Đề thi giữa kì 2 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 1

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Alkane là hidrocarbon mạch hở trong phân tử

Đề bài

Câu 1 :

Alkane là hidrocarbon mạch hở trong phân tử

  • A
    chỉ chứa liên kết xichma().     
  • B
    chứa 1 liên kết đôi C=C.
  • C
    chứa 2 liên kết đôi C=C.         
  • D
    chứa liên kết bội.
Câu 2 :

Alkane X có tỉ khối so với H2 bằng 15. Số liên kết xichma có trong X là

  • A
    6.                  
  • B
    7.              
  • C
    8.             
  • D
    9.
Câu 3 :

Hidrocarbon X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Cho các nhận định sau về X

1. X phản ứng với Cl2 thu được hỗn hợp sản phẩm thế monochloro.

2. Có thể điều chế ethylene từ X bằng 1 phản ứng.

3. Đốt cháy hoàn toàn X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

4. X tồn tại trạng thái khí ở điều kiện thường.

5. Mọi chất thuộc dãy đồng đẳng của X đều có công thức phân tử CnH2n-2.

Số lượng nhận định đúng về X là

  • A
    1.
  • B
    2.
  • C
    3.
  • D
    4.
Câu 4 :

Cho alkane X phản ứng với Br2(to) thu được thu được hỗn hợp sản phẩm X. Trong X dẫn xuất Hydrocarbon Y, bromine chiếm 85,1064% về khối lượng . Công thức phân tử của alkane X là

  • A
    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}\).
  • B
    \({{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{6}}}\).
  • C
    \({{\rm{C}}_{\rm{3}}}{{\rm{H}}_{\rm{8}}}\).
  • D
    \({{\rm{C}}_{\rm{4}}}{{\rm{H}}_{{\rm{10}}}}\).
Câu 5 :

Công thức phân tử chung của alkene là

  • A

    CnH2n+2 (n\( \ge \)1).

  • B

    CnH2n (n\( \ge \)2).

  • C

    CnH2n-2 (n\( \ge \)2).

  • D

    CnH2n-6 (n\( \ge \)6).

Câu 6 :

Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

  • A
    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ = CH - C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}\).  
  • B
    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ = C(C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{) - C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}\)CH2=C.
  • C
    \({\rm{CH}} \equiv {\rm{C - C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}\).  
  • D
    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{ - CH = CH - C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}\).
Câu 7 :

Tên thông thường của alkyne có công thức phân tử C2H2

  • A
    acetylene.   
  • B
    ethylene.
  • C
    ethyne.   
  • D
    methyl acethylene.
Câu 8 :

Chất nào sau đây có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?

  • A
    methane.
  • B
    ethylene.
  • C
    acetylene.
  • D
    benzene
Câu 9 :

Chất nào sau đây tác dụng với HCl thu được vinyl chloride?

  • A
    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}\).
  • B
    \({{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}\).
  • C
    \({{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}\).
  • D
    \({{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{6}}}\).
Câu 10 :

Trong phản ứng: aCH2=CH2 + bKMnO4 + cH2O \( \to \) aC2H4(OH)2 + bMnO2  + bKOH. Tỉ lệ số nguyên tử đóng vai trò chất bị oxi hóa : số nguyên tử đóng vai trò chất bị khử là

  • A
    3 : 1.
  • B
    3 : 2.
  • C
    1 : 3.
  • D
    2 : 3.
Câu 11 :

Để nhận ra  khí ethene và ethyne đựng trong hai bình riêng biệt ta có thể dùng

  • A
    dung dịch NaOH.   
  • B
    dung dịch KMnO4.
  • C
    dung dịch bromine.  
  • D
    dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 12 :

X có các tính chất sau:

(a) Đốt cháy X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

(b) X tác dụng với dung dịch HBr tạo tối đa 2 sản phẩm.

(c) X phản ứng được với dung dịch brom và dung dịch thuốc tím.

(d) X ở thể khí.

X là chất nào sau đây?

