Đề số 7

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) không có ý nghĩa quốc tế nào sau đây?

  • A

    Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

  • B

    Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới

  • C

    Là nguồn cổ vũ đối với phong trào cách mạng thế giới

  • D

    Góp phần làm xói mòn và sụp đổ trật tự hai cực Ianta

Câu 2 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965) ở miền Bắc là gì?

 

  • A

    Làm cho bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều

     

  • B

    Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH

     

  • C

    Nền kinh tế của miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam

     

  • D

    Miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương

Câu 3 :

Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ mang ý nghĩa gì quan trọng nhất?

 

  • A

    Thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ của quân dân ta.

     

  • B

    Làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ.

     

  • C

    Bảo vệ thành quả chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

     

  • D

    Đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, đảm bảo sự chi viện cho miền Nam

Câu 4 :

Lý do chính khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có quy định về vấn đề thống nhất đất nước là

  • A

    Tác động của cục diện hai cực, hai phe

  • B

    Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của thực dân Pháp.

  • C

    Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

  • D

    Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

Câu 5 :

Đảng Cộng sản Đông Dương đã dựa trên cơ sở nào để quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936-1939?

 

  • A

    chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới

     

  • B

    quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước

     

  • C

    chính phủ Pháp ban hành chính sách nới lỏng cho thuộc địa

     

  • D

    đời sống của các tầng lớp nhân dân ta rất cực khổ

Câu 6 :

Đặc điểm mối quan hệ Việt- Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là

 

  • A

    Đối đầu

     

  • B

    Đồng minh

     

  • C

    Hòa hoãn

     

  • D

    Thù địch

Câu 7 :

Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11-1940) nổ ra trong bối cảnh lịch sử nào?

 

  • A

    Quân Pháp dùng người Việt làm bia đỡ đạn trong cuộc xung đột với Xiêm

     

  • B

    Nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, cơ hội để nhân dân Việt Nam nổi dậy đã đến

     

  • C

    Quân Nhật mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Nam Bộ

     

  • D

    Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động khởi nghĩa ở Nam Kì

Câu 8 :

Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong văn kiện lịch sử nào?

 

  • A

    Chỉ thị toàn dân kháng chiến

     

  • B

    Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

     

  • C

    Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

     

  • D

    Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

Câu 9 :

Hội nghị nào đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương?

 

  • A

    Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 -1930)

     

  • B

    Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (11 - 1930)

     

  • C

    Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930)

     

  • D

    Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3 - 1935)

Câu 10 :

Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân cơ bản sụp đổ vào khoảng thời gian nào?

 

  • A

    Giữa những năm 50 của thế kỉ XX.

     

  • B

    Giữa những năm 60 của thế kỉ XX.

     

  • C

    Giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

     

  • D

    Giữa những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 11 :

Đâu không phải là mục tiêu của đấu tranh báo chí do Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phát động trong giai đoạn 1941-1945?

 

  • A

    Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và mặt trận

     

  • B

    Đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị, văn hóa của địch

     

  • C

    Thu hút đông đảo quần chúng tham gia vào hàng ngũ cách mạng

     

  • D

    Công cụ giành chính quyền bằng con đường hòa bình

Câu 12 :

Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng

 

  • A

    quân Pháp rút hết khỏi Việt Nam

     

  • B

    chính phủ mới được thành lập ở Việt Nam

     

  • C

    cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7-1956

     

  • D

    ngay khi hiệp định Giơnevơ có hiệu lực

Câu 13 :

Ba mũi tiến công của quân dân miền Nam chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là

 

  • A

    Chính trị, quân sự, binh vận

     

  • B

    Chính trị, kinh tế, quân sự

     

  • C

    Chính trị, quân sự, ngoại giao

     

  • D

    Quân sự, kinh tế, ngoại giao

Câu 14 :

Chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ trong giai đoạn 1991-2000 là

 

  • A

    Cố gắng thiết lập trật tự thế giới đơn cực

     

  • B

    Tìm cách tiêu diệt Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa

     

  • C

    Thiết lập chế độ thực dân kiểu mới ở châu Á

     

  • D

    Nới lỏng sự kiểm soát đối với Đảng Cộng sản ở Mĩ

Câu 15 :

Từ năm 1958-1959, mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam có sự thay đổi như thế nào?

