Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Mặt trận nào là biểu tượng của khối đoàn kết 3 nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

  • A

    Liên minh nhân dân Đông Dương

  • B

    Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào

  • C

    Liên minh Việt- Miên- Lào

  • D

    Mặt trận nhân dân Việt- Miên- Lào

Câu 2 :

Đâu không phải là quyết định của Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945?

  • A

    Tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng

  • B

    Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa

  • C

    Thông qua 10 chính sách của Việt Minh

  • D

    Cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam

Câu 3 :

Hai báo cáo được nêu ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) là

  • A

    Báo cáo chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

  • B

    Cương lĩnh chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

  • C

    Báo cáo chính trị và cương lĩnh cách mạng Việt Nam

  • D

    Cương lĩnh chính trị và cương lĩnh cách mạng Việt Nam

Câu 4 :

Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là

  • A

    Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

  • B

    Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

  • C

    Trường kì,tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

  • D

    Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

Câu 5 :

Căn cứ địa nào được xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới trước khi diễn ra cách mạng tháng Tám?

  • A

    Cao Bằng

  • B

    Bắc Sơn- Võ Nhai

  • C

    Cao- Bắc- Lạng

  • D

    Khu giải phóng Việt Bắc

Câu 6 :

"Thời cơ ngàn năm có một" trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong thời gian nào?

  • A

    Từ khi Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagaxaki của Nhật.

  • B

    Từ khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc ở châu Âu (5/1945).

  • C

    Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến lúc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần hai.

  • D

    Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.

Câu 7 :

Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, thực dân Pháp đã thực hiện biện pháp gì?

  • A

    Tăng cường bóc lột nhân dân lao động Pháp

  • B

    Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương

  • C

    Trút gánh nặng sang các nước thuộc địa

  • D

    Tăng cường bóc lột nhân dân lao động ở Pháp và các nước thuộc địa

Câu 8 :

Các tổ chức cộng sản xuất hiện năm 1929 mang điểm hạn chế gì lớn nhất?

  • A

    Sự đối lập về ý thức hệ

  • B

    Hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau

  • C

    Còn thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn

  • D

    Thiếu một bộ chỉ huy thống nhất

Câu 9 :

Hậu quả nghiêm trọng nhất từ chính sách cướp bóc của Pháp - Nhật đối với nhân dân Việt Nam là gì?

  • A

    Khủng hoảng kinh tế trầm trọng

  • B

    Khoảng 2 triệu người dân Việt Nam chết đói

  • C

    Cách mạng bùng nổ trong cả nước

  • D

    Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

Câu 10 :

Văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương là

  • A

    Hiệp định Sơ bộ

  • B

    Tạm ước Việt- Pháp

  • C

    Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương

  • D

    Hiệp định Pari về Việt Nam

Câu 11 :

Đảng Cộng sản Đông Dương đã dựa trên cơ sở nào để quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936-1939?

  • A

    chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới

  • B

    quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước

  • C

    chính phủ Pháp ban hành chính sách nới lỏng cho thuộc địa

  • D

    đời sống của các tầng lớp nhân dân ta rất cực khổ

Câu 12 :

Con đường nào được mệnh danh là “con đường chết” của thực dân Pháp trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?

  • A

    Đường số 4

  • B

    Đường số 3

  • C

    Đường số 2

  • D

    Ngã ba sông Gâm- sông Lô

Câu 13 :

Tổ chức tiền thân của Đông Dương Cộng sản liên đoàn là

  • A

    Việt Nam Quốc dân Đảng.

  • B

    Tân Việt cách mạng Đảng.

  • C

    Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

  • D

    Đảng Lập Hiến.

Câu 14 :

Để giải quyết nạn dốt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập tổ chức nào?

  • A

    hũ gạo cứu đói

  • B

    ty bình dân học vụ

  • C

    nha bình dân học vụ

  • D

    cơ quan Giáo dục quốc gia

Câu 15 :

Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu gì?

  • A

    Rèn luyện hội viên trong thực tế, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh

  • B

    Rèn luyện tính kỉ luật cho hội viên của hội, giúp hội viên trưởng thành hơn trong đấu tranh.

  • C

    Tạo điều kiện để hội viên sống gần gũi với quần chúng để tổ chức phong trào đấu tranh

  • D

    Xây dựng cơ sở cách mạng trong phong trào nông dân và công nhân

Câu 16 :

Sự kiện nào thể hiện sự bắt tay giữa Pháp và Trung Hoa Dân Quốc để chống phá cách mạng Việt Nam?

  • A

    Hiệp ước Hoa- Pháp

  • B

    Hiệp ước Nam Kinh

  • C

    Hòa ước Thiên Tân

  • D

    Hiệp ước Pháp- Trung

Câu 17 :

Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đã đến được với chủ nghĩa cộng sản?