  • A
    Pent-1-ene.  
  • B
    Ethylene.
  • C
    But-2-ene.
  • D
    But-1-ene.
Câu 13 :

Trong alkyne X Carbon chiếm 92,308%về khối lượng. Biết X cháy theo phương trình nhiệt hóa sau:

Lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 100g khí X là

  • A
    - 4314,6 kJ.
  • B
    -4673,3 kJ.  
  • C
    4314,6 kJ.  
  • D
    4673,3 kJ.
Câu 14 :

Sản phẩm trùng hợp của chất nào sau đây được dùng làm ống nhựa PVCC:\Users\Admin\Documents\tải xuống.jpg

  • A
    ethene.
  • B
    vinyl cloride.
  • C
    propene.
  • D
    ethyne.
Câu 15 :

Cho alkane sau:

\(\begin{array}{l}C{H_3} - \mathop C\limits_| H - \mathop C\limits_| H - C{H_3}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\mathop C\limits_| {H_2}\,\,\,\,C{H_3}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,C{H_3}\end{array}\)

Danh pháp thay thế của alkane trên là

  • A
    2-ethyl-3-methylbutane.    
  • B
    2-methyl-3-ethylbutane.
  • C
    3,4-dimethylpentane.    
  • D
    2,3-dimethylpentane.
Câu 16 :

Hợp chất nào sau đây là một alkyne?

  • A
    CH3-CH2-CH2-CH3.
  • B
    CH3-CH=CH2.
  • C
    CH3-CH2-C≡CH.
  • D
    CH2=CH-CH=CH2.
Câu 17 :

Chất nào sau đây là đồng phân của CH2=CH-CH2-CH2-CH3?

  • A
    (CH3)2C=CH-CH3.
  • B
    CH2=CH-CH2-CH3.
  • C
    CH≡C-CH2-CH2-CH3.
  • D
    CH2=CH-CH2-CH=CH2.
Câu 18 :

Cho các chất sau :

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là :

  • A
    I < II < III.
  • B
    II < I < III.
  • C
    III < II < I.
  • D
    II < III < I.
Câu 19 :

Phản ứng đặc trưng của hydrocacbon no là :

  • A
    Phản ứng tách.
  • B
    Phản ứng thế.
  • C
    Phản ứng cộng.
  • D
    Cả A, B và C.
Câu 20 :

Cho phản ứng: + HBr

Sản phẩm chính monobrom có công thức cấu tạo là :

  • A
    CH3CHBrCH(CH3)2.
  • B
    (CH3)2CHCH2CH2Br.
  • C
    CH3CH2CBr(CH3)2.       
  • D
    CH3CH(CH3)CH2Br.
Câu 21 :

Alkene sau có tên gọi là

  • A
    2-methylbut-2-ene.
  • B
    3-methylbut-2-ene.
  • C
    2-metybut-3-ene.
  • D
    3-methylbut-3-ene.
Câu 22 :

Cho các phương trình hóa học :

Các phương trình hóa học viết sai là :

  • A
    (3).           
  • B
    (1).                    
  • C
    (1), (3).                
  • D
    (3), (4).
Câu 23 :

Phản ứng nào sau đây đã tạo thành sản phẩm không tuân theo đúng quy tắc Markovnikov?

  • A
    CH3CH=CH2 + HCl → CH3CHClCH3.
  • B
    (CH3)2C=CH2 + HBr → (CH3)2CHCH2Br.
  • C
  • D
    (CH3)2C=CH-CH3 + HI → (CH3)2CICH2CH3.
Câu 24 :

Hợp chất nào sau đây không tồn tại?

  • A
  • B
  • C
  • D
Câu 25 :

Cho ba đồng phân của hydrocarbon thơm có hai nhóm thế A, B như sau:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
    (2) là đồng phân meta.                                    
  • B
    (1) là đồng phân ortho.
  • C
    (3) là đồng phân para.   
  • D
    (1), (2), (3) là đồng phân không gian.
Câu 26 :

Cho các hydrocarbon X Y có công thức cấu tạo sau:

  • A
    p-xylene và m-xylene.
  • B
    l,2-dimethylbenzene và l,3-dimethylbenzene.
  • C
    m-xylene và o-xylene.
  • D
    l,3-dimethylbenzene và l,2-dimethylbenzene.
Câu 27 :

Dẫn xuất halogen bậc II có tên và công thức cấu tạo phù hợp là

  • A
    1, 2 – dichloroethane: Cl – CH2 – CH2 – Cl.
  • B
    2 – iodopropane: CH3 – CHI – CH3.
  • C
    1 – bromo – 2 – methylpropane: CH3 – CH(CH3) – CH2Br.
  • D
    2 – fluoro – 2 – methylpropane: (CH3)3C – F.
Câu 28 :

