Bài 37. Hệ thần kinh và các giác quan ở người trang 152, 153, 154 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức

Tại sao chúng ta có thể nghe được âm thanh và nhìn được hình dạng, màu sắc của các sự vật, hiện tượng xung quanh?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 152

MĐ:

Tại sao chúng ta có thể nghe được âm thanh và nhìn được hình dạng, màu sắc của các sự vật, hiện tượng xung quanh?

 Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Chúng ta có thể nghe được âm thanh, nhìn được hình dạng và màu sắc của sự vật nhờ có hoạt động của hệ thần kinh. Hệ thần kinh điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan thành thể thống nhất.

CH1:

Đọc thông tin trên kết hợp với quan sát Hình 37.1, trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh; nêu vị trí của mỗi bộ phận. 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 37.1 để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Hệ thần kinh ở người có dạng ống, gồm 2 bộ phận:

Bộ phận trung ương (não và tủy sống): điều khiển hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan bằng cách tiếp nhận tín hiệu kích thích và gửi đi tín hiệu thần kinh trả lời.

Bộ phận ngoại biên (dây thần kinh, hạch thần kinh): tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận trung ương; đồng thời là đường truyền xung thần kinh trả lời tới cơ quan, hệ cơ quan để điều hòa môi trường trong.

CH tr 153

CH1: 

Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nghiện ma túy gây ra những tệ nạn gì cho xã hội?

2. Từ những hiểu biết về chất gây nghiện, em sẽ tuyên truyền điều gì đến người thân và mọi người xung quanh?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

1.

Nghiện ma túy gây ra những tệ nạn:

- Suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội;

- Làm giảm thu nhập quốc dân, chi phí dự phòng cho chăm sóc y tế;

- Làm xấu hình ảnh quốc gia trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, khách du lịch;

- Gia tăng tình hình tội phạm trong nước, ảnh hưởng tới an ninh trật tự;

- Điều kiện phát triển các tệ nạn xã hội: mại dâm, cờ bạc …

2.

Em sẽ tuyên truyền với người thân và mọi người xung quanh:

- Không tham gia sử dụng, vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy;

- Không xúi giục người khác tham gia vào tệ nạn;

- Cần báo ngay cho cơ quan Công an khi phát hiện đối tượng liên quan tới ma túy;

- Không kì thị, xa lánh người cai nghiện;

- Quan tâm, động viên, giúp đỡ người cai nghiện tái hòa nhập với cộng đồng.

CH tr 154

CH1:

Đọc thông tin trên và quan sát Hình 37.3, kể tên các bộ phận của mắt.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 37.3 và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Cấu tạo của mắt gồm có:

- Cấu tạo ngoài của mắt có mí mắt, lông mi và cầu mắt nằm trong hốc mắt.

- Cấu tạo trong của cầu mắt gồm các bộ phận: giác mạc, màng cứng, màng mạch, thủy dịch, đồng tử, mống mắt (lòng đen), thể thủy tinh, dịch thủy tinh, võng mạc và dây thần kinh thị giác.

CH2:

Liên hệ kiến thức truyền ánh sáng, giải thích quá trình thu nhận ánh sáng ở mắt trong Hình 37.4

Phương pháp giải

Quan sát hình 37.4 và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Quá trình thu nhận ánh sáng của mắt diễn ra như sau: ánh sáng phản chiếu từ vật khúc xạ qua giác mạch và thể thủy tinh tới màng lưới → tác động tế bào thụ cảm thị giác → tế bào thụ cảm thị giác hưng phấn và truyền theo dây thần kinh thị giác tới não → cho ta cảm nhận về ảnh của vật.

CH tr 156

CH1:

Đọc thông tin và quan sát Hình 16.7, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Sơ đồ hóa quá trình thu nhận âm thanh của tai.

2. Giải thích vai trò của vòi tai trong cân bằng áp suất không khí giữa tai và khoang miệng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học và hình để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

1.

Sóng âm → vành tai → Ống tai → Màng nhĩ → chuỗi xương tai → rung màng cửa bầu → chuyển động ngoại dịch → chuyển động nội dịch → rung màng cơ sở → kích thích tế bào thụ cảm thính giác → Xung thần kinh theo dây thần kinh thính giác → Vùng thính giác ở thùy thái dương → Cơ thể nhận biết âm thanh đã phát ra

2. 

Vòi tai có chức năng dẫn lưu không khí từ họng mũi vào hòm tai giữa và ngược lại. Do đó làm thay đổi không khí ở hòm tai giữa. Duy trì sự cân bằng áp lực khí quyển ở bên trong và bên ngoài màng nhĩ.

CH2:

Dựa vào thông tin trên, em hãy nêu cách phòng chống bệnh viêm tai giữa, ù tai để bảo vệ bản thân và gia đình.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về các bệnh về tai để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Đối với người lớn:

- Giữ tai sạch sẽ bằng cách vệ sinh thường xuyên, chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh thao tác mạnh làm tổn thương niêm mạc tai, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm tai;

- Tránh để nước vào tai (tắm, gội hoặc khi đi bơi);

- Có bệnh lý về tai, mũi, họng cần điều trị sớm.

Đối với trẻ nhỏ:

- Vệ sinh tay sạch sẽ;

- Đi tiêm phòng đủ mũi và đúng thời;

- Cho trẻ bú mẹ đến khi 2 tuổi, vì sữa mẹ hỗ trợ cho sức đề kháng của trẻ tốt hơn;

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói, bụi, thuốc lá.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close