 

  • A

    Tiếp tục đấu tranh chính trị, hòa bình đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

     

  • B

    Đấu tranh chính trị, hòa bình chống chính sách khủng bố, tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm

     

  • C

    Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang chống khủng bố, tố cộng, diệt cộng, đòi quyền tự do dân chủ, giữ gìn phát triển lực lượng

     

  • D

    Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

Câu 16 :

Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào đấu tranh gì ở miền Nam?

  • A

    Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công

  • B

    Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt

  • C

    Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào

  • D

    Đồng khởi

Câu 17 :

"Thời cơ ngàn năm có một" trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong thời gian nào?

 

  • A

    Từ khi Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagaxaki của Nhật.

     

  • B

    Từ khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc ở châu Âu (5/1945).

     

  • C

    Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến lúc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần hai.

     

  • D

    Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.

Câu 18 :

Vấn đề đổi mới về kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào với nhau?

 

  • A

    Tách bạch với nhau

     

  • B

    Gắn liền với nhau

     

  • C

    Chính trị quyết định hơn

     

  • D

    Chính trị là trọng tâm

Câu 19 :

Tháng 3-1985, ở Liên Xô đã diễn ra sự kiện gì quan trọng?

  • A

    Goóc-ba-chốp lên làm tổng thống Liên Xô

     

  • B

    Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng cộng sản và tiến hành cải tổ

     

  • C

    Các nước cộng hòa tuyên bố ly khai khỏi Liên bang Xô Viết

     

  • D

    Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động

Câu 20 :

Đâu không phải là yếu tố dẫn tới sự không ổn định của tình hình châu Á suốt nửa sau thế kỉ XX?

 

  • A

    Cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc

  • B

    Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh

  • C

    Khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, li khai, xung đột tôn giáo

  • D

    Cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước

Câu 21 :

Quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ là

 

  • A

    Liên Xô

     

  • B

     

  • C

    Trung Quốc

     

  • D

    Ấn Độ

Câu 22 :

Đảng Lập Hiến là tổ chức chính trị của giai cấp nào?

 

  • A

    Giai cấp công nhân.

     

  • B

    Giai cấp nông dân.

     

  • C

    Giai cấp thợ thủ công.

     

  • D

    Giai cấp tư sản và một số địa chủ lớn.

Câu 23 :

Nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là

 

  • A

    Truyền thống văn hóa tốt đẹp, con người Nhật có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.

     

  • B

    Các công ty Nhật Bản năng động, có sức cạnh tranh cao

     

  • C

    Vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước

     

  • D

    Tận dụng được các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài

Câu 24 :

Ngày 1-1-1959 ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

 

  • A

    135 thanh niên yêu nước do Phiden Catsxtorô chỉ huy tấn công trại lính Moncada

     

  • B

    chế độ độc tài Batixta bị lật đổ

     

  • C

    chế độ độc tài Batixta được thiết lập

     

  • D

    cuộc tấn công của Mĩ ở bờ biển Hi-rôn

Câu 25 :

Ngày 1-10-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

 

  • A

    Nam Kinh được giải phóng

     

  • B

    Quốc Dân Đảng thất bại và phải rút ra đảo Đài Loan

     

  • C

    Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập

     

  • D

    Bắc Kinh được giải phóng

Câu 26 :

Đâu không phải là những vấn đề được Nguyễn Ái Quốc trình bày tại Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924)?

 

  • A

    Vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa

     

  • B

    Về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở thuộc địa

     

  • C

    Vai trò, sức mạnh của giai cấp nông dân ở thuộc địa

     

  • D

    Về vai trò của việc đoàn kết các lực lượng dân tộc ở thuộc địa

Câu 27 :

Đâu không phải là nội dung của kế hoạch Rơve do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1949?

