Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Cánh diều - Đề số 1

Số oxi hóa của S trong SO2 và SO42- lần lượt là:

Đề bài

Câu 1 :

Số oxi hóa của S trong SO2 và SO42- lần lượt là:

  • A
    +2, +4
  • B
    -2, -4  
  • C
    +4, +6
  • D
    -4, +6
Câu 2 :

Chất khử là chất

  • A
    Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
  • B
    Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng
  • C
    Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng
  • D
    Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng
Câu 3 :

Trong phản ứng hóa học: Mg + H2SO4 \( \to \)MgSO4 + H2, mỗi nguyên tử Mg đã

  • A
    nhường 2 electron    
  • B
    nhận 2 electron
  • C
    nhường 1 electron    
  • D
    nhận 1 electron
Câu 4 :

Cho các phản ứng sau đây:

Có bao nhiêu phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử?

  • A
    2  
  • B
    3  
  • C
    4  
  • D
    5
Câu 5 :

Cho phương trình hóa học:

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 →3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là

  • A
    K2Cr2O7 và FeSO4.    
  • B
    K2Cr2O7 và H2SO4.
  • C
    H2SO4 và FeSO4.     
  • D
    FeSO4 và K2Cr2O7.
Câu 6 :

Cho phản ứng hóa học: Cl2 + KOH  \( \to \) KCl + KClO3 + H2O

Tỉ lệ giữa số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là

  • A
    1: 5.   
  • B
    5: 1.   
  • C
    3: 1.   
  • D
    1: 3.
Câu 7 :

Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là

  • A
    0,05.
  • B
    0,10.
  • C
    0,15.
  • D
    0,25.
Câu 8 :

Dãy chất nào sau đây trong đó N có số oxi hóa tăng dần:

  • A
     NH4Cl, NO, NO2, N2O3, HNO3              
  • B
    NH3, N2, NO, N2O, AlN
  • C
     NH4Cl, N2O5, HNO3, Ca3N2, NO  
  • D
     NH4Cl, N2O, N2O3, NO2, HNO3
Câu 9 :

Cho phương trình phản ứng hoá học sau:

1.   4HClO3  +  3H2S  →   4HCl  +  3H2SO4

2.   8Fe  +   30 HNO3  →  8Fe(NO3)3  +  3N2O  +  15H2O

3. 16HCl  +  2KMnO4  →  2KCl  +  2MaCl2  + 8H2O +  5Cl2

4. Mg  +  CuSO4   →  MgSO4  +  Cu

5.  2NH3  +  3Cl2  →  N2  +  6HCl

Trong các phản ứng trên các chất khử là:

  • A
     H2S,  Fe, KMnO4,  Mg,  NH3  
  • B
     H2S,  Fe, HCl, Mg, NH3
  • C
     HClO3,  Fe, HCl, Mg,  Cl2  
  • D
     H2S, HNO3, HCl, CuSO4, Cl2
Câu 10 :

Điều kiện nào sau đây là điều kiện chuẩn đối với chất khí?

  • A
    Áp suất 1 bar và nhiệt độ 250C hay 298K.
  • B
    Áp suất 1 bar và nồng độ 1 mol/L.
  • C
    Áp suất 1 bar và nhiệt độ 0C.
  • D
    Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K.
Câu 11 :

Kí hiệu biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng ở điều kiện chuẩn là:

  • A
    \({\Delta _r}H_{298}^0\)  
  • B
    \({\Delta _f}H_{298}^0\)  
  • C
    \({\Delta _r}H\)
  • D
    \({\Delta _f}H\)
Câu 12 :

Nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là nhiệt lượng tạo thành 1 mol chất đó từ chất nào ở điều kiện chuẩn?

  • A
    những hợp chất bền vững nhất.   
  • B
    những đơn chất bền vững nhất.
  • C
    những oxide có hóa trị cao nhất.   
  • D
    những dạng tồn tại bền nhất trong tự nhiên
Câu 13 :

Quy ước về dấu của nhiệt phản ứng (\({\Delta _r}H_{298}^0\)) nào sau đây là đúng?

