Giải mục 3 trang 115, 116 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều

Trong Hình 55, đỉnh của góc (AIB) có thuộc đường tròn hay không? Hai cạnh của góc chứa hai dây cung nào của đường tròn?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

HĐ3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 115 SGK Toán 9 Cánh diều

Trong Hình 55, đỉnh của góc \(AIB\) có thuộc đường tròn hay không? Hai cạnh của góc chứa hai dây cung nào của đường tròn?

 

Phương pháp giải:

Dựa vào hình ảnh trực quan để đưa ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

- Đỉnh của góc \(AIB\) có thuộc đường tròn.

- Hai cạnh của góc chứa hai dây cung \(IA,IB\) của đường tròn.

LT3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 115 SGK Toán 9 Cánh diều

Hãy vẽ một đường tròn và hai góc nội tiếp trong đường tròn đó. 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức vừa học để vẽ hình.

Lời giải chi tiết:

HĐ4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi Hoạt động 4 trang 115 SGK Toán 9 Cánh diều

Cho góc \(AIB\) nội tiếp đường tròn tâm \(O\) đường kính \(IK\) sao cho tâm \(O\) nằm trong góc đó (Hình 57).

a) Các cặp góc \(\widehat {OAI}\) và \(\widehat {OIA};\widehat {OBI}\) và \(\widehat {OIB}\) có bằng nhau hay không?

b) Tính các tổng \(\widehat {AOI} + 2\widehat {OIA},\widehat {BOI} + 2\widehat {OIB}\).

c) Tính các tổng \(\widehat {AOI} + \widehat {AOK},\widehat {BOI} + \widehat {BOK}\).

d) So sánh \(\widehat {AOK}\) và \(2\widehat {OIA},\widehat {BOK}\) và \(2\widehat {OIB},\widehat {AOB}\) và \(2\widehat {AIB}\).

Phương pháp giải:

Dựa vào các kiến thức đã học về đường tròn để xác định.

Lời giải chi tiết:

a) Do \(OI = OA = R\) nên tam giác \(IOA\) cân tại \(O\) suy ra \(\widehat {OAI} = \widehat {OIA}\)

Do \(OI = OB = R\) nên tam giác \(IOB\) cân tại \(O\) suy ra \(\widehat {OBI} = \widehat {OIB}\)

b) Xét tam giác \(AOI\) cân tại \(O\) có:

\(\widehat {AOI} + \widehat {OIA} + \widehat {OAI} = 180^\circ  \Rightarrow \widehat {AOI} + \widehat {OIA} + \widehat {OIA} = 180^\circ  \Rightarrow \widehat {AOI} + 2\widehat {OIA} = 180^\circ \)

Xét tam giác \(BOI\) cân tại \(O\)  có:

\(\widehat {BOI} + \widehat {OIB} + \widehat {OBI} = 180^\circ  \Rightarrow \widehat {BOI} + \widehat {OIB} + \widehat {OIB} = 180^\circ  \Rightarrow \widehat {BOI} + 2\widehat {OIB} = 180^\circ \)

c) Ta có: \(\widehat {AOI} + \widehat {AOK} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

\(\widehat {BOI} + \widehat {BOK} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

d) Do \(\widehat {AOI} + 2\widehat {OIA} = 180^\circ \) lại có \(\widehat {AOI} + \widehat {AOK} = 180^\circ \) nên \(2\widehat {OIA} = \widehat {AOK}\)

Do \(\widehat {BOI} + 2\widehat {OIB} = 180^\circ \) lại có \(\widehat {BOI} + \widehat {BOK} = 180^\circ \) nên \(2\widehat {OIB} = \widehat {BOK}\)

Ta có: \(\widehat {OIA} + \widehat {OIB} = \widehat {AIB} \Rightarrow 2\left( {\widehat {OIA} + \widehat {OIB}} \right) = 2\widehat {AIB} \Rightarrow 2\widehat {OIA} + 2\widehat {OIB} = 2\widehat {AIB}\)

Mà \(2\widehat {OIA} = \widehat {AOK},2\widehat {OIB} = \widehat {BOK}\) nên \(\widehat {AOK} + \widehat {BOK} = 2\widehat {AIB} \Rightarrow \widehat {AOB} = 2\widehat {AIB}\)

LT4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 116 SGK Toán 9 Cánh diều

Cho đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) và dây cung \(AB = R\). Điểm \(C\) thuộc cung lớn \(AB,C\) khác \(A\) và \(B\). Tính số đo góc \(ACB\).

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức vừa học về góc nội tiếp và góc ở tâm để tính.

Lời giải chi tiết:

Xét tam giác \(OAB\) có: \(OA = OB = AB = R\).