  • A

    Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4

  • B

    Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La)

  • C

    Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần 2 để nhanh chóng kết thúc chiến tranh

  • D

    Gấp rút tập trung quân Âu - Phi để xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh

Câu 28 :

Đâu không phải là những biện pháp được Pháp thực hiện trước khi kế hoạch Nava bị đảo lộn?

  • A

    Tăng cường viện binh cho Đông Đương

  • B

    Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ

  • C

    Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta

  • D

    Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Câu 29 :

Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là gì?

  • A

    Kinh tế- xã hội phát triển ổn định

  • B

    Hầu hết vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định

  • C

    Kinh tế có bước phát triển nhưng chính trị bất ổn

  • D

    Chính trị ổn định nhưng kinh tế lại lạc hậu

Câu 30 :

Hội nghị Ianta (1945) có sự tham gia của các nước nào?

 

  • A

    Anh - Pháp - Mĩ.

     

  • B

    Anh - Mĩ - Liên Xô.

     

  • C

    Anh - Pháp - Đức.

     

  • D

    Mĩ - Liên Xô - Trung Quốc.

Câu 31 :

Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế của nền kinh tế miền Nam trong những năm 1954-1975?

 

  • A

    Vẫn mang tính chất nông nghiệp

     

  • B

    Phát triển không cân đối

     

  • C

    Lệ thuộc nặng nền vào viện trợ bên ngoài

     

  • D

    Công, thương nghiệp quy mô lớn phát triển

Câu 32 :

Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?

 

  • A

    Hiệp ước Rôma

     

  • B

    Hiệp ước Maxtrích

     

  • C

    Định ước Henxinki

     

  • D

    Hiệp ước Lisbon

Câu 33 :

Nhân tố nào đã tác động đến sự phân hóa của nội bộ Tân Việt cách mạng Đảng?

 

  • A

    Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn

     

  • B

    Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga (1917)

     

  • C

    Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

     

  • D

    Hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng

Câu 34 :

Tại sao quan hệ giữa nhóm nước ASEAN với các nước Đông Dương trong giai đoạn 1967-1975 lại đối đầu căng thẳng?

 

  • A

    Do sự đối lập về hệ tư tưởng

     

  • B

    Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh

     

  • C

    Do vấn đề Campuchia

     

  • D

    Do Thái Lan và Philippin là đồng minh của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975)

Câu 35 :

Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1920-1930 là

 

  • A

    Xác định một con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam

     

  • B

    Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

     

  • C

    Chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

     

  • D

    Trực tiếp sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam

Câu 36 :

Nguyên nhân khách quan đưa tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

  • A

    Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất

  • B

    Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương

  • C

    Sự chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm của Đảng cộng sản Đông Dương và nhân dân

  • D

    Thắng lợi của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít

Câu 37 :

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Trung ương Đảng chủ trương chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trước đó sang đấu tranh chính trị chống Mĩ- Diệm không xuất phát từ nguyên nhân nào?

  • A

    Do âm mưu phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ- Diệm

     

  • B

    Do tác động của xu thế hòa hoãn trên thế giới

     

  • C

    Đấu tranh vũ trang là vi phạm quy định của hiệp định Giơ-ne-vơ

     

  • D

    Lực lượng vũ trang của Việt Nam đã tập kết ra Bắc, không còn cơ sở đấu tranh

Câu 38 :

Nguyên nhân quyết định tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam?

 

  • A

    Sự chi viện của hậu phương miền Bắc

     

  • B

    Sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương và sự giúp đỡ của các nước XHCN

     

  • C

    Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam

     

  • D

    Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam

Câu 39 :

Từ vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào?

  • A

    Gagarin

     

  • B

    Neil Amstrong

     

  • C

    Buzz Aldrin

     

  • D

    Eugene Cernan

Câu 40 :

“Ôi sáng xuân nay, Xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về, im lặng, con chim hót

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ...”

Theo anh(chị), những câu thơ trên đã nhắc đến sự kiện lịch sử nào ở Việt Nam năm 1941?

  • A

    Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941

     

  • B

    Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

     

  • C

    Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Quảng Tây

     

  • D

    Nguyễn Ái Quốc được trả tự do

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) không có ý nghĩa quốc tế nào sau đây?