  • A
    Phản ứng tỏa nhiệt có \({\Delta _r}H_{298}^0\)> 0  
  • B
    Phản ứng thu nhiệt có \({\Delta _r}H_{298}^0\)<0
  • C
    Phản ứng tỏa nhiệt có \({\Delta _r}H_{298}^0\)<0  
  • D
    Phản ứng thu nhiệt có \({\Delta _r}H_{298}^0\)= 0
Câu 14 :

Nung KNO3 lên 550oC xảy ra: KNO3(s) \( \to \)KNO2(s) + \(\frac{1}{2}{O_2}(g)\); \({\Delta _r}H_{298}^0\)=?

Phản ứng nhiệt phân KNO3 là phản ứng

  • A
    tỏa nhiệt, có \({\Delta _r}H_{298}^0\)< 0   
  • B
    thu nhiệt, có \({\Delta _r}H_{298}^0\)> 0
  • C
    tỏa nhiệt, có \({\Delta _r}H_{298}^0\)> 0   
  • D
    thu nhiệt, có \({\Delta _r}H_{298}^0\)< 0
Câu 15 :

Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ. Kết luận nào sau đây là đúng?

  • A
    Phản ứng tỏa nhiệt
  • B
    Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm
  • C
    Biến thiên enthalpy của phản ứng là a KJ/mol
  • D
    Phản ứng thu nhiệt
Câu 16 :

Cho phương trình phản ứng sau: 2H2(g) + O2(g) \( \to \) 2H2O(l) \({\Delta _r}H_{298}^0\) = -572 kJ

Khi cho 2 g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32 g khí O2 thì phản ứng

  • A
    toả ra nhiệt lượng 286 kJ.     
  • B
    thu vào nhiệt lượng 286 kJ.
  • C
    toả ra nhiệt lượng 572 kJ.     
  • D
    thu vào nhiệt lượng 572 kJ.
Câu 17 :

Giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn như sau:

Biến thiên enthalpy của phản ứng: C3H8(g) \( \to \)CH4(g) + C2H4(g) có giá trị là:

  • A
    103 kJ  
  • B
    -103 kJ
  • C
    80 kJ  
  • D
    -80 kJ
Câu 18 :

Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của phản ứng sau:

\(3{H_2}(g) + {N_2}(g) \to 2N{H_3}(g){\rm{   }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 =  - 91,8kJ\)

Lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào khi dùng 9g H2 (g) để tạo thành NH3(g) là

  • A
    Thu vào 275,40 kJ    
  • B
    Tỏa ra 137,70 kJ
  • C
    Thu vào 137,70 kJ    
  • D
    Tỏa ra 413,1 kJ
Câu 19 :

Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:

2NaHCO3(s) \( \to \)Na2CO3 (s) + CO2(g) + H2O (l)   \({\Delta _r}H_{298}^0\)= -91,46 kJ

Giá trị \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng: Na2CO3 (s) + CO2(g) + H2O (l)   \( \to \)2NaHCO3(s) là

  • A
    -45,73 kJ  
  • B
    45,73 kJ  
  • C
    -91,46 kJ
  • D
    91,46 kJ
Câu 20 :

Cho biết phản ứng tạo thành 2 mol HCl(g) ở điều kiện chuẩn tỏa ra 184,6 kJ

\({H_2}(g) + C{l_2}(g) \to 2HCl(g)\)(1)

(a) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl (g) là -184,6 kJ/mol

(b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là -184,6 kJ

(c) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl(g) là -92,3 kJ/mol

(d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là -92,3 kJ.

Số phát biểu đúng là:

  • A
    4  
  • B
    3  
  • C
    2  
  • D
    1

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Số oxi hóa của S trong SO2 và SO42- lần lượt là:

  • A
    +2, +4
  • B
    -2, -4  
  • C
    +4, +6
  • D
    -4, +6

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc xác định số oxi hóa

Lời giải chi tiết :

Gọi số oxi hóa của S trong SO2 là x => x + -2.2 = 0 => x = +4

Gọi số oxi hóa của S trong SO42- là y => y + 4.-2 = -2 => y = + 6

Đáp án C

Câu 2 :

Chất khử là chất

  • A
    Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
  • B
    Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng
  • C
    Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng
  • D
    Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của chất khử

Lời giải chi tiết :

Chất khử là chất nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng

Đáp án A

Câu 3 :

Trong phản ứng hóa học: Mg + H2SO4 \( \to \)MgSO4 + H2, mỗi nguyên tử Mg đã

  • A
    nhường 2 electron    
  • B
    nhận 2 electron
  • C
    nhường 1 electron    
  • D
    nhận 1 electron

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của Mg

Lời giải chi tiết :

Mg đã nhường 2 electron để thành ion Mg2+

Đáp án A

Câu 4 :

Cho các phản ứng sau đây:

Có bao nhiêu phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử?