Cho dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo sau:

Danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen trên là

  • A

    2,2 – dibromopentane

  • B

    2 – bromopentane

  • C

    2,4 - dibromopentane

  • D

    2,3 – bromopentane

Câu 29 :

Cho 5 chất: CH3CH2CH2Cl (1); CH2=CHCH2Cl (2); C6H5Cl (3); CH2=CHCl (4); C6H5CH2Cl (5). Đun từng chất với dung dịch NaOH loãng, dư, sau đó gạn lấy lớp nước và acid hoá bằng dung dịch HNO3, sau đó nhỏ vào đó dung dịch AgNO3 thì các chất có xuất hiện kết tủa trắng là

  • A

    (1), (3), (5).           

  • B

    (2), (3), (5).             

  • C

    (1), (2), (3), (5).              

  • D

    (1), (2), (5).

Câu 30 :

Đun sôi hỗn hợp propyl bromide, potassium hydroxide và ethanol thu được sản phẩm hữu cơ là

  • A

    propyne.

  • B

    propan-2-ol.

  • C

    propane.

  • D

    propene.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Alkane là hidrocarbon mạch hở trong phân tử

  • A
    chỉ chứa liên kết xichma().     
  • B
    chứa 1 liên kết đôi C=C.
  • C
    chứa 2 liên kết đôi C=C.         
  • D
    chứa liên kết bội.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của alkane

Lời giải chi tiết :

Alkane là hydrocarbon mạch hở trong phân tử chỉ chứa liên kết xichma()

Đáp án A

Câu 2 :

Alkane X có tỉ khối so với H2 bằng 15. Số liên kết xichma có trong X là

  • A
    6.                  
  • B
    7.              
  • C
    8.             
  • D
    9.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tỉ khối của X so với H2 để xác định X

Lời giải chi tiết :

M X = 15.2 = 30

CTTQ: CnH2n+1 => n = 2 => CTPT: C2H6

Số liên kết đơn trong phân tử C2H6 là 8

Đáp án C

Câu 3 :

Hidrocarbon X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Cho các nhận định sau về X

1. X phản ứng với Cl2 thu được hỗn hợp sản phẩm thế monochloro.

2. Có thể điều chế ethylene từ X bằng 1 phản ứng.

3. Đốt cháy hoàn toàn X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

4. X tồn tại trạng thái khí ở điều kiện thường.

5. Mọi chất thuộc dãy đồng đẳng của X đều có công thức phân tử CnH2n-2.

Số lượng nhận định đúng về X là

  • A
    1.
  • B
    2.
  • C
    3.
  • D
    4.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

MX=16. X là CH4 (Methane)

1. X phản ứng với Cl2 thu được hỗn hợp sản phẩm thế monochloro. SAI chỉ tạo một

2. Có thể điều chế ethylene từ X bằng 1 phản ứng. SAI không thể tạo được

3. Đốt cháy hoàn toàn X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. SAI, mol CO2< mol H2O

4. X tồn tại trạng thái khí ở điều kiện thường. ĐÚNG, các alkane từ C1-C4 ở thể khí.

5. Mọi chất thuộc dãy đồng đẳng của X đều có công thức phân tử CnH2n-2. SAI, thuộc CnH2n+2

Chọn đáp án A.

Câu 4 :

Cho alkane X phản ứng với Br2(to) thu được thu được hỗn hợp sản phẩm X. Trong X dẫn xuất Hydrocarbon Y, bromine chiếm 85,1064% về khối lượng . Công thức phân tử của alkane X là

  • A
    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}\).
  • B
    \({{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{6}}}\).
  • C
    \({{\rm{C}}_{\rm{3}}}{{\rm{H}}_{\rm{8}}}\).
  • D
    \({{\rm{C}}_{\rm{4}}}{{\rm{H}}_{{\rm{10}}}}\).

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

\({\rm{\% }}{{\rm{m}}_{{\rm{Br}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{80x}}}}{{{\rm{14n + 2 + 79x}}}} = 0,85106\)

- Với x=1 \( \Rightarrow \)n=0,928( Loại)

 Với x=2\( \Rightarrow \)n=2\( \Rightarrow \) CTPT: C2H6 chọn đáp án B

 Với x=3\( \Rightarrow \)n=3,07( Loại)

Câu 5 :

Công thức phân tử chung của alkene là

  • A

    CnH2n+2 (n\( \ge \)1).

