Đề thi giữa kì Hóa 11 Cánh diều - Đề số 3

Yếu tố nào sau đây luôn không thay đổi sự cân bằng hóa học ? A. Nhiệt độ B. Áp suất C. Xúc tác D. Nồng độ

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Câu 1: Cho phản ứng hóa học sau: \(2S{O_2}(g) + {O_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2S{O_3}(g)\). Biểu thức nào sau đây mô tả giá trị của KC ?

A. \({K_C} = \frac{{{{{\rm{[}}S{O_3}]}^2}}}{{{\rm{[}}S{O_2}]{\rm{[}}{O_2}]}}\)                        B. \({K_C} = \sqrt {\frac{{{{{\rm{[}}S{O_3}]}^2}}}{{{{{\rm{[}}S{O_2}]}^2}{\rm{[}}{O_2}]}}} \) 

C. \(\frac{{2[S{O_3}]}}{{2[S{O_2}]{\rm{[}}{O_2}]}}\)                 D. \({K_C} = \frac{{{\rm{[}}S{O_3}]}}{{{\rm{[}}S{O_2}]{\rm{[}}{O_2}]}}\)

Câu 2: Yếu tố nào sau đây luôn không thay đổi sự cân bằng hóa học ?

A. Nhiệt độ                             B. Áp suất                               C. Xúc tác                   D. Nồng độ

Câu 3: Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) \({H_2}(g) + {I_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2HI(g)\)                           (2) \(2N{O_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {N_2}{O_4}(g)\)

(3) \(PC{l_5}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} PC{l_3}(g) + C{l_2}(g)\)            (4) \(2S{O_2}(g) + {O_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2S{O_3}(g)\)

Câu 4: Khi thay đổi áp suất, số cân bằng hóa học bị dịch chuyển là ?

A. (1), (2), (3), (4)                  B. (2), (3), (4)                         C. (1), (2)                    D. (1), (2), (4)

Câu 5: Cho phản ứng sau: \(COC{l_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} CO(g) + C{l_2}(g)\). Tại trạng thái cân bằng, nếu nồng độ CO và Cl2 đều bằng 0,15M thì nồng độ COCl2 là bao nhiêu biết KC = 8,2.10-2M ở 900K.

A. 0,54M                                 B. 0,27M                                 C. 0,42M                     D. 0,12M

Câu 6: Trong nước, phân tử/ion nào sau đây thể hiện vai trò là acid Bronsted?

A. NH3                             B. NH4+                            C. NO3-                   D. N2

Câu 7: Dãy nào sau đây gồm các chất điện li mạnh ?

A. KOH, NaCl, H2CO3                                   B. Na2S, Mg(OH)2, HCl

C. HClO, NaNO3, Ca(OH)2                            D. HCl, Fe(NO3)3, Ba(OH)2

Câu 8: Trong dung dịch HNO3 0,01 M, nồng độ ion OH- ở 250C là

A. [OH-] = 10-14

B. [OH-] = 10-12

C. [OH-] = 10-2

D. [OH-] = 10-10

Câu 9: Chỉ dùng quỳ tím , có thể nhận biết ba dung dịch riêng biệt nào sau đây ?

A. HCl, NaNO3, Ba(OH)2                              B. H2SO4, HCl, KOH

C. H2SO4, NaOH, KOH                                  D. Ba(OH)2, NaCl, H2SO4

Câu 10: Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất thuộc loại chất điện li là

A. 2                             B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 11: Vị trí (chu kì, nhóm) của nguyên tố nitrogen trong bảng tuần hoàn là

A. Chu kì 2, nhóm VA                           B. Chu kì 3, nhóm VA                

C. Chu kì 2, nhóm VIA                          D. Chu kì 3, nhóm IVA

Câu 12: Ở trạng thái lỏng nguyên chất, phân tử chất nào sau đây tạo được liên kết hydrogen với nhau?

A. Nitrogen                       B. Ammonnia                   C. Oxygen              D. Hydrogen

Câu 13: Trong dung dịch, ammonia thể hiện tính base yếu do

A. phân tử ammonia chứa liên kết cộng hoá trị phân cực và liên kết hydrogen. 

B. phân tử ammonia chứa liên kết cộng hoá trị phân cực và liên kết ion. 

C. phần lớn các phân tử ammonia kết hợp với nước tạo ra các ion NH4+ và OH-

D. một phần nhỏ các phân tử NH3 kết hợp với ion H+ của nước tạo NH4+ và OH-.

Câu 14: Cho vài giọt dung dịch phenolphthalein vào dung dịch NH3, phenolphthalein chuyển sang màu nào sau đây?