  • A

    Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

  • B

    Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới

  • C

    Là nguồn cổ vũ đối với phong trào cách mạng thế giới

  • D

    Góp phần làm xói mòn và sụp đổ trật tự hai cực Ianta

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam đã có tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ; mở ra thời kì sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới; góp phần làm xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta; đồng thời là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới. 

=> Loại trừ đáp án: B

Câu 2 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965) ở miền Bắc là gì?

 

  • A

    Làm cho bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều

     

  • B

    Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH

     

  • C

    Nền kinh tế của miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam

     

  • D

    Miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965) của nhân dân miền Bắc là miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương với chiến trường miền Nam

Câu 3 :

Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ mang ý nghĩa gì quan trọng nhất?

 

  • A

    Thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ của quân dân ta.

     

  • B

    Làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ.

     

  • C

    Bảo vệ thành quả chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

     

  • D

    Đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, đảm bảo sự chi viện cho miền Nam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Thắng lợi của cuộc chiến đấu trong chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc (1965-1968) đã là đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa để tiếp tục đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn với tiền tuyến miền Nam

Câu 4 :

Lý do chính khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có quy định về vấn đề thống nhất đất nước là

  • A

    Tác động của cục diện hai cực, hai phe

  • B

    Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của thực dân Pháp.

  • C

    Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

  • D

    Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lý do trực tiếp khiến Việt Nam bị chia cắt mặc dù hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước. Đó là do thực dân Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân theo quy định của hiệp định.

Câu 5 :

Đảng Cộng sản Đông Dương đã dựa trên cơ sở nào để quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936-1939?

 

  • A

    chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới

     

  • B

    quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước

     

  • C

    chính phủ Pháp ban hành chính sách nới lỏng cho thuộc địa

     

  • D

    đời sống của các tầng lớp nhân dân ta rất cực khổ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tháng 6-1936, Mặt trận Nhân dân Pháp thắng cử nghị viện, lên nắm quyền và thi hành một số chính sách nới lỏng ở thuộc địa như: trả lại tự do cho tù chính trị, thành lập ủy ban điều tra tình hình các thuộc địa, và thi hành một số cải cách xã hội… Đây chính là điều kiện để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936-1939.

Câu 6 :

Đặc điểm mối quan hệ Việt- Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là

 

  • A

    Đối đầu

     

  • B

    Đồng minh

     

  • C

    Hòa hoãn

     

  • D

    Thù địch

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phần hiệp định sơ bộ và tạm ước 14-9 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm mối quan hệ Việt- Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là hòa hoãn đối thoại thông qua việc kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và tạm ước 14-9-1946

Câu 7 :

Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11-1940) nổ ra trong bối cảnh lịch sử nào?

 

  • A

    Quân Pháp dùng người Việt làm bia đỡ đạn trong cuộc xung đột với Xiêm

     

  • B

    Nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, cơ hội để nhân dân Việt Nam nổi dậy đã đến

     

  • C

    Quân Nhật mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Nam Bộ

     

  • D

    Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động khởi nghĩa ở Nam Kì

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Quân Xiêm (Thái Lan) với sự giúp đỡ của Nhật - lợi dụng cơ hội quân Pháp bại trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Dương, tiến hành khiêu khích, xung đột dọc biên giới với Lào và Cam-pu-chia. Để chống lại, thực dân Pháp bắt lính người Việt ra trận chết thay cho chúng (11-1940). Sự kiện này khiến nhân dân Nam Kì rất bất bình và nổi dậy khởi nghĩa.

Câu 8 :

Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong văn kiện lịch sử nào?

 

  • A

    Chỉ thị toàn dân kháng chiến

     

  • B

    Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

     

  • C

    Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

     

  • D

    Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung các văn kiện hình thành đường lối kháng chiến toàn quốc chống Pháp của Đảng để trả lời

Lời giải chi tiết :

Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946)

Câu 9 :

Hội nghị nào đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương?

 

  • A

    Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 -1930)

     

  • B

    Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (11 - 1930)

     

  • C

    Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930)

     

  • D

    Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3 - 1935)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tại hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương.

Câu 10 :

Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân cơ bản sụp đổ vào khoảng thời gian nào?

 

  • A

    Giữa những năm 50 của thế kỉ XX.

     

  • B

    Giữa những năm 60 của thế kỉ XX.

     

  • C

    Giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

     

  • D

    Giữa những năm 80 của thế kỉ XX.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km2 với 35 triệu dân, tập trung chủ yếu ở miền Nam Phi.

Câu 11 :

Đâu không phải là mục tiêu của đấu tranh báo chí do Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phát động trong giai đoạn 1941-1945?

 

  • A

    Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và mặt trận

     

  • B

    Đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị, văn hóa của địch

     

  • C

    Thu hút đông đảo quần chúng tham gia vào hàng ngũ cách mạng

     

  • D

    Công cụ giành chính quyền bằng con đường hòa bình

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào quá trình xây dựng lực lượng cách mạng để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Báo chí của Đảng và của Mặt trận Việt Minh như Giải phóng, Cờ giải phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc, Việt Nam độc lập, Kèn gọi lính…phát triển rất phong phú đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị, văn hóa của địch, thu hút đông đảo quần chúng vào hàng ngũ cách mạng

Câu 12 :

Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng

 

  • A

    quân Pháp rút hết khỏi Việt Nam

     

  • B

    chính phủ mới được thành lập ở Việt Nam

     

  • C

    cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7-1956

     

  • D

    ngay khi hiệp định Giơnevơ có hiệu lực

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7- 1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.

Câu 13 :

Ba mũi tiến công của quân dân miền Nam chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là

 

  • A

    Chính trị, quân sự, binh vận

     

  • B

    Chính trị, kinh tế, quân sự

     

  • C

    Chính trị, quân sự, ngoại giao

     

  • D

    Quân sự, kinh tế, ngoại giao

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ba mũi giáp công của quân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là chính trị, quân sự, binh vận

Câu 14 :

Chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ trong giai đoạn 1991-2000 là

 

  • A

    Cố gắng thiết lập trật tự thế giới đơn cực

     

  • B

    Tìm cách tiêu diệt Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa

     

  • C

    Thiết lập chế độ thực dân kiểu mới ở châu Á

     

  • D

    Nới lỏng sự kiểm soát đối với Đảng Cộng sản ở Mĩ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong giai đoạn 1991-2000 và những ưu thế vượt trội của Mĩ, giới cầm quyền Mĩ đã cố gắng thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối, khống chế. Tuy nhiên, giữa những tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có những khoảng cách không nhỏ.

Câu 15 :

Từ năm 1958-1959, mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam có sự thay đổi như thế nào?

 

  • A

    Tiếp tục đấu tranh chính trị, hòa bình đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

     

  • B

    Đấu tranh chính trị, hòa bình chống chính sách khủng bố, tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm

     

  • C

    Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang chống khủng bố, tố cộng, diệt cộng, đòi quyền tự do dân chủ, giữ gìn phát triển lực lượng

     

  • D

    Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ năm 1958-1959, do sự thay đổi của tình hình, phong trào đấu tranh đã chuyển sang đấu tranh chống khủng, đàn áp, chống chiến dịch tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Từ hình thức đấu tranh chính trị hòa bình sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang

Câu 16 :

Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào đấu tranh gì ở miền Nam?

  • A

    Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công

  • B

    Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt

  • C

    Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào

  • D

    Đồng khởi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ngày 18-8-1965, Mĩ huy động 9000 quân cùng nhiều phương tiện vũ khí chiến tranh hiện đại mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường nhằm tiêu diệt đơn vị chủ lực của quân giải phóng, nhưng thất bại. Chiến thắng Vạn Tường mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam

Câu 17 :

"Thời cơ ngàn năm có một" trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong thời gian nào?

 

  • A

    Từ khi Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagaxaki của Nhật.