  • A
    2  
  • B
    3  
  • C
    4  
  • D
    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra khi có sự cho và nhận electron

Lời giải chi tiết :

(1) sai vì không có sự thay đổi số oxi hóa

(2) đúng vì có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tử I và O

(3) đúng vì có sự thay đổi số oxi hóa của S

(4) đúng vì có sự thay đổi số oxi hóa của Cl và O

(5) sai vì không có sự thay đổi số oxi hóa

Đáp án B

Câu 5 :

Cho phương trình hóa học:

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 →3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là

  • A
    K2Cr2O7 và FeSO4.    
  • B
    K2Cr2O7 và H2SO4.
  • C
    H2SO4 và FeSO4.     
  • D
    FeSO4 và K2Cr2O7.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}F{e^{ + 2}} \to F{e^{ + 3}}\\C{r^{ + 6}} \to C{r^{ + 3}}\end{array}\)

Chất oxi hóa: K2Cr2O7, chất khử là FeSO4

Đáp án A

Câu 6 :

Cho phản ứng hóa học: Cl2 + KOH  \( \to \) KCl + KClO3 + H2O

Tỉ lệ giữa số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là

  • A
    1: 5.   
  • B
    5: 1.   
  • C
    3: 1.   
  • D
    1: 3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cân bằng phương trình theo phương pháp bảo toàn electron

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}C{l_2}^0 + 2{\rm{e}} \to 2C{l^{ - 1}}|x5{\rm{e}}\\C{l_2} \to 2C{l^{ + 5}} + 10{\rm{e|x1e}}\end{array}\)

3Cl2 + 6KOH  \( \to \) 5KCl + KClO3 + 3H2O

Vậy tỉ lệ giữa số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất khử là: 5:1

Đáp án B

Câu 7 :

Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là

  • A
    0,05.
  • B
    0,10.
  • C
    0,15.
  • D
    0,25.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp bảo toàn electron

Lời giải chi tiết :

n Cu = 1,6: 64 = 0,025 mol

\(\begin{array}{l}C{u^0} \to C{u^{ + 2}} + 2{\rm{e}}\\0,025 \to {\rm{       0,05}}\\{{\rm{N}}^{ + 5}} + 1e \to {N^{ + 4}}\\{\rm{          x       x}}\end{array}\)

Theo bảo toàn electron: n e nhường = n e nhận => x = 0,05

Đáp án A

Câu 8 :

Dãy chất nào sau đây trong đó N có số oxi hóa tăng dần:

  • A
     NH4Cl, NO, NO2, N2O3, HNO3              
  • B
    NH3, N2, NO, N2O, AlN
  • C
     NH4Cl, N2O5, HNO3, Ca3N2, NO  
  • D
     NH4Cl, N2O, N2O3, NO2, HNO3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc xác định số oxi hóa

Lời giải chi tiết :

\(\mathop N\limits^{ - 3} {H_4}Cl,{\mathop N\limits^{ + 1} _2}{\rm{O}},{\mathop N\limits^{ + 3} _2}{{\rm{O}}_3},\mathop N\limits^{ + 4} {O_2},H\mathop N\limits^{ + 5} {O_3}\)

Đáp án D

Câu 9 :

Cho phương trình phản ứng hoá học sau:

1.   4HClO3  +  3H2S  →   4HCl  +  3H2SO4

2.   8Fe  +   30 HNO3  →  8Fe(NO3)3  +  3N2O  +  15H2O

3. 16HCl  +  2KMnO4  →  2KCl  +  2MaCl2  + 8H2O +  5Cl2

4. Mg  +  CuSO4   →  MgSO4  +  Cu

5.  2NH3  +  3Cl2  →  N2  +  6HCl

Trong các phản ứng trên các chất khử là:

