Đề kiểm tra 15 phút lần 2 học kì 2 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương?

  • A

    Chiến thắng Điện Biên Phủ

  • B

    Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954

  • C

    Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ

  • D

    Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương

Câu 2 :

Từ năm 1958-1959, mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam có sự thay đổi như thế nào?

  • A

    Tiếp tục đấu tranh chính trị, hòa bình đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

  • B

    Đấu tranh chính trị, hòa bình chống chính sách khủng bố, tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm

  • C

    Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang chống khủng bố, tố cộng, diệt cộng, đòi quyền tự do dân chủ, giữ gìn phát triển lực lượng

  • D

    Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

Câu 3 :

11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A

    Toàn bộ nội các Sài Gòn bị bắt sống

  • B

    Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố từ chức

  • C

    Toàn bộ miền Nam được giải phóng

  • D

    Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Câu 4 :

Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ mang ý nghĩa gì quan trọng nhất?

  • A

    Thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ của quân dân ta.

  • B

    Làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ.

  • C

    Bảo vệ thành quả chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

  • D

    Đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, đảm bảo sự chi viện cho miền Nam

Câu 5 :

Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, trong những năm 1961-1965 miền Bắc còn thực hiện thêm nhiệm vụ gì?

  • A

    Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại

  • B

    Thực hiện nghĩa vụ hậu phương với miền Nam

  • C

    Cải thiện đời sống cho nhân dân

  • D

    Thực hiện nghĩa vụ quốc tế với Lào, Campuchia

Câu 6 :

Ba mũi tiến công của quân dân miền Nam chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là

  • A

    Chính trị, quân sự, binh vận

  • B

    Chính trị, kinh tế, quân sự

  • C

    Chính trị, quân sự, ngoại giao

  • D

    Quân sự, kinh tế, ngoại giao

Câu 7 :

Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975)?

  • A

    Sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương

  • B

    Sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ nhất là Liên Xô và Trung Quốc

  • C

    Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ

  • D

    Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam

Câu 8 :

Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965-1968?

  • A

    Miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam

  • B

    Miền Bắc là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ

  • C

    Miền Bắc là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới

  • D

    Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia

Câu 9 :

Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?

  • A

    Tây Nguyên có vị trí chiến lược cả ta và địch đều cố nắm giữ

  • B

    Cơ sở quần chúng của ta ở Tây Nguyên vững chắc

  • C

    Do sự bố phòng sơ hở của quân đội Sài Gòn

  • D

    Do Tây Nguyên là căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn

Câu 10 :

Sự phá sản của các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở Việt Nam có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?

  • A

    Mĩ phải chuyển hướng chuyển hướng trọng tâm chiến lược toàn cầu

  • B

    Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu

  • C

    Cho thấy tính không khả thi của chiến lược toàn cầu

  • D

    Làm phá sản chiến lược toàn cầu

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương?

  • A

    Chiến thắng Điện Biên Phủ

  • B

    Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954

  • C

    Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ

  • D

    Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương được kí kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đối với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia

Câu 2 :

Từ năm 1958-1959, mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam có sự thay đổi như thế nào?

  • A

    Tiếp tục đấu tranh chính trị, hòa bình đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

  • B

    Đấu tranh chính trị, hòa bình chống chính sách khủng bố, tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm

  • C

    Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang chống khủng bố, tố cộng, diệt cộng, đòi quyền tự do dân chủ, giữ gìn phát triển lực lượng

  • D

    Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ năm 1958-1959, do sự thay đổi của tình hình, phong trào đấu tranh đã chuyển sang đấu tranh chống khủng, đàn áp, chống chiến dịch tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Từ hình thức đấu tranh chính trị hòa bình sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang

Câu 3 :

11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A

    Toàn bộ nội các Sài Gòn bị bắt sống

  • B

    Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố từ chức

  • C

    Toàn bộ miền Nam được giải phóng

  • D

    Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đến 11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Câu 4 :

Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ mang ý nghĩa gì quan trọng nhất?

  • A

    Thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ của quân dân ta.

  • B

    Làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ.

  • C

    Bảo vệ thành quả chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

  • D

    Đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, đảm bảo sự chi viện cho miền Nam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Thắng lợi của cuộc chiến đấu trong chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc (1965-1968) đã là đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa để tiếp tục đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn với tiền tuyến miền Nam

Câu 5 :

Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, trong những năm 1961-1965 miền Bắc còn thực hiện thêm nhiệm vụ gì?

  • A

    Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại

  • B

    Thực hiện nghĩa vụ hậu phương với miền Nam

  • C

    Cải thiện đời sống cho nhân dân

  • D

    Thực hiện nghĩa vụ quốc tế với Lào, Campuchia

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong những năm 1961-1965, miền Bắc còn làm nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ. Những hoạt động này thể hiên điểm chung về nhiệm vụ chiến lược của hai miền Nam - Bắc. 

Câu 6 :

Ba mũi tiến công của quân dân miền Nam chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là

  • A

    Chính trị, quân sự, binh vận

  • B

    Chính trị, kinh tế, quân sự

  • C

    Chính trị, quân sự, ngoại giao

  • D

    Quân sự, kinh tế, ngoại giao

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ba mũi giáp công của quân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là chính trị, quân sự, binh vận

Câu 7 :

Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975)?

  • A

    Sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương

  • B

    Sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ nhất là Liên Xô và Trung Quốc

  • C

    Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ

  • D

    Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975). Những nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ là sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương; sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ nhất là Liên Xô và Trung Quốc; phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam của nhân dân Mĩ

Câu 8 :

Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965-1968?

  • A

    Miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam

  • B

    Miền Bắc là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ

  • C

    Miền Bắc là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới

  • D

    Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình miền Bắc trong những năm 1965-1968 để đánh giá, nhận xét

Lời giải chi tiết :

Trong những năm 1965-1968, Miền Bắc vừa là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam, vừa là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ. Đồng thời Miền Bắc cũng là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới. Phải đến khi Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh, nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia mới được miền Bắc thực hiện.

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 9 :

Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?

  • A

    Tây Nguyên có vị trí chiến lược cả ta và địch đều cố nắm giữ

  • B

    Cơ sở quần chúng của ta ở Tây Nguyên vững chắc

  • C

    Do sự bố phòng sơ hở của quân đội Sài Gòn

  • D

    Do Tây Nguyên là căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào vị trí của Tây Nguyên để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố nắm giữ. Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của quân ta, địch chốt giữ ở đây một lực lương mỏng, bố phòng sơ hở. Hơn nữa, đồng bào Tây Nguyên rất yêu nước, trung thành với cách mạng. Căn cứ vào đó, Bộ chính trị Trung ương Đảng ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

Tây nguyên không phải căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn => đây không phải lí do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

Câu 10 :

Sự phá sản của các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở Việt Nam có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?

  • A

    Mĩ phải chuyển hướng chuyển hướng trọng tâm chiến lược toàn cầu

  • B

    Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu

  • C

    Cho thấy tính không khả thi của chiến lược toàn cầu

  • D

    Làm phá sản chiến lược toàn cầu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào mục tiêu của các chiến lược chiến tranh và liên hệ chính sách đối ngoại của Mĩ sau năm 1945 để trả lời. 

Lời giải chi tiết :

Tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) và "Việt Nam Hóa chiến tranh"(1969-1973), Mĩ âm mưu biến miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới của chiến lược toàn cầu,. Tuy nhiên sự phá sản của các chiến lược chiến tranh khiến cho chiến lược toàn cầu bị đảo lộn.

close