  • B

    CnH2n (n\( \ge \)2).

  • C

    CnH2n-2 (n\( \ge \)2).

  • D

    CnH2n-6 (n\( \ge \)6).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của alkene

Lời giải chi tiết :

Alkene là những hydrocarbon chứa 1 liên kết đôi có CTTQ: CnH2n (n\( \ge \)2).

Đáp án B

Câu 6 :

Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

  • A
    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ = CH - C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}\).  
  • B
    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ = C(C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{) - C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}\)CH2=C.
  • C
    \({\rm{CH}} \equiv {\rm{C - C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}\).  
  • D
    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{ - CH = CH - C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Alkene có đồng phân hình học khi mỗi nguyên tử carbon ở liên kết đôi liên kết với các nguyên tử/nhóm nguyên tử khác nhau.

Lời giải chi tiết :

\({\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{ - CH = CH - C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}\)có đồng phân hình học

Đáp án D

Câu 7 :

Tên thông thường của alkyne có công thức phân tử C2H2

  • A
    acetylene.   
  • B
    ethylene.
  • C
    ethyne.   
  • D
    methyl acethylene.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc đọc tên của alkyne

Lời giải chi tiết :

C2H2 có tên thông thường acetylene

Đáp án A

Câu 8 :

Chất nào sau đây có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?

  • A
    methane.
  • B
    ethylene.
  • C
    acetylene.
  • D
    benzene

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Alk – 1 –yne có phản ứng thế H trong dung dịch AgNO3/NH3

Lời giải chi tiết :

Acetylene có công thức cấu tạo: \(HC \equiv CH\)có liên kết ba đầu mạch nên phản ứng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng

Đáp án C

Câu 9 :

Chất nào sau đây tác dụng với HCl thu được vinyl chloride?

  • A
    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}\).
  • B
    \({{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}\).
  • C
    \({{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}\).
  • D
    \({{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{6}}}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vinyl chloride: CH2 = CHCl

Lời giải chi tiết :

C2H2 + HCl \( \to \) CH2 = CHCl

Đáp án C

Câu 10 :

Trong phản ứng: aCH2=CH2 + bKMnO4 + cH2O \( \to \) aC2H4(OH)2 + bMnO2  + bKOH. Tỉ lệ số nguyên tử đóng vai trò chất bị oxi hóa : số nguyên tử đóng vai trò chất bị khử là

  • A
    3 : 1.
  • B
    3 : 2.
  • C
    1 : 3.
  • D
    2 : 3.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O \( \to \) 3C2H4(OH)2 + 2MnO2  + 2KOH.

CH2=CH2: chất khử, bị oxi hóa

KMnO4: Chất oxi hóa, bị khử

Chọn đáp án D.

Câu 11 :

Để nhận ra  khí ethene và ethyne đựng trong hai bình riêng biệt ta có thể dùng

  • A
    dung dịch NaOH.   
  • B
    dung dịch KMnO4.
  • C
    dung dịch bromine.  
  • D
    dung dịch AgNO3/NH3.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ethyne với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng, nhận biết được ethyne, bình còn lại chứa ethene

Chọn D

Câu 12 :

X có các tính chất sau:

(a) Đốt cháy X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

(b) X tác dụng với dung dịch HBr tạo tối đa 2 sản phẩm.

(c) X phản ứng được với dung dịch brom và dung dịch thuốc tím.

(d) X ở thể khí.

X là chất nào sau đây?

  • A
    Pent-1-ene.  
  • B
    Ethylene.
  • C
    But-2-ene.
  • D
    But-1-ene.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chon D. Vì But-1-ene có CTPT : C4H8, liên kết đôi đầu mạch đảm bảo được các yêu cầu

Câu 13 :

Trong alkyne X Carbon chiếm 92,308%về khối lượng. Biết X cháy theo phương trình nhiệt hóa sau:

Lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 100g khí X là

  • A
    - 4314,6 kJ.
  • B
    -4673,3 kJ.  
  • C
    4314,6 kJ.  
  • D
    4673,3 kJ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đặt CTPT của alkyne CnH2n-2