A. Hồng                           B. Xanh                            C. Không màu         D. Vàng

Câu 15: Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH thấp hơn 5,6 (giá trị pH của khí carbon dioxide bão hòa trong nước). Hai tác nhân chính gây mưa acid là

A. Cl2, HCl                       B. N2, NH3                        C. SO2, NOx            D. S, H2S

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: Người ta tổng  hợp NH3 theo phương trình phản ứng sau: \({N_2}(g) + 3{H_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}(g)\). Cho hỗn hợp X gồm H2 và N2 vào bình kín trong điều kiện nhiệt độ và xúc tác thích hợp thu được khí Y. Biết tỷ khối của X/H2 = 3,6 và tỉ khối của Y/H2 =4

a) Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp X

b) Tính hiệu suất của phản ứng

Câu 2: Trộn 100ml dung dịch H2SO4 0,1M vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được m gam kết tủa.

a) Tính m?

b) Tính pH của dung dịch sau phản ứng.

---Hết---

Đáp án

Phần trắc nghiệm

1. D

2. C

3. B

4. C

5. B

6. B

7. D

8. B

9. A

10. C

11. A

12. B

13. D

14. A

15. C

 

 

Câu 1: Cho phản ứng hóa học sau: \(2S{O_2}(g) + {O_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2S{O_3}(g)\). Biểu thức nào sau đây mô tả giá trị của KC ?

A. \({K_C} = \frac{{{{{\rm{[}}S{O_3}]}^2}}}{{{\rm{[}}S{O_2}]{\rm{[}}{O_2}]}}\)                        B. \({K_C} = \sqrt {\frac{{{{{\rm{[}}S{O_3}]}^2}}}{{{{{\rm{[}}S{O_2}]}^2}{\rm{[}}{O_2}]}}} \) 

C. \(\frac{{2[S{O_3}]}}{{2[S{O_2}]{\rm{[}}{O_2}]}}\)                 D. \({K_C} = \frac{{{\rm{[}}S{O_3}]}}{{{{{\rm{[}}S{O_2}]}^2}{\rm{[}}{O_2}]}}\)

Phương pháp giải

Dựa vào biểu thức tính hằng số cân bằng KC

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 2: Yếu tố nào sau đây luôn không thay đổi sự cân bằng hóa học ?

A. Nhiệt độ                             B. Áp suất                               C. Xúc tác                   D. Nồng độ

Phương pháp giải

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học: nồng độ, áp suất, nhiệt độ

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 3: Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) \({H_2}(g) + {I_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2HI(g)\)                           (2) \(2N{O_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {N_2}{O_4}(g)\)

(3) \(PC{l_5}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} PC{l_3}(g) + C{l_2}(g)\)            (4) \(2S{O_2}(g) + {O_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2S{O_3}(g)\)

Khi thay đổi áp suất, số cân bằng hóa học bị dịch chuyển là ?

A. (1), (2), (3), (4)                  B. (2), (3), (4)                         C. (1), (2)                    D. (1), (2), (4)

Phương pháp giải

Khi thay đổi áp suất, cân bằng bị chuyển dịch khi có sự chênh lệch số mol khí tham gia và sản phẩm

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 4: Acid nào sau đây là axit một nấc ?

A. H2SO4                                 B. H2CO3                                C. CH3COOH             D. H3PO4

Phương pháp giải

Acid một nấc là acid có khả năng phân ra 1 proton H+

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 5: Cho phản ứng sau: \(COC{l_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} CO(g) + C{l_2}(g)\). Tại trạng thái cân bằng, nếu nồng độ CO và Cl2 đều bằng 0,15M thì nồng độ COCl2 là bao nhiêu biết KC = 8,2.10-2M ở 900K.

A. 0,54M                                 B. 0,27M                                 C. 0,42M                     D. 0,12M

Phương pháp giải

Dựa vào biểu thức cân bằng KC để tính nồng độ COCl2

Lời giải chi tiết

\(\begin{array}{l}KC = \frac{{{\rm{[}}CO]{\rm{[}}Cl2]}}{{{\rm{[}}COC{l_2}]}} = 8,{2.10^{ - 2}}\\ \to {\rm{[}}COC{l_2}] = \frac{{{\rm{[}}CO]{\rm{[}}C{l_2}]}}{{8,{{2.10}^{ - 2}}}} = \frac{{0,15.0,15}}{{8,{{2.10}^{ - 2}}}} = 0,27M\end{array}\)

Đáp án B

Câu 6: Trong nước, phân tử/ion nào sau đây thể hiện vai trò là acid Bronsted?