     

  • B

    Từ khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc ở châu Âu (5/1945).

     

  • C

    Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến lúc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần hai.

     

  • D

    Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước để suy luận trả lời. 

Lời giải chi tiết :

Thời cơ ngàn năm có một trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong thời gian từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật. Đây là khoảng thời gian thuận lợi nhất để nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền thắng lợi vì lúc kẻ thù chính đã gục ngã, kẻ thù mới chưa xuất hiện

Câu 18 :

Vấn đề đổi mới về kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào với nhau?

 

  • A

    Tách bạch với nhau

     

  • B

    Gắn liền với nhau

     

  • C

    Chính trị quyết định hơn

     

  • D

    Chính trị là trọng tâm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam để trả lời

Lời giải chi tiết :

Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế

Câu 19 :

Tháng 3-1985, ở Liên Xô đã diễn ra sự kiện gì quan trọng?

  • A

    Goóc-ba-chốp lên làm tổng thống Liên Xô

     

  • B

    Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng cộng sản và tiến hành cải tổ

     

  • C

    Các nước cộng hòa tuyên bố ly khai khỏi Liên bang Xô Viết

     

  • D

    Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tháng 3-1985 Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô, đề ra đường lối cải tổ.

Câu 20 :

Đâu không phải là yếu tố dẫn tới sự không ổn định của tình hình châu Á suốt nửa sau thế kỉ XX?

 

  • A

    Cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc

  • B

    Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh

  • C

    Khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, li khai, xung đột tôn giáo

  • D

    Cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Gần như suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi:

-  Diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc ở các thuộc địa cũ.

- Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh.

- Những xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man

Câu 21 :

Quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ là

 

  • A

    Liên Xô

     

  • B

     

  • C

    Trung Quốc

     

  • D

    Ấn Độ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ phần thành tựu khoa học - kĩ thuật của Liên Xô để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Năm 1957, Liên Xô là nước phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ, mở ra một kỉ nguyên chinh phục vũ trụ cho loài người.

Câu 22 :

Đảng Lập Hiến là tổ chức chính trị của giai cấp nào?

 

  • A

    Giai cấp công nhân.

     

  • B

    Giai cấp nông dân.

     

  • C

    Giai cấp thợ thủ công.

     

  • D

    Giai cấp tư sản và một số địa chủ lớn.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để bênh vực cho quyền lợi của mình, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã thành lập Đảng Lập Hiến năm 1923 do Nguyễn Phan Long và Bùi Quang Chiêu đứng đầu

Câu 23 :

Nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là

 

  • A

    Truyền thống văn hóa tốt đẹp, con người Nhật có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.

     

  • B

    Các công ty Nhật Bản năng động, có sức cạnh tranh cao

     

  • C

    Vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước

     

  • D

    Tận dụng được các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tận dụng được các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài như nguồn vốn đầu tư của Mỹ, tận dụng chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, …. là nguyên nhân khách quan giúp kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh sau chiến tranh

Câu 24 :

Ngày 1-1-1959 ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

 

  • A

    135 thanh niên yêu nước do Phiden Catsxtorô chỉ huy tấn công trại lính Moncada

     

  • B

    chế độ độc tài Batixta bị lật đổ

     

  • C

    chế độ độc tài Batixta được thiết lập

     

  • D

    cuộc tấn công của Mĩ ở bờ biển Hi-rôn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ. Nước Cộng hòa Cuba được thành lập

Câu 25 :

Ngày 1-10-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

 

  • A

    Nam Kinh được giải phóng

     

  • B

    Quốc Dân Đảng thất bại và phải rút ra đảo Đài Loan

     

  • C

    Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập

     

  • D

    Bắc Kinh được giải phóng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ngày 1-10-1949, tại cuộc mít tinh của hơn 30 vạn dân thủ đô Bắc Kinh trên Quảng trường Thiên An Môn, chủ tịch Mao Trạch Đông trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Câu 26 :

Đâu không phải là những vấn đề được Nguyễn Ái Quốc trình bày tại Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924)?