\( \Rightarrow \) số C = \({\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{12n}}}}{{{\rm{12n + 2n - 2}}}}{\rm{x100 = 92,308\% }} \Rightarrow {\rm{n = 2; CTPT: }}{{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}\)\( \Rightarrow \) CTPT: C2H2  

Lượng nhiệt tỏa ra là: \(\frac{{{\rm{1121,6x100}}}}{{{\rm{26}}}} = {\rm{4314,6}}\). Đáp án C

Câu 14 :

Sản phẩm trùng hợp của chất nào sau đây được dùng làm ống nhựa PVCC:\Users\Admin\Documents\tải xuống.jpg

  • A
    ethene.
  • B
    vinyl cloride.
  • C
    propene.
  • D
    ethyne.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Câu 15 :

Cho alkane sau:

\(\begin{array}{l}C{H_3} - \mathop C\limits_| H - \mathop C\limits_| H - C{H_3}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\mathop C\limits_| {H_2}\,\,\,\,C{H_3}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,C{H_3}\end{array}\)

Danh pháp thay thế của alkane trên là

  • A
    2-ethyl-3-methylbutane.    
  • B
    2-methyl-3-ethylbutane.
  • C
    3,4-dimethylpentane.    
  • D
    2,3-dimethylpentane.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc đọc tên của alkane

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}C{H_3} - \mathop {\mathop C\limits^3 }\limits_| H - \mathop {\mathop C\limits^2 }\limits_| H - C{H_3}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\mathop {\mathop C\limits^4 }\limits_| {H_2}\,\,\,\,\mathop C\limits^1 {H_3}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\mathop C\limits^5 {H_3}\end{array}\): 2,3 – dimethylpentane

Đáp án D

Câu 16 :

Hợp chất nào sau đây là một alkyne?

  • A
    CH3-CH2-CH2-CH3.
  • B
    CH3-CH=CH2.
  • C
    CH3-CH2-C≡CH.
  • D
    CH2=CH-CH=CH2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Alkyne là hydrocarbon chứa 1 liên kết ba trong phân tử

Lời giải chi tiết :

CH3-CH2-C≡CH có chứa liên kết ba

Đáp án C

Câu 17 :

Chất nào sau đây là đồng phân của CH2=CH-CH2-CH2-CH3?

  • A
    (CH3)2C=CH-CH3.
  • B
    CH2=CH-CH2-CH3.
  • C
    CH≡C-CH2-CH2-CH3.
  • D
    CH2=CH-CH2-CH=CH2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đồng phân là những hợp chất có cùng công thức phân tử khác nhau về công thức cấu tạo

Lời giải chi tiết :

(CH3)2C=CH-CH3 là đồng phân của CH2=CH-CH2-CH2-CH3

Đáp án A

Câu 18 :

Cho các chất sau :

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là :

  • A
    I < II < III.
  • B
    II < I < III.
  • C
    III < II < I.
  • D
    II < III < I.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào lực van der Waals để sắp xếp nhiệt độ sôi của các chất trong dãy alkane

Lời giải chi tiết :

Các chất có cùng công thức phân tử, công thức cấu tạo càng ít cồng kềnh nhiệt độ sôi càng lớn

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi: III < II < I

Đáp án C

Câu 19 :

Phản ứng đặc trưng của hydrocacbon no là :

  • A
    Phản ứng tách.
  • B
    Phản ứng thế.
  • C
    Phản ứng cộng.
  • D
    Cả A, B và C.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của hydrocarbon no

Lời giải chi tiết :

Hydrocarbon no có phản ứng thế là phản ứng đặc trưng

Đáp án B

Câu 20 :

Cho phản ứng: + HBr

Sản phẩm chính monobrom có công thức cấu tạo là :

  • A
    CH3CHBrCH(CH3)2.
  • B
    (CH3)2CHCH2CH2Br.
  • C
    CH3CH2CBr(CH3)2.       
  • D
    CH3CH(CH3)CH2Br.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 21 :

Alkene sau có tên gọi là

  • A
    2-methylbut-2-ene.
  • B
    3-methylbut-2-ene.
  • C
    2-metybut-3-ene.
  • D
    3-methylbut-3-ene.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc đọc tên của alkene

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 22 :

Cho các phương trình hóa học :

Các phương trình hóa học viết sai là :

  • A
    (3).           
  • B
    (1).                    
  • C
    (1), (3).                
  • D
    (3), (4).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của alkyne

Lời giải chi tiết :

(1) sai vì sản phẩm chính là: CH3 – CO – CH3

Đáp án B

Câu 23 :

Phản ứng nào sau đây đã tạo thành sản phẩm không tuân theo đúng quy tắc Markovnikov?

