Công thức phân tử của hexadecanoic acid là

  • A
    C6H10O4.
  • B
    C6H26O3.
  • C
    C5H22O4.
  • D
    C8H18O2.
Câu 20 :

Cặp chất nào dưới đây là đồng phân loại nhóm chức?

  • A
    CH3COCH3 và CH3CH2CH2OH.
  • B
    CH3COOH và HCOOCH3.
  • C
    CH2 = CH – CH3 và CH2 = C(CH3)CH3.
  • D
    CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3.
II. Tự luận

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Chọn đáp án đúng
Câu 1 :

Sulfur dioxide là khí phát thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ đốt trong, phun trào núi lửa. Nó là nguyên nhân chính gây ra mưa acid. Công thức hóa học của sulfur dioxide là

  • A
    SO2.   
  • B
    SO3.
  • C
    H2SO3.   
  • D
    S2O3.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sulfur dioxide có công thức là SO3

Đáp án B

Câu 2 :

Trong hợp chất, sulfur có các số oxi hóa

  • A
    -2, +4, +6.   
  • B
    -2, 0, +4, +6.
  • C
    +2, +4, +6.   
  • D
    -2, -4, +6

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sulfur có nhiều số oxi hóa trong hợp chất

Lời giải chi tiết :

Trong hợp chất, sulfur có các số oxi hóa là: -2, 0, +4, + 6

Đáp án B

Câu 3 :

Trong phản ứng nào sau đây SO2 thể hiện tính oxi hóa?

  • A
    SO2  +  2KOH \( \to \) K2SO3  +  H2O.
  • B
    SO2 + Br2 + 2H2O \( \to \) H2SO4  + 2HBr.
  • C
    SO2  +  2H2S \( \to \) 3S  +  2H2O.
  • D
    SO2  + CaO  \( \to \) CaSO3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SO2 thể hiện tính oxi hóa khi nhận thêm electron

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 4 :

Dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng được với 2 chất trong dãy nào sau đây?

  • A

    copper và copper (II) hydroxide

  • B

    iron và iron (III) hydroxide

  • C

    sulfur và hydrogen sulfur

  • D

    carbon và carbon dioxide

Đáp án : B

Phương pháp giải :

H2SO4 loãng tác dụng với kim loại đứng trước H, base, oxide kim loại và hydroxide

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

iron và iron (III) hydroxide

Câu 5 :

Công thức hóa học của oleum là gì?

  • A
    H2SO4.(n-1)SO3
  • B
    H2SO4.n SO2
  • C
    H2SO4. n SO3
  • D
    SO3. n H2SO4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Công thức hóa học của oleum là: H2SO4.n SO3

Đáp án C

Câu 6 :

Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau

(a) H2SO4(aq) + C(s) \( \to \)2SO2 (g) + CO2(g) + 2H2O (l)

(b) H2SO4(aq) + Fe(OH)2 \( \to \)FeSO4(aq) + 2H2O(l)

(c) 4H2SO4 (aq) + 2FeO(s) \( \to \)Fe2(SO4)3(aq) + SO2(g) + 4H2O(l)

(d) 6H2SO4(aq) + 2Fe(s) \( \to \)Fe2(SO4)3 (aq) + 3SO2 + 6H2O(l)

Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là

  • A
    (a)
  • B
    (c)
  • C
    (b)
  • D
    (d)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

H2SO4 loãng có tính acid, không có tính oxi hóa

Lời giải chi tiết :

Phản ứng: H2SO4(aq) + Fe(OH)2(s) \( \to \)FeSO4(aq) + 2H2O(l).

Đáp án C

Câu 7 :

Có 200ml dd H2SO4 98% ( D= 1,84g/ml). Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 40% thì thể tích nước cần pha loãng là bao nhiêu

  • A
    711,28 cm3
  • B
    533,60 cm3
  • C
    621,28 cm3
  • D
    731,28 cm3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

m dung dịch H2SO4 = 200 . 1,84 = 368g

m chất tan H2SO4 = 368.98% = 360,64g

để pha loãng thành dung dịch H2SO4 có nồng độ 40% thì m dung dịch sau pha loãng là: 360,64 : 40% = 901,6g

m H2O = 901, 6 – 368 = 533,60g.

