Bài I.4, I.5, I.6 trang 16 SBT Vật Lí 12

Giải I.4, I.5, I.6 trang 16 sách bài tập vật lí 12. Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa. Lò xo có độ cứng

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

I.4

Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa. Lò xo có độ cứng \(k = 40N/m\). Khi quả cầu con lắc qua vị trí có li độ \(x =  - 2cm\)thì thế năng của con lắc bằng:

A. \( - 0,016J\)                  B. \(0,008J\)

C. \( - 0,08J\)                    D. \(0,016J\)

Phương pháp giải:

Vận dụng công thức tính thế năng đàn hồi: \({{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}k{x^2}\)

Lời giải chi tiết:

Thế năng đàn hồi của con lắc tại vị trí li độ \(x =  - 2cm\) là:

\({{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}k{x^2} \\= \dfrac{1}{2}.40.{( - 0,02)^2} = 0,008J\)

Chú ý: Khi tính năng lượng li độ phải đổi sang đơn vị mét

Chọn B

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

I.5

Một con lắc đơn dao động điều hòa. Trong khoảng thời gian con lắc thực hiện \(60\) dao động toàn phần. Tăng chiều dài con lắc thêm \(44cm\) thì cũng trong khoảng thời gian ấy, nó thực hiện \(50\) dao động toàn phần. Chiều dài ban đầu của con lắc là

A. \(80cm\)                            B. \(60cm\)

C. \(100cm\)                          D. \(144cm\)

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính chu kì dao động của con lắc đơn: \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{l}{g}} \)

Lời giải chi tiết:

Gọi chiều dài, chu kì trước và sau của con lắc đơn lần lượt là: \({T_1};{l_1};{T_2};{l_2}\)

Ta có \({l_2} = {l_1} + 0,44(m)\)

\(\begin{array}{l}{T_1} = \dfrac{{\Delta t}}{{60}}(s)\\{T_2} = \dfrac{{\Delta t}}{{50}}(s)\end{array}\)

Ta có chu kì dao động của con lắc đơn: \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{l}{g}} \)

\( \Rightarrow \dfrac{{T_1^2}}{{T_2^2}} = \dfrac{{{l_1}}}{{{l_2}}}\)\( \Leftrightarrow {\left( {\dfrac{{\dfrac{{\Delta t}}{{60}}}}{{\dfrac{{\Delta t}}{{50}}}}} \right)^2} = \dfrac{{{l_1}}}{{{l_1} + 0,44}}\)\( \Leftrightarrow {\left( {\dfrac{{50}}{{60}}} \right)^2} = \dfrac{{{l_1}}}{{{l_1} + 0,44}}\)\( \Rightarrow {l_1} = 1(m) = 100(cm)\)

Chọn C

I.6

Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình \({x_1}= - 4cos5\pi t(cm)\). Biên độ, chu kì và pha ban đầu của dao động là:

A. \( - 4cm;0,4{\rm{s}};0\)

B. \(4cm;0,4{\rm{s}};0\)

C. \(4cm;2,5{\rm{s}};\pi ra{\rm{d}}\)

D. \(4cm;0,4{\rm{s}};\pi ra{\rm{d}}\)

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về phương trình dao động điều hòa

Lời giải chi tiết:

Phương trình \({x_1} =  - 4cos5\pi t(cm) = 4cos(5\pi t+\pi )(cm)\)

+ Biên độ: \(A = 4cm\)

+ Tần số góc \(\omega  = 5\pi (rad/s) \\\Rightarrow T = \dfrac{{2\pi }}{\omega } = \dfrac{{2\pi }}{{5\pi }} = 0,4(s)\)

+ Pha ban đầu \(\varphi  = \pi (rad)\)

Chọn D

Loigiaihay.com

  • Bài I.7, I.8, I.9 trang 16 SBT Vật Lí 12

    Giải I.7, I.8, I.9 trang 16 sách bài tập vật lí 12. Một vật dao động điều hoà với tốc độ cực đại là 31,4 cm/s. Lấy (pi) =3,14. Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì dao động là

  • Bài I.10 trang 16 SBTVật Lí 12

    Giải I.10 trang 16 sách bài tập vật lí 12. Một con lắc lò xo dao động theo trục x nằm ngang. Lò xo có độ cứng 100 N/m ; vật có khối lượng 1,00 kg. Bỏ qua ma sát.

  • Bài I.11 trang 17 SBTVật Lí 12

    Giải I.11 trang 17 sách bài tập vật lí 12. Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là l1, l2 và có chu kì lần lượt là T1, T2 tại một nơi có gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s2.

  • Bài I.12 trang 17 SBT Vật Lí 12

    Giải I.12 trang 17 sách bài tập vật lí 12. Cho hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số góc là

  • Bài I.13 trang 17 SBT Vật Lí 12

    Giải I.13 trang 17 sách bài tập vật lí 12. Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 50 cm và vật nhỏ có khối lượng 0,01 kg mang điện tích

Quảng cáo
close