  • A
    CH3CH=CH2 + HCl → CH3CHClCH3.
  • B
    (CH3)2C=CH2 + HBr → (CH3)2CHCH2Br.
  • C
  • D
    (CH3)2C=CH-CH3 + HI → (CH3)2CICH2CH3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc cộng Markovnikov

Lời giải chi tiết :

(CH3)2C=CH2 + HBr → (CH3)2CHCH2Br sai vì sản phẩm chính là: (CH3)2CBrCH3

Đáp án B

Câu 24 :

Hợp chất nào sau đây không tồn tại?

  • A
  • B
  • C
  • D

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào thuyết cấu tạo của hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 25 :

Cho ba đồng phân của hydrocarbon thơm có hai nhóm thế A, B như sau:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
    (2) là đồng phân meta.                                    
  • B
    (1) là đồng phân ortho.
  • C
    (3) là đồng phân para.   
  • D
    (1), (2), (3) là đồng phân không gian.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào danh pháp của arene

Lời giải chi tiết :

(1) là đồng phân ortho

(2) là đồng phân meta

(3) là đồng phân pare

(1), (2), (3) là đồng phân cấu tạo

Đáp án D

Câu 26 :

Cho các hydrocarbon X Y có công thức cấu tạo sau:

  • A
    p-xylene và m-xylene.
  • B
    l,2-dimethylbenzene và l,3-dimethylbenzene.
  • C
    m-xylene và o-xylene.
  • D
    l,3-dimethylbenzene và l,2-dimethylbenzene.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của arene

Lời giải chi tiết :

X có tên: o – xylene (1,2 – dimethylbenzene)

Y có tên: m – xylene (1,3 – dimethylbenzene)

Đáp án B

Câu 27 :

Dẫn xuất halogen bậc II có tên và công thức cấu tạo phù hợp là

  • A
    1, 2 – dichloroethane: Cl – CH2 – CH2 – Cl.
  • B
    2 – iodopropane: CH3 – CHI – CH3.
  • C
    1 – bromo – 2 – methylpropane: CH3 – CH(CH3) – CH2Br.
  • D
    2 – fluoro – 2 – methylpropane: (CH3)3C – F.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của dẫn xuất halogen

Lời giải chi tiết :

Dẫn xuất halogen bậc II có nhóm halogen gắn vào vị trí C bậc II => CH3 – CHI – CH3.

Đáp án B

Câu 28 :

Cho dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo sau:

Danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen trên là

  • A

    2,2 – dibromopentane

  • B

    2 – bromopentane

  • C

    2,4 - dibromopentane

  • D

    2,3 – bromopentane

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của dẫn xuất halogen

Lời giải chi tiết :

Câu 29 :

Cho 5 chất: CH3CH2CH2Cl (1); CH2=CHCH2Cl (2); C6H5Cl (3); CH2=CHCl (4); C6H5CH2Cl (5). Đun từng chất với dung dịch NaOH loãng, dư, sau đó gạn lấy lớp nước và acid hoá bằng dung dịch HNO3, sau đó nhỏ vào đó dung dịch AgNO3 thì các chất có xuất hiện kết tủa trắng là

  • A

    (1), (3), (5).           

  • B

    (2), (3), (5).             

  • C

    (1), (2), (3), (5).              

  • D

    (1), (2), (5).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đun dẫn xuất halogen (R – X, trong đó X liên kết với nguyên tử C no) với dung dịch kiềm, thu được alcohol (R-OH) và NaX

Lời giải chi tiết :

C6H5Cl (3), CH2=CHCl (4) ion Cl- gắn vào C không no nên không có phản ứng thủy phân để tạo NaCl và từ đó không tạo kết tủa trắng với AgNO3

Đáp án C

Câu 30 :

Đun sôi hỗn hợp propyl bromide, potassium hydroxide và ethanol thu được sản phẩm hữu cơ là

  • A

    propyne.

  • B

    propan-2-ol.

  • C

    propane.

  • D

    propene.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

close