 

  • A

    Vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa

     

  • B

    Về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở thuộc địa

     

  • C

    Vai trò, sức mạnh của giai cấp nông dân ở thuộc địa

     

  • D

    Về vai trò của việc đoàn kết các lực lượng dân tộc ở thuộc địa

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã trình bày lập trường, quan điểm của mình về:

- Vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa.

- Mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở thuộc địa.

- Vai trò, sức mạnh của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 27 :

Đâu không phải là nội dung của kế hoạch Rơve do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1949?

  • A

    Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4

  • B

    Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La)

  • C

    Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần 2 để nhanh chóng kết thúc chiến tranh

  • D

    Gấp rút tập trung quân Âu - Phi để xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những điểm cơ bản của kế hoạch Rơve là

- Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4

- Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La)

- Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần 2, mong giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh

Câu 28 :

Đâu không phải là những biện pháp được Pháp thực hiện trước khi kế hoạch Nava bị đảo lộn?

  • A

    Tăng cường viện binh cho Đông Đương

  • B

    Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ

  • C

    Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta

  • D

    Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để thực hiện kế hoạch Nava, thực dân Pháp đã tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn bộ binh đưa từ Pháp và Bắc Phi sang, đồng thời xin Mĩ tăng thêm viện trợ. Từ thu - đông 1953, Nava tập trung ở Đồng Bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động, tiến hành những cuộc càn quét nhằm bình định vùng chiếm đóng, mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi biên giới phía Bắc, mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa…để phá kế hoạch tiến công của ta.

Câu 29 :

Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là gì?

  • A

    Kinh tế- xã hội phát triển ổn định

  • B

    Hầu hết vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định

  • C

    Kinh tế có bước phát triển nhưng chính trị bất ổn

  • D

    Chính trị ổn định nhưng kinh tế lại lạc hậu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

 Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bước vào thời kì xây dựng đất nước. Mặc dù đạt được một số thành tựu nhưng rất nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn do xung đột, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên.

Câu 30 :

Hội nghị Ianta (1945) có sự tham gia của các nước nào?

 

  • A

    Anh - Pháp - Mĩ.

     

  • B

    Anh - Mĩ - Liên Xô.

     

  • C

    Anh - Pháp - Đức.

     

  • D

    Mĩ - Liên Xô - Trung Quốc.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đầu năm 1945, nguyên thủ ba cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô đã quyết định triệu tập hội nghị cấp cao ba nước tại Ianta (Liên Xô).

Câu 31 :

Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế của nền kinh tế miền Nam trong những năm 1954-1975?

 

  • A

    Vẫn mang tính chất nông nghiệp

     

  • B

    Phát triển không cân đối

     

  • C

    Lệ thuộc nặng nền vào viện trợ bên ngoài

     

  • D

    Công, thương nghiệp quy mô lớn phát triển

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình miền Nam sau năm 1975 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong giai đoạn 1954-1975, miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, song về cơ bản vẫn mang tính chất của kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển không cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài

Câu 32 :

Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?

 

  • A

    Hiệp ước Rôma

     

  • B

    Hiệp ước Maxtrích

     

  • C

    Định ước Henxinki

     

  • D

    Hiệp ước Lisbon

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ngày 7-12-1991, các nước thành viên EC kí Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1-1-1993 đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).

Câu 33 :

Nhân tố nào đã tác động đến sự phân hóa của nội bộ Tân Việt cách mạng Đảng?

 

  • A

    Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn

     

  • B

    Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga (1917)

     

  • C

    Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

     

  • D

    Hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh, lý luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin có ảnh hưởng lớn, lôi cuốn nhiều đảng viên trẻ đi theo. Từ đó nội bộ Tân Việt cách mạng đảng đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng: tư sản và vô sản.

Câu 34 :

Tại sao quan hệ giữa nhóm nước ASEAN với các nước Đông Dương trong giai đoạn 1967-1975 lại đối đầu căng thẳng?