A. NH3                             B. NH4+                            C. NO3-                   D. N2

Phương pháp giải

Dựa vào thuyết Bronsted – Lowry về acid: có khả năng nhường H+

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 7: Dãy nào sau đây gồm các chất điện li mạnh ?

A. KOH, NaCl, H2CO3                                   B. Na2S, Mg(OH)2, HCl

C. HClO, NaNO3, Ca(OH)2                            D. HCl, Fe(NO3)3, Ba(OH)2

Phương pháp giải

Chất điện li mạnh: acid mạnh, dung dịch base, muối tan

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 8: Trong dung dịch HNO3 0,01 M, nồng độ ion OH- ở 250C là

A. [OH-] = 10-14

B. [OH-] = 10-12

C. [OH-] = 10-2

D. [OH-] = 10-10

Phương pháp giải

Dựa vào tích số ion của nước để tính được [OH-]

Lời giải chi tiết

Kw = [H+].[OH-] = 10-14 -> [OH-] = 10-14 : 10-2 = 10-12

Câu 9: Chỉ dùng quỳ tím , có thể nhận biết ba dung dịch riêng biệt nào sau đây ?

A. HCl, NaNO3, Ba(OH)2                              B. H2SO4, HCl, KOH

C. H2SO4, NaOH, KOH                                  D. Ba(OH)2, NaCl, H2SO4

Phương pháp giải

Các chất làm đổi màu quỳ tím: acid đổi màu đỏ, base đổi màu xanh

Lời giải chi tiết

Đáp án A vì HCl làm quỳ tím chuyển màu đỏ, Ba(OH)2 làm quỳ tím chuyển màu xanh, NaNO3 không làm đổi màu quỳ tím

Câu 10: Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất thuộc loại chất điện li là

A. 2                             B. 3                             C. 4                             D. 5

Phương pháp giải

Chất điện li là chất có khả năng phân li ra ion trong nước

Lời giải chi tiết

Các chất điện li: KAl(SO4)2.12H2O, CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4

Đáp án C

Câu 11: Vị trí (chu kì, nhóm) của nguyên tố nitrogen trong bảng tuần hoàn là

A. Chu kì 2, nhóm VA                           B. Chu kì 3, nhóm VA                

C. Chu kì 2, nhóm VIA                          D. Chu kì 3, nhóm IVA

Phương pháp giải

Dựa vào cấu hình electron của nitrogen: N7: 1s22s22p3

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 12: Ở trạng thái lỏng nguyên chất, phân tử chất nào sau đây tạo được liên kết hydrogen với nhau?

A. Nitrogen                       B. Ammonnia                   C. Oxygen              D. Hydrogen

Phương pháp giải

Dựa vào cấu tạo của các chất

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 13: Trong dung dịch, ammonia thể hiện tính base yếu do

A. phân tử ammonia chứa liên kết cộng hoá trị phân cực và liên kết hydrogen. 

B. phân tử ammonia chứa liên kết cộng hoá trị phân cực và liên kết ion. 

C. phần lớn các phân tử ammonia kết hợp với nước tạo ra các ion NH4+ và OH-

D. một phần nhỏ các phân tử NH3 kết hợp với ion H+ của nước tạo NH4+ và OH-.

Phương pháp giải

Dựa vào phương trình phân li của NH3 trong nước

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 14: Cho vài giọt dung dịch phenolphthalein vào dung dịch NH3, phenolphthalein chuyển sang màu nào sau đây?

