Soạn bài Thực hành đọc: Trên xuồng cứu nạn SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thứcTrải nghiệm phong phú của người gặp nạn trên biển khi một mình đối mặt với sự bí ẩn vô cùng của vũ trụ. Những nghịch lí cuộc sống được nhìn qua con mắt một nạn nhân vụ đắm tàu. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 37 SGK Văn 12 Kết nối tri thức Trải nghiệm phong phú của người gặp nạn trên biển khi một mình đối mặt với sự bí ẩn vô cùng của vũ trụ. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, tìm chi tiết chỉ trải nghiệm phong phú của người gặp nạn trên biển. Lời giải chi tiết: - Thầy nhiều kiểu trời: + Trời có đám mây trắng + Trời tịnh không một gợn mây + Trời mỏng dính và u ám + Trời là trận mưa đen ngòm + Trời là trận nước đổ xuống, là trận đại hồng thủy… - Thấy nhiều loại biển: + Biển gầm thét như một con hổ + Biển thì thầm vào tai ta như người bạn rủ rỉ tâm tình + Biển kêu lanh canh như một đồng xu lẻ trong túi quần + Biển sấm sét như những trận đất lở + Biển rít lên như giấy nháp cọ trên mặt gỗ + Biển kêu như người nôn mửa + Biển lặng ngắt như chết - Cảm nhận thấy giữa trời và biển là gió - Thấy được đêm và trăng
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Người gặp nạn cảm nhận sự bí ẩn của vũ trụ. Họ đối diện với cảm giác lớn lao của vũ trụ, sự im lặng của đêm, và sự hoang dã của biển cả. Trong những giây phút đơn độc, họ nhận ra sự nhỏ bé trước vẻ đẹp tự nhiên, và cảm nhận sự kỳ diệu của cuộc sống giữa bao điều bí ẩn. Thấy nhiều kiểu trời, nhiều loại biển, cảm nhận được giữa trời biển là gió, thấy được đêm và trăng
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 37 SGK Văn 12 Kết nối tri thức Những nghịch lí cuộc sống được nhìn qua con mắt một nạn nhân vụ đắm tàu. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, tìm những câu văn mang tính triết lí, thể hiện quan điểm qua con mắt của nạn nhân đắm tàu. Lời giải chi tiết: Cách 1 - "Là một kẻ đắm tàu tức là thường trực tại tâm điểm của một vòng tròn. Cho dù mọi vật có vẻ như biến động vô cùng… Cái hình học kia không bao giờ thay đổi." → Khi đắm tàu, khi nạn nhân đang tiến gần hơn với cửa tử thì góc nhìn cũng như suy nghĩ sẽ chỉ dừng lại ở một khía cạnh nhất định, dù mọi vật có biến động ra sao, có đang thay đổi theo hướng tích cực hay tiêu cực thì con người sẽ chỉ nhìn thấy rằng, mình đang bước vào cửa tử. - "Cái nhìn ngây dại của ta luôn luôn là đường bán kính mà thôi. Cái vòng tròn đó mãi lớn lao. Mà thực tế là, cái vòng tròn còn nhân bản lên nữa" → Đôi khi, những niềm tin và hy vọng của chúng ta có thể bị lạc quan, ngây thơ, và chúng ta không nhận ra rằng thế giới có thể đầy rẫy những mặt trái và nguy hiểm. - "Một kẻ đắm tàu là kẻ bị mắc cạn trong một màn múa ba lê kì bí của các vòng tròn. Ta là tâm điểm của một vòng tròn, trong khi trên đầu ta, hai vòng tròn còn nhân bản lên nữa." → Khi đối mặt với cái chết, con người có thể hi vọng nhưng họ sẽ bị kéo về thực tại vì họ hiểu họ đã bị mắc kẹt và không thể nào thoát ra, họ dần chấp nhận với sự thực này. - "Là một kẻ đắm tàu là bị mắc kẹt giữa những đối nghịch lạnh lùng và mệt mỏi." → Khi đối mặt với cái chết, con người sẽ bị mắc kẹt giữa sự lạnh lùng và cảm giác lúc ấy chỉ là sự mệt mỏi. - "Nhiều khi cuộc đời là một chuỗi những chuyển dịch như quả lắc đồng hồ từ cái này sang cái kia." → Cuộc sống luôn luôn vận động và ta sẽ không biết chuyện gì có thể xảy ra. - "Cuộc sống trên một chiếc xuồng không thực sự là cuộc sống. Nó như một ván cờ đang lao vào kì chung cục, một ván cờ chỉ còn vài quân." → Khi bạn gặp nguy hiểm và đứng giữa một cơ hội mong manh để sống, bạn sẽ chẳng còn cơ hội nào khác và chỉ biết nỗ lực để tìm ra con đường sống.