Lý thuyết Áp suất trên một bề mặt - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thứcÁp lực là gì? Áp suất Quảng cáo
BÀI 15: ÁP SUẤT TRÊN MỘT BỀ MẶT I. Áp lực là gì? - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép II. Áp suất 1. Công thức tính áp suất - Khi các áp lực khác nhau tác dụng lên diện tích bề mặt, nó làm cho mặt bị ép chịu những biến dạng khác nhau - Áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt - Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép \(p = \frac{F}{S}\) Trong đó: p là áp suất, F là lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích S - Đơn vị: \((N/{m^2})\), còn gọi là paxcan (Pa) 1 Pa=1\((N/{m^2})\) 1 atm=1,013.105Pa (Atmôtphe) 1 mmHg=133,3Pa (Milimet thủy ngân) 1 Bar=105Pa 2. Công dụng của việc làm tăng, giảm áp suất - Việc làm tăng, giảm áp suất có công dụng lớn trong đời sống con người - Có thể chế tạo những dụng cụ, máy móc phục vụ cho mục đích sử dụng Sơ đồ tư duy về “Áp suất trên mọi bề mặt” Quảng cáo
|