A. Hồng                           B. Xanh                            C. Không màu         D. Vàng

Phương pháp giải

NH3 có tính base yếu nên phenolphthalein chuyển sang màu hồng

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 15: Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH thấp hơn 5,6 (giá trị pH của khí carbon dioxide bão hòa trong nước). Hai tác nhân chính gây mưa acid là

A. Cl2, HCl                       B. N2, NH3                        C. SO2, NOx            D. S, H2S

Phương pháp giải

Mưa acid có pH thấp hơn 5,6 nguyên nhân là do các oxide acid tan trong nước gây ra

Lời giải chi tiết

Đáp án C

II. Tự luận

Câu 1: Người ta tổng  hợp NH3 theo phương trình phản ứng sau: \({N_2}(g) + 3{H_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}(g)\). Cho hỗn hợp X gồm H2 và N2 vào bình kín trong điều kiện nhiệt độ và xúc tác thích hợp thu được khí Y. Biết tỷ khối của X/H2 = 3,6 và tỉ khối của Y/H2 =4

a) Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp X

b) Tính hiệu suất của phản ứng

Lời giải chi tiết

Giả sử ban đầu có: n hỗn hợp = 1 mol

Gọi n N2 = a mol; n H2 = b mol

Ta có: a + b = 1 mol

Vì \(\begin{array}{l}{d_{X/H2}} = \frac{{MX}}{{{M_{H2}}}} = 3,6 \to {M_X} = 3,6.2 = 7,2\\{m_X} = 1.7,2 = 7,2g\\ \to \left\{ \begin{array}{l}a + b = 1\\28a + 2b = 7,2\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}a = 0,2\\b = 0,8\end{array} \right.\\\% {N_2} = 20\% ;\% {H_2} = 80\% \end{array}\)

b)

                              \(\begin{array}{l}{d_{Y{/_{H2}}}} = \frac{{{M_Y}}}{{{M_{H2}}}} = 4 \to {M_Y} = 2.4 = 8\\{n_Y} = \frac{{7,2}}{8} = 0,9\\{N_2} + 3{H_2} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}\end{array}\)

Trước phản ứng:     0,2     0,8         0

Phản ứng:                 x       3x         2x

Sau phản ứng:     0,2 – x   0,8 – 3x 2x

NY = nN2 + nH2 + nNH3 = 0,2 – x + 0,8 – 3x + 2x = 0,9 -> x = 0,05 mol

Y gồm N2 (0,15 mol); H2 (0,65 mol); NH3 (0,1 mol)

\(\% H = \frac{{{n_{N2}}_{p/u}}}{{{n_{N{2_{bd}}}}}}.100 = \frac{{0,05}}{{0,2}}.100 = 25\% \)

Câu 2: Trộn 100ml dung dịch H2SO4 0,1M vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được m gam kết tủa.

a) Tính m?

b) Tính pH của dung dịch sau phản ứng.

Lời giải chi tiết

a)

\(\begin{array}{l}{n_{H + }} = 0,1,0,1.2 = 0,02mol\\{n_{O{H^ - }}} = 0,1.0,2.2 = 0,04mol\\B{a^{2 + }} + S{O_4}^{2 - } \to BaS{O_4}\end{array}\)

0,02      0,01      

Vì \(\begin{array}{l}{n_{SO_4^{2 - }}} < {n_{B{a^{2 + }}}} \to {n_{BaSO4}} = 0,01mol\\{m_{BaSO4}} = 0,01.233 = 2,33g\end{array}\)

b)

\(\begin{array}{l}{H^ + } + O{H^ - } \to {H_2}O\\0,02...0,04\\{n_{O{H^ - }}} > {n_{{H^ + }}} \to {n_{O{H^ - }du}} = 0,04 - 0,02 = 0,02mol\\pOH =  - \lg (0,02) = 1,69\\pH = 14 - 1,69 = 12,31\end{array}\)

 

  • Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 4

    Aspirin là một loại thuốc có thành phần chính là acetylsalicylic acid. Nếu hào tan thuốc này vào nước, người ta xác định được PH của dung dịch tạo thành 2,8. Nồng độ OH- của dung dịch tạo thành là:

  • Đề thi giữa học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 5

    Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi A. tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch. B. nồng độ của các chất tham gia phản ứng bằng nồng độ của các chất sản phẩm. C. phản ứng thuận đã kết thúc. D. phản ứng nghịch đã kết thúc.

  • Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 6

    Trong quá trình tổng hợp ammonia, ở trạng thái cân bằng [N2] = 0,45 (M); [H2] = 0,14 (M);

  • Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề số 7

    Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về nồng độ của các sản phẩm, đối với một phản ứng hóa học đã ở trạng thái cân bằng, giả sử không có sự phá vỡ trạng thái cân bằng?

  • Tổng hợp 7 đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Cánh diều có đáp án

    Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Nếu tăng áp suất của hệ thì cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch B. Nếu tăng nhiệt độ của hệ thì cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận C. Nếu tăng lượng xúc tác V2O5 thì cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận D. Nếu giảm nồng độ của SO3 thì cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close