Suy ra tam giác \(OAB\) là tam giác đều nên \(\widehat {AOB} = 60^\circ \).

Xét đường tròn \(\left( O \right)\): Vì \(\widehat {AOB}\) là góc ở tâm và \(\widehat {ACB}\) là góc nội tiếp cùng chắn cung \(AB\) nên:

\(\widehat {ACB} = \frac{1}{2}\widehat {AOB} = \frac{1}{2}.60^\circ  = 30^\circ \).

Vậy \(\widehat {ACB} = 30^\circ \).

HĐ5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi Hoạt động 5 trang 116 SGK Toán 9 Cánh diều

Quan sát Hình 60 và nêu mối liên hệ giữa

a) \(\widehat {AIB}\) và sđ$\overset\frown{AmB}$;

b) \(\widehat {AKB}\) và sđ$\overset\frown{AmB}$;

c) \(\widehat {AIB}\) và \(\widehat {AKB}\).

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức “Góc nội tiếp có số đo bằng nửa số đo cung bị chắn” để làm bài.

Lời giải chi tiết:

a) Ta thấy: \(\widehat {AIB}\) là góc nội tiếp chắn $\overset\frown{AmB}$ nên $\widehat{AIB}=\frac{1}{2}sđ\overset\frown{AmB}$.

b) Ta thấy: \(\widehat {AKB}\) là góc nội tiếp chắn $\overset\frown{AmB}$ nên $\widehat{AKB}=\frac{1}{2}sđ\overset\frown{AmB}$.

c) Do $\widehat{AIB}=\frac{1}{2}sđ\overset\frown{AmB};\widehat{AKB}=\frac{1}{2}sđ\overset\frown{AmB}$ nên \(\widehat {AIB} = \widehat {AKB}\).

LT5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi Luyện tập 5 trang 119 SGK Toán 9 Cánh diều

Trong Hình 61, gọi \(I\) là giao điểm của \(AD\) và \(BC\). Chứng minh \(IA.ID = IB.IC\).

 

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất góc nội tiếp để chứng minh.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\widehat {ACB}\) và \(\widehat {ADB}\) là hai góc nội tiếp chắn cung \(AB\) nên \(\widehat {ACB} = \widehat {ADB}\) hay \(\widehat {ACI} = \widehat {BDI}\).

Do \(\widehat {CIA}\) và \(\widehat {DIB}\) là hai góc đối đỉnh nên \(\widehat {CIA} = \widehat {DIB}\).

Xét \(\Delta CIA\) và \(\Delta DIB\) có:

$\left\{ \begin{align}\widehat{ACI}=\widehat{BDI} \\ \widehat{CIA}=\widehat{DIB} \end{align} \right.\Rightarrow \Delta CIA\backsim \Delta DIB\left( g.g \right) \Rightarrow \frac{CI}{DI}=\frac{IA}{IB}\Rightarrow IA.ID=IC.IB.$

  • Giải bài tập 1 trang 117 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều

    Quan sát Hình 62, hãy cho biết: a) 6 góc ở tâm có hai cạnh lần lượt chứa hai trong bốn điểm (A,B,C,D); b) 4 góc nội tiếp có hai cạnh lần lượt chứa ba điểm trong bốn điểm.

  • Giải bài tập 2 trang 117 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều

    Cho đường tròn (left( {O;R} right)) và dây (AB) sao cho (widehat {AOB} = 90^circ ). Giả sử (M,N) lần lượt là các điểm thuộc cung lớn (AB) và cung nhỏ (AB) ((M,N) khác (A) và (B)). a) Tính độ dài đoạn thẳng (AB) theo (R). b) Tính số đo các góc (ANB) và (AMB).

  • Giải bài tập 3 trang 117 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều

    Trong Hình 63, cho biết (AB = OA). a) Tính số đo góc (AOB). b) Tính số đo cung nhỏ (AB) và cung lớn (AB) của (left( O right)). c) Tính số đo góc (MIN). d) Tính số đo cung nhỏ (MN) và cung lớn (MN) của (left( I right)). e) Tính số đo góc (MKN).

  • Giải bài tập 4 trang 117 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều

    Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 64 mô tả các thành phần của một chai nước ép hoa quả (tính theo tỉ số phần trăm). Hãy cho biết các cung tương ứng với phần biểu diễn thành phần việt quất, táo, mật ong lần lượt có số đo là bao nhiêu độ.

  • Giải bài tập 5 trang 117 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều

    Cho hai đường tròn (left( O right),left( I right)) cắt nhau tại hai điểm (A,B). Kẻ các đoạn thẳng (AC,AD) lần lượt là đường kính của hai đường tròn (left( O right),left( I right)). Chứng minh ba điểm (B,C,D) thẳng hàng.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close