Coi khối lượng riêng của H2O là 1g/ml => Thể tích nước cần pha loãng là 533,6 cm3

Đáp án B

Câu 8 :

Chọn câu trả lời sai về sulfur:

  • A
    S là chất rắn màu vàng.
  • B
    S có 2 dạng thù hình.
  • C
    S dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
  • D
    S chỉ có tính oxi hóa.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về đơn chất sulfur

Lời giải chi tiết :

Sulfur thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa

Đáp án D

Câu 9 :

Các nguyên tố nhóm VIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

  • A
    ns2np4.
  • B
    ns2np6.
  • C
    ns2np5.
  • D
    ns2np3.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố nhóm VIA có 6 electron lớp ngoài cùng

Đáp án A

Câu 10 :

Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc (silver) lâu ngày bị xám đen?

  • A
    CO2.
  • B
    SO2.
  • C
    O2.
  • D
    H2S.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen là do có khí H2S tác dụng với Ag để tạo kết tủa Ag2S (đen)

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 11 :

Chất thuộc loại hợp chất hữu cơ là

  • A
    HCOOH
  • B
    CO
  • C
    CO2
  • D
    Na2CO3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon trừ CO2, CO, CO32-, CN-,…

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 12 :

Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

  • A
    nhất thiết phải có carbon, th­ường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...
  • B
    gồm có C, H và các nguyên tố khác.
  • C
    bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
  • D
    th­ường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 13 :

Để tách hai chất có sự phân bố khác nhau trong hai môi trường không hòa tan vào nhau, người ta dùng

  • A
    phương pháp kết tinh
  • B
    phương pháp chưng cất
  • C
    phương pháp chiết
  • D
    Phương pháp sắc kí cột

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên tắc của các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết :

Để tách hai chất có sự phân bố khác nhau trong hai môi trường không hòa tan vào nhau, người ta sử dụng phương pháp chiết

Đáp án C

Câu 14 :

Ma túy là một chất kích thích gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Chúng được đưa vào cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức và sinh lý con người. Không chỉ vậy, người bị nghiện sẽ có những hành vi lệch lạc gây tổn thương đến người thân và xã hội. Amphetamin (X) là thành phần chính trong các loại ma túy tổng hợp, có tác dụng nguy hiểm hơn rất nhiều so với các loại ma túy tự nhiên và bán tổng hợp. Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2, H2O và N2. Công thức phân tử của X có thể là

  • A
    C9H20
  • B
    C4H10O2
  • C
    C9H13N
  • D
    C9H20O2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào các hợp chất sau khi đốt chất chất hữu cơ ban đầu

Lời giải chi tiết :

Sau khi đốt cháy ma túy sản phẩm thu được có: CO2, H2O và N2

Nên có thể chứa C, H, N trong hợp chất hữu cơ

Đáp án C

Câu 15 :

Cặp chất nào sau đây cùng dãy đồng đẳng?

  • A
    CH4 và C2H4.
  • B
    CH4 và C2H6.
  • C
    C2H4 và C2H6.
  • D
    C2H2 và C4H4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đồng đẳng là những hợp chất hữu cơ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 có tính chất hóa học tương tự nhau

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 16 :

Hai chất CH3-CH2-OH và CH3-O-CH3 khác nhau về điểm gì?

  • A
    Số nguyên tử carbon.
  • B
    Số nguyên tử hydrogen
  • C
    Công thức phân tử.
  • D
    Công thức cấu tạo.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

2 hợp chất có công thức cấu tạo khác nhau

Đáp án D

Câu 17 :

Trong quá trình tách biệt và tinh chế những chất hữu cơ ở dạng rắn, người ta tiến hành phương pháp kết tinh theo các công đoạn sau:

(1) Để nguội phần dung dịch lỏng.

(2) Hoàn tan hỗn hợp chất rắn ở nhiệt độ sôi của dung môi để tạo dung dịch bão hòa.

(3) Lọc nóng để loại bỏ phần chất rắn không tan.

(4) Lọc lấy chất rắn kết tinh.

