Giải bài tập 1 trang 17 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều

Trong các cặp số (left( {8;1} right),left( { - 3;6} right),left( {4; - 1} right),left( {0;2} right)) cho biết cặp số nào là nghiệm của mỗi phương trình sau: a. (x - 2y = 6); b. (x + y = 3).

Quảng cáo

Đề bài

Trong các cặp số \(\left( {8;1} \right),\left( { - 3;6} \right),\left( {4; - 1} \right),\left( {0;2} \right)\) cho biết cặp số nào là nghiệm của mỗi phương trình sau:

a. \(x - 2y = 6\);

b. \(x + y = 3\).

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Thay từng cặp số vào từng phương trình để kiểm tra nghiệm.

Lời giải chi tiết

a.

+ Thay cặp số \(\left( {8;1} \right)\) vào phương trình \(x - 2y = 6\) ta được: \(8 - 2.1 = 6\).

+ Thay cặp số \(\left( { - 3;6} \right)\) vào phương trình \(x - 2y = 6\) ta được: \( - 3 - 2.6 =  - 15 \ne 6\).

+ Thay cặp số \(\left( {4; - 1} \right)\) vào phương trình \(x - 2y = 6\) ta được: \(4 - 2.\left( { - 1} \right) = 6\).

+ Thay cặp số \(\left( {0;2} \right)\) vào phương trình \(x - 2y = 6\) ta được: \(0 - 2.2 =  - 4 \ne 6\).

Vậy các cặp số \(\left( {8;1} \right),\left( {4; - 1} \right)\) là nghiệm của phương trình \(x - 2y = 6\).

b.

+ Thay cặp số \(\left( {8;1} \right)\) vào phương trình \(x + y = 3\) ta được: \(8 + 1 = 9 \ne 3\).

+ Thay cặp số \(\left( { - 3;6} \right)\) vào phương trình \(x + y = 3\) ta được: \( - 3 + 6 = 3\).

+ Thay cặp số \(\left( {4; - 1} \right)\) vào phương trình \(x + y = 3\) ta được: \(4 - 1 = 3\).

+ Thay cặp số \(\left( {0;2} \right)\) vào phương trình \(x + y = 3\) ta được: \(0 + 2 = 2 \ne 3\).

Vậy các cặp số \(\left( { - 3;6} \right),\left( {4; - 1} \right)\) là nghiệm của phương trình \(x + y = 3\).

  • Giải bài tập 2 trang 17 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều

    Cho hệ phương trình: (left{ begin{array}{l}x + 2y = 13x - 2y = 3,,.end{array} right.) Trong các cặp số sau, cặp số nào là nghiệm của hệ phương trình đã cho? a. (left( {3; - 1} right)); b. (left( {1;0} right)).

  • Giải bài tập 3 trang 17 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều

    Nhân dịp tết Trung thu, một doanh nghiệp dự định sản xuất hai loại bánh: bánh nướng và bánh dẻo. Lượng đường cần cho mỗi chiếc bánh nướng, bánh dẻo lần lượt là 60g, 50g. Gọi (x) và (y) lần lượt là số lượng bánh nướng, bánh dẻo mà doanh nghiệp dự định sản xuất để lượng đường sản xuất bánh là 500kg. Viết phương trình bậc nhất hai ẩn (x,y) và chỉ ra ba nghiệm của phương trình đó.

  • Giải bài tập 4 trang 18 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều

    Năm bạn Châu, Hà, Khang, Minh, Phong cùng đi mua sticker để trang trí vở. Có hai loại sticker: loại I giá 2 nghìn đồng/chiếc và loại II giá 3 nghìn đồng/chiếc. Mỗi bạn mua 1 chiếc và tổng số tiền năm bạn phải trả là 12 nghìn dồng. Gọi (x) và (y) lần lượt là số sticker loại I và loại II mà năm bạn đã mua. a. Viết hệ phương trình bậc nhất hai ẩn (x;y). b. Cặp số (left( {3;2} right)) có phải là nghiệm của hệ phương trình câu a hay không? Vì sao?

  • Giải bài tập 5 trang 18 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều

    Nhân dịp tết Trung thu, một doanh nghiệp dự định sản xuất hai loại bánh: bánh nướng và bánh dẻo. Lượng đường cần cho mỗi chiếc bánh nướng, bánh dẻo lần lượt là 60g, 50g. Gọi (x) và (y) lần lượt là số lượng bánh nướng, bánh dẻo mà doanh nghiệp dự định sản xuất để lượng đường sản xuất bánh là 500kg. Viết phương trình bậc nhất hai ẩn (x,y) và chỉ ra ba nghiệm của phương trình đó.

  • Giải bài tập 6 trang 18 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều

    Người ta cần sơn hai loại sản phẩm A, B bằng hai loại sơn: sơn xanh, sơn vàng. Lượng sơn để sơn mỗi loại sản phẩm đó được cho ở Bảng 1 (đơn vị: kg/1 sản phẩm). Người ta dự định sử dụng 85kg sơn xanh và 50kg sơn vàng để sơn tất cả các sản phẩm của hai loại đó. Gọi (x;y) lần lượt là số sản phẩm loại A, số sản phẩm loại B được sơn. a. Viết hệ phương trình bậc nhất hai ẩn x, y. b. Cặp số (left( {100;50} right)) có phải là nghiệm của hệ phương trình ở câu a hay không? Vì sao?

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close