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Họ cảm nhận sự không công bằng, sự ngắn ngủi của cuộc sống - “Là một kẻ đắm tàu tức là thường trực tại tâm điểm của một vòng tròn. Cho dù mọi vật có vẻ như biến động vô cùng… Cái hình học kia không bao giờ thay đổi.” - “Cái nhìn ngây dại của ta luôn luôn là đường bán kính mà thôi. Cái vòng tròn đó mãi lớn lao. Mà thực tế là, cái vòng tròn còn nhân bản lên nữa” - “Một kẻ đắm tàu là kẻ bị mắc cạn trong một màn múa ba lê kì bí của các vòng tròn. Ta là tâm điểm của một vòng tròn, trong khi trên đầu ta, hai vòng tròn còn nhân bản lên nữa.” - “Là một kẻ đắm tàu là bị mắc kẹt giữa những đối nghịch lạnh lùng và mệt mỏi.” - “Nhiều khi cuộc đời là một chuỗi những chuyển dịch như quả lắc đồng hồ từ cái này sang cái kia.” - “Cuộc sống trên một chiếc xuồng không thực sự là cuộc sống. Nó như một ván cờ đang lao vào kì chung cục, một ván cờ chỉ còn vài quân.”
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 37 SGK Văn 12 Kết nối tri thức Nét độc đáo trong cách kể chuyện của tác giả tiểu thuyết nhằm khái quát chân lí muôn đời từ những trải nghiệm riêng của nhân vật. Phương pháp giải: Tìm những chân lí mà nhân vật thể hiện trong văn bản và xét xem các cách kể này có gì đặc sắc. Lời giải chi tiết: Cách 1 Những nét đặc sắc đó chính là: - Tác giả tạo ra một tầm nhìn độc đáo thông qua nhân vật của mình đó là một nạn nhân đắm tàu. Cách nhìn của nhân vật về thế giới, về cuộc sống và về những giá trị cơ bản được trình bày một cách sâu sắc và tinh tế thông qua cái nhìn của nhân vật về sự vật xung quanh - Từ những trải nghiệm riêng của nhân vật, tác giả khám phá và khái quát các chân lí, giá trị, và bài học muôn đời mà mọi người có thể cảm nhận và học hỏi. - Dùng những từ ngữ mang tính triết lí, giàu hình ảnh tượng trưng, so sánh để khái quát được những chân lí muôn đời.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Tác giả kể chuyện bằng giọng văn khách quan, chủ yếu tả quang cảnh nhưng cũng đan xen những câu văn miêu tả cảm xúc nhân vật để khái quát chân lí muôn đời từ những trải nghiệm riêng của riêng nhân vật. Tác giả trong tác phẩm đã tạo dựng một tầm nhìn độc đáo thông qua nhân vật chính - một nạn nhân đắm tàu. Cách nhìn nhận thế giới, cuộc sống và những giá trị cơ bản của nhân vật được thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế qua cách anh nhìn nhận mọi thứ xung quanh. Trải qua những biến cố trong cuộc đời, tác giả đã khơi gợi những trải nghiệm riêng của nhân vật để khám phá và khái quát những chân lý, giá trị và bài học muôn đời mà con người có thể cảm nhận và học hỏi. Những bài học này được đúc kết qua những câu nói mang tính triết lý, giàu hình ảnh tượng trưng, so sánh, tạo nên sức lan tỏa và ý nghĩa sâu sắc cho tác phẩm. Nhờ vậy, tác giả đã mang đến cho người đọc một góc nhìn mới mẻ về thế giới, về cuộc sống và về những giá trị cốt lõi của con người. Những bài học được rút ra từ tác phẩm sẽ là kim chỉ nam giúp con người định hướng bản thân và cuộc sống có một cuộc sống ý nghĩa hơn
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Quảng cáo
|