Lý thuyết Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

Các thành phần của máu là gì?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo

BÀI 33. MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN CỦA CƠ THỂ NGƯỜI

Các thành phần của máu là gì?

Máu là phần dịch lỏng trong cơ thể, gồm:

  • Huyết tương (55%): gôm nước và chất tan, duy trì trạng thái lỏng giúp máu dễ lưu thông.
  • Hồng cầu: vận chuyển oxy và carbon dioxide.
  • Bạch cầu: bảo vệ cơ thể.
  • Tiểu cầu: bảo vệ cơ thể nhờ cơ chế đông máu.

 

Miễn dịch là gì?

  • Kháng nguyên là những chất khi xâm nhập vào cơ thể có khả năng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể tương ứng.
  • Kháng thể là những phân tử protein do một loại bạch cầu (tế bào lympho B) tạo ra để chống lại kháng nguyên
  • Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể tạo phản ứng miễn dịch.

 

Vacxin là gì?

Con người có thể tạo ra miễn dịch nhân tạo cho cơ thể bằng cách sử dụng vaccine. Mầm bệnh đã chết hoặc suy yếu,... trong vaccine có tác dụng kích thích bạch cầu tạo kháng thể giúp cơ thể miễn dịch với bệnh đã được tiêm vaccine.

Nhóm máu là gì?

Nhóm máu là nhóm các tế bào hồng cầu được xác định dựa vào loại kháng nguyên (A và B) trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương.

Có mấy loại nhóm máu?

 

Nguyên tắc truyền máu là gì?

Nguyên tắc truyền máu là không để kháng thể trong máu người nhận gây kết dính kháng nguyên trong máu được truyền.

Cấu tạo của hệ tuần hoàn?

Hệ tuần hoàn gồm:

  • Tim: hút, đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn
  • Hệ mạch: động mạch vận chuyển máu từ tim đến mao mạch để trao đổi nước, chất khí, các chất giữa máu và các tế bào; máu trao đổi tại mao mạch theo tĩnh mạch trở về tim.

 

Hệ tuần hoàn có chức năng gì?

Vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất khí và các chất khác đến các tế bào và mô của cơ thể nhờ sự lưu thông của máu qua vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

Một số bệnh liên quan đến máu và tim mạch là gì?

  • Thiếu máu: là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố dẫn tới máu giảm khả năng vận chuyển oxygen trong cơ thể.
  • Huyết áp cao
  • Xơ vữa động mạch: khi hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao sẽ kết hợp với Ca2+ ngấm vào thành mạch, làm hẹp lòng mạch, mạch bị xơ vữa.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close