 

  • A

    Do sự đối lập về hệ tư tưởng

     

  • B

    Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh

     

  • C

    Do vấn đề Campuchia

     

  • D

    Do Thái Lan và Philippin là đồng minh của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình mối quan hệ giữa ASEAN với các nước Đông Dương để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Trong chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968) Mĩ thực hiện ở Việt Nam, Mĩ đã sử dụng lực lượng quân đồng minh, trong đó có Thái Lan và Philippin. Do đó quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN trở nên căng thẳng.

Câu 35 :

Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1920-1930 là

 

  • A

    Xác định một con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam

     

  • B

    Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

     

  • C

    Chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

     

  • D

    Trực tiếp sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930 để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Từ năm 1920 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc có những công lao như sau:

  1. Tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc.
  2. Chuẩn bị về chính trị, tổ chức, tư tưởng cho sự thành lập Đảng.
  3. Triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  4. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Trong đó, công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920-1930 là xác định một con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam- con đường cách mạng vô sản (1920). Từ đó đặt nền tảng cho những hoạt động của Người trong thời gian tiếp theo.

Câu 36 :

Nguyên nhân khách quan đưa tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

  • A

    Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất

  • B

    Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương

  • C

    Sự chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm của Đảng cộng sản Đông Dương và nhân dân

  • D

    Thắng lợi của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Thắng lợi của quân Đồng minh trong cuộc trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin cho nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo điều kiện khách quan thuận lợi để nhân dân Việt Nam đứng lên Tổng khởi nghĩa

Câu 37 :

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Trung ương Đảng chủ trương chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trước đó sang đấu tranh chính trị chống Mĩ- Diệm không xuất phát từ nguyên nhân nào?

  • A

    Do âm mưu phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ- Diệm

     

  • B

    Do tác động của xu thế hòa hoãn trên thế giới

     

  • C

    Đấu tranh vũ trang là vi phạm quy định của hiệp định Giơ-ne-vơ

     

  • D

    Lực lượng vũ trang của Việt Nam đã tập kết ra Bắc, không còn cơ sở đấu tranh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Trung ương Đảng chủ trương chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trước đó sang đấu tranh chính trị chống Mĩ- Diệm vì do Mĩ- Diệm có hành động trắng trợn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ nhưng nếu ta sử dụng vũ lực là vi phạm quy định của hiệp định Giơ-ne-vơ (cần phải chờ đến 7-1956 khi tổng tuyển cử không được thực hiện thì ta mới có cơ sở dùng bạo lực). Hơn nữa thời kì này toàn bộ lực lượng vũ trang của Việt Nam đã tập kết ra Bắc, chỉ còn lại lực lượng chính trị quần chúng

Câu 38 :

Nguyên nhân quyết định tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam?

 

  • A

    Sự chi viện của hậu phương miền Bắc

     

  • B

    Sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương và sự giúp đỡ của các nước XHCN

     

  • C

    Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam

     

  • D

    Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự lãnh đạo sáng suốt và với đường lối đúng đắn của Đảng là nguyên nhân có tính chất quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vì nó tạo ra một ngọn cờ hướng đạo, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc để đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ

Câu 39 :

Từ vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào?

  • A

    Gagarin

     

  • B

    Neil Amstrong

     

  • C

    Buzz Aldrin

     

  • D

    Eugene Cernan

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tiễn để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Câu nói đầu tiên từ vũ trụ của Gagarin chuyển về Trái đất là “Từ vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu”. Đây cũng chính là thông điệp hòa bình bất diệt mà Liên Xô thời đó đã chuyển tới con người trên khắp hành tinh.

Câu 40 :

“Ôi sáng xuân nay, Xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về, im lặng, con chim hót

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ...”

Theo anh(chị), những câu thơ trên đã nhắc đến sự kiện lịch sử nào ở Việt Nam năm 1941?

  • A

    Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941

     

  • B

    Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

     

  • C

    Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Quảng Tây

     

  • D

    Nguyễn Ái Quốc được trả tự do

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào những sự kiện của lịch sử Việt Nam năm 1941 cùng quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc để liên hệ trả lời.

Lời giải chi tiết :

Ngày 26-1-1941, sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

close