Thứ tự tiến hành đúng

  • A
    (1), (2), (3), (4).
  • B
    (4), (2), (3), (1).
  • C
    (3), (2), (4), (1).
  • D
    (2), (3), (1), (4).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào các bước tiến hành của phương pháp kết tinh

Lời giải chi tiết :

Thứ tự tiến hành

(2), (3), (1), (4)

Đáp án D

Câu 18 :

Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

  • A
    CH3CH2CH2OH, CH3CH2OCH3.
  • B
    CH3OCH3, CH3CHO.
  • C
    CH3CH2CH2OH, C2H5OH.
  • D
    C4H10­, C­6H6.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đồng phân là những hợp chất hữu cơ cùng công thức phân tử khác nhau về công thức cấu tạo

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 19 :

Hexadecanoic acid (hay axit adipic) là hợp chất hữu cơ được ứng dụng để làm ra nilon từ monome. Theo đó, người ta sẽ cho phản ứng hóa học giữa polycondensation cùng hexametylen diamine tạo thành Nilon 66. Bên cạnh đó, hexadecanoic acid cũng được sử dụng để sản xuất nhiều chất khác liên quan đến polymer để làm ra chất hóa dẻo PVC và vài ứng dụng khác như: y học, làm đẹp, thực phẩm… Kết quả phân tích nguyên tố của hexadecanoic acid như sau: 49,32% C; 43,84% O về khối lượng; còn lại là hydrogen. Phân tử khối của hexadecanoic acid được xác định thông qua phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất bằng 146. Công thức phân tử của hexadecanoic acid là

  • A
    C6H10O4.
  • B
    C6H26O3.
  • C
    C5H22O4.
  • D
    C8H18O2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tỉ lệ % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất

 

 

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\% C:\% H:\% O = 49,32\% :6,84\% :43,84\% \\C:H:O = \frac{{49,32}}{{12}}:\frac{{6,84}}{1}:\frac{{43,84}}{{16}} = 4,11:6,84:2,74 = 3:5:2\end{array}\)

Công thức đơn giản nhất là (C3H5O2)n

Vì khối lượng phổ của hợp chất có giá trị m/z là 146 => n = 2

Công thức phân tử: C6H10O4

Đáp án A

Câu 20 :

Cặp chất nào dưới đây là đồng phân loại nhóm chức?

  • A
    CH3COCH3 và CH3CH2CH2OH.
  • B
    CH3COOH và HCOOCH3.
  • C
    CH2 = CH – CH3 và CH2 = C(CH3)CH3.
  • D
    CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Những hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

- Các đồng phân có tính chất hoá học khác nhau do chúng có cấu tạo hoá học khác nhau.

- Ứng với một công thức phân tử có thể có các đồng phân cấu tạo về mạch carbon, loại nhóm chức, vị trí nhóm chức.

Lời giải chi tiết :

+) CH3COCH3 và CH3CH2CH2OH không phải là đồng phân của nhau vì chúng không có cùng công thức phân tử.

+) CH3COOH và HCOOCH3 đều có công thức phân tử là C2H4O2, hai chất này có hai nhóm chức khác nhau (CH3COOH có nhóm chức là –COOH, HCOOCH3 có nhóm chức -COO-) nên chúng là đồng phân loại nhóm chức.

+) CH2 = CH – CH3 và CH2 = C(CH3)CH3 không phải là đồng phân của nhau vì chúng không có cùng công thức phân tử.

+) CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3 đều có công thức phân tử là C3H8O, chúng đều có nhóm chức –OH, do đó chúng là đồng phân vị trí nhóm chức.

→ Chọn B.

II. Tự luận
Lời giải chi tiết :

(a) A có nhóm chức -COOH, methanol có nhóm chức -OH, B có nhóm chức -COO-

(b) Thí nghiệm trên thể hiện đặc điểm phản ứng hữu cơ là diễn ra chậm, không hoàn toàn.

(c) Trên phổ IR của X có tín hiệu hấp thụ ở khoảng 1720 cm-1 \( \Rightarrow \) liên kết C=O; tín hiệu hấp thụ ở   khoảng 1200 cm-1 là của C – O \( \Rightarrow \) X chứa chức -COO- \( \Rightarrow \) X là ester B.

Trên phổ IR của Y có tín hiệu hấp thụ ở khoảng 3300 cm-1 \( \Rightarrow \) liên kết O – H \( \Rightarrow \) Y là methanol

Trên phổ IR của Z có tín hiệu hấp thụ ở khoảng 1710 cm-1 \( \Rightarrow \) liên kết C=O và tín hiệu ở khoảng 2950 cm-1 là của O – H trong COOH \( \Rightarrow \) Z là acid A.

 

 

close