  • A
     H2S,  Fe, KMnO4,  Mg,  NH3  
  • B
     H2S,  Fe, HCl, Mg, NH3
  • C
     HClO3,  Fe, HCl, Mg,  Cl2  
  • D
     H2S, HNO3, HCl, CuSO4, Cl2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất khử là chất nhường electron

Lời giải chi tiết :

1. \({S^{ - 2}} \to {S^{ + 6}}\)=> H2S là chất khử

2. Fe là chất khử

3. HCl là chất khử

4. Mg là chất khử

5. NH3 là chất khử

Đáp án B

Câu 10 :

Điều kiện nào sau đây là điều kiện chuẩn đối với chất khí?

  • A
    Áp suất 1 bar và nhiệt độ 250C hay 298K.
  • B
    Áp suất 1 bar và nồng độ 1 mol/L.
  • C
    Áp suất 1 bar và nhiệt độ 0C.
  • D
    Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Điều kiện chuẩn đối với chất khí là áp suất 1 bar và nhiệt độ 250C hay 298K

Đáp án A

Câu 11 :

Kí hiệu biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng ở điều kiện chuẩn là:

  • A
    \({\Delta _r}H_{298}^0\)  
  • B
    \({\Delta _f}H_{298}^0\)  
  • C
    \({\Delta _r}H\)
  • D
    \({\Delta _f}H\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biến thiên enthalpy phản ứng ở điều kiện chuẩn có kí hiệu: \({\Delta _r}H_{298}^0\)

Đáp án A

Câu 12 :

Nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là nhiệt lượng tạo thành 1 mol chất đó từ chất nào ở điều kiện chuẩn?

  • A
    những hợp chất bền vững nhất.   
  • B
    những đơn chất bền vững nhất.
  • C
    những oxide có hóa trị cao nhất.   
  • D
    những dạng tồn tại bền nhất trong tự nhiên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm nhiệt tạo thành chuẩn của chất

Lời giải chi tiết :

Nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là nhiệt lượng tạo thành 1 mol chất đó từ những đơn chất bền vững nhất ở điều kiện chuẩn

Đáp án B

Câu 13 :

Quy ước về dấu của nhiệt phản ứng (\({\Delta _r}H_{298}^0\)) nào sau đây là đúng?

  • A
    Phản ứng tỏa nhiệt có \({\Delta _r}H_{298}^0\)> 0  
  • B
    Phản ứng thu nhiệt có \({\Delta _r}H_{298}^0\)<0
  • C
    Phản ứng tỏa nhiệt có \({\Delta _r}H_{298}^0\)<0  
  • D
    Phản ứng thu nhiệt có \({\Delta _r}H_{298}^0\)= 0

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào quy ước về dấu của nhiệt phản ứng \({\Delta _r}H_{298}^0\)

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^0\)> 0 => phản ứng thu nhiệt

\({\Delta _r}H_{298}^0\)< 0 => phản ứng tỏa nhiệt

Đáp án C

Câu 14 :

Nung KNO3 lên 550oC xảy ra: KNO3(s) \( \to \)KNO2(s) + \(\frac{1}{2}{O_2}(g)\); \({\Delta _r}H_{298}^0\)=?

Phản ứng nhiệt phân KNO3 là phản ứng

  • A
    tỏa nhiệt, có \({\Delta _r}H_{298}^0\)< 0   
  • B
    thu nhiệt, có \({\Delta _r}H_{298}^0\)> 0
  • C
    tỏa nhiệt, có \({\Delta _r}H_{298}^0\)> 0   
  • D
    thu nhiệt, có \({\Delta _r}H_{298}^0\)< 0

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về phản ứng tỏa nhiệt và thu nhiệt

Lời giải chi tiết :

Phản ứng nung KNO3 cần cung cấp nhiệt cho cả quá trình phản ứng nên phản ứng nung KNO3 là phản ứng thu nhiệt => \({\Delta _r}H_{298}^0\)> 0

Đáp án B

Câu 15 :

Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ. Kết luận nào sau đây là đúng?

  • A
    Phản ứng tỏa nhiệt
  • B
    Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm
  • C
    Biến thiên enthalpy của phản ứng là a KJ/mol
  • D
    Phản ứng thu nhiệt

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào sơ đồ năng lượng của phản ứng

Lời giải chi tiết :

Phản ứng trên có \({\Delta _r}H_{298}^0\)< 0 => phản ứng tỏa nhiệt

Đáp án A

Câu 16 :

Cho phương trình phản ứng sau: 2H2(g) + O2(g) \( \to \) 2H2O(l) \({\Delta _r}H_{298}^0\) = -572 kJ

Khi cho 2 g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32 g khí O2 thì phản ứng

  • A
    toả ra nhiệt lượng 286 kJ.     
  • B
    thu vào nhiệt lượng 286 kJ.
  • C
    toả ra nhiệt lượng 572 kJ.     
  • D
    thu vào nhiệt lượng 572 kJ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính số mol của H2 và O2 để xác định biến thiên năng lượng của phản ứng

Lời giải chi tiết :

n H2 = 2 : 2 = 1 mol

n O2 = 32 : 32 = 1 mol

=> H2 hết, O2 dư.

Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 mol H2 là: -572 : 2 = -286 KJ

Đáp án A

Câu 17 :

Giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn như sau:

Biến thiên enthalpy của phản ứng: C3H8(g) \( \to \)CH4(g) + C2H4(g) có giá trị là:

  • A
    103 kJ  
  • B
    -103 kJ
  • C
    80 kJ  
  • D
    -80 kJ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào năng lượng liên kết để xác định biến thiên enthalpy

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {E(c{\rm{d}}) - \sum {E(sp) = {E_{C3H8}} - {E_{CH4}} - {E_{C2H4}}} } \)

= 2.E C-C + 3.E C-H – 4 E C-H – E C=C – 4. E C- H = 2.346 + 8.418 – 4.418 – 612 – 4.418 = 80 KJ

Đáp án C

Câu 18 :

Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của phản ứng sau:

\(3{H_2}(g) + {N_2}(g) \to 2N{H_3}(g){\rm{   }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 =  - 91,8kJ\)

Lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào khi dùng 9g H2 (g) để tạo thành NH3(g) là

  • A
    Thu vào 275,40 kJ    
  • B
    Tỏa ra 137,70 kJ
  • C
    Thu vào 137,70 kJ    
  • D
    Tỏa ra 413,1 kJ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào biến thiên enthalpy của phản ứng

Lời giải chi tiết :

n H2 = 9 : 2 = 4,5 mol

n NH3 = 4,5.2 : 3 = 3 mol

Q = 3. \({\Delta _r}H_{298}^0\)= 3. – 91,8 = 275,40 kJ

Đáp án A

Câu 19 :

Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:

2NaHCO3(s) \( \to \)Na2CO3 (s) + CO2(g) + H2O (l)   \({\Delta _r}H_{298}^0\)= -91,46 kJ

Giá trị \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng: Na2CO3 (s) + CO2(g) + H2O (l)   \( \to \)2NaHCO3(s) là

  • A
    -45,73 kJ  
  • B
    45,73 kJ  
  • C
    -91,46 kJ
  • D
    91,46 kJ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào biến thiên enthalpy của phản ứng 1

Lời giải chi tiết :

Phản ứng (2) là phản ứng nghịch so với phản ứng (1) => \({\Delta _r}H_{298}^0\)(2) = 91,46 kJ

Đáp án D

Câu 20 :

Cho biết phản ứng tạo thành 2 mol HCl(g) ở điều kiện chuẩn tỏa ra 184,6 kJ

\({H_2}(g) + C{l_2}(g) \to 2HCl(g)\)(1)

(a) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl (g) là -184,6 kJ/mol

(b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là -184,6 kJ

(c) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl(g) là -92,3 kJ/mol

(d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là -92,3 kJ.

Số phát biểu đúng là:

  • A
    4  
  • B
    3  
  • C
    2  
  • D
    1

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

(a) sai vì nhiệt tạp thành chuẩn của HCl là -92,3 kJ

(b) đúng

(c) đúng

(d) sai vì biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là -184,6 kJ

close