  • A

    Gửi đến hội nghị Véc- xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)

  • B

    Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)

  • C

    Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12-1920)

  • D

    Tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924)

Câu 18 :

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã tạo ra nguy cơ gì đối với thực dân Pháp ở Đông Dương?

  • A

    Phong trào cách mạng ở thuộc địa bùng nổ, bị Nhật hất cẳng

  • B

    Bị phát xít Đức tiêu diệt

  • C

    Phải chia sẻ quyền lợi ở Đông Dương với phát xít Nhật

  • D

    Nguồn thu lợi nhuận từ Đông Dương bị suy giảm

Câu 19 :

Hiệp định Giơnevơ (1954) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia bao gồm

  • A

    Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

  • B

    Độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

  • C

    Độc lập, chủ quyền, tự do và toàn vẹn lãnh thổ

  • D

    Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

Câu 20 :

Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương từ năm 1936 đến năm 1939 được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định là

  • A

    Chống đế quốc và chống phong kiến giành độc lập dân tộc.

  • B

    Chống phát xít, chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai của Nhật.

  • C

    Chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh và tay sai của Nhật.

  • D

    Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh.

Câu 21 :

Đâu không phải là nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929?

  • A

    Ý thức chính trị của công nhân được nâng cao

  • B

    Vai trò của Hội viên Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

  • C

    Những ảnh hưởng của tình hình thế giới, nhất là cách mạng Trung Quốc.

  • D

    Ảnh hưởng từ hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng

Câu 22 :

Nguyên nhân sâu xa nào sau đây dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930-1931?

  • A

    Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933

  • B

    Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới

  • C

    Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

  • D

    Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Câu 23 :

Đâu không phải lý do khẳng định phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính dân tộc?

  • A

    Kẻ thù của phong trào là bộ phận nguy hiểm nhất của dân tộc

  • B

    Các quyền dân chủ thực chất là quyền lợi mỗi dân tộc cần phải có

  • C

    Phong trào là bước chuẩn bị tất yếu cho sự phát triển của cách mạng ở giai đoạn sau

  • D

    Phong trào có sự đoàn kết với cả lực lượng ngoại kiều ở Đông Dương chống phát xít

Câu 24 :

Tính chất điển hình của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

  • A

    Cách mạng vô sản

  • B

    Cách mạng tư sản

  • C

    Giải phóng dân tộc

  • D

    Thổ địa cách mạng

Câu 25 :

Đâu không phải là nguyên nhân để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn diện?

  • A

    Để chống lại cuộc chiến tranh quy mô lớn của thực dân Pháp

  • B

    Để phát huy tối đa sức mạnh của mỗi người dân trong cuộc kháng chiến

  • C

    Để tạo điều kiện kháng chiến lâu dài.

  • D

    Để tạo cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự

Câu 26 :

Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế trong nội dung của hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

  • A

    Thời gian để quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam quá dài

  • B

    Vấn đề thống nhất của Việt Nam phải phụ thuộc vào bên ngoài

  • C

    Quá trình tập kết chuyển quân tạo cơ hội cho kẻ thù có cơ hội gây rối loạn

  • D

    Quyền dân tộc cơ bản mới được công nhận ở một nửa đất nước

Câu 27 :

Điểm khác nhau cơ bản của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về

  • A

    loại hình chiến dịch.

  • B

    địa hình tác chiến

  • C

    đối tượng tác chiến

  • D

    lực lượng chủ yếu

Câu 28 :

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào

  • A

    Huỳnh Thúc Kháng      

  • B

    Hồ Chí Minh

  • C

    Tôn Đức Thắng

  • D

    Võ Nguyên Giáp

Câu 29 :

“Ôi sáng xuân nay, Xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về, im lặng, con chim hót

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ...”

Theo anh(chị), những câu thơ trên đã nhắc đến sự kiện lịch sử nào ở Việt Nam năm 1941?

  • A

    Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941

  • B

    Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

  • C

    Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Quảng Tây

  • D

    Nguyễn Ái Quốc được trả tự do

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Mặt trận nào là biểu tượng của khối đoàn kết 3 nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

  • A

    Liên minh nhân dân Đông Dương

  • B

    Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào

  • C

    Liên minh Việt- Miên- Lào

  • D

    Mặt trận nhân dân Việt- Miên- Lào

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ngày 11-3-1951, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơme Ítxrắc, Mặt trận Lào Ítxala họp hội nghị đại biểu để thành lập Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào. Liên minh thành lập đã tăng cường khối đoàn kết ba nước trong đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.

Câu 2 :

Đâu không phải là quyết định của Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945?

  • A

    Tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng

  • B

    Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa

  • C

    Thông qua 10 chính sách của Việt Minh

  • D

    Cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào (Tuyên Quang). Đại hội đã tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh và cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

=> Loại trừ đáp án: B

Câu 3 :

Hai báo cáo được nêu ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) là

  • A

    Báo cáo chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

  • B

    Cương lĩnh chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

  • C

    Báo cáo chính trị và cương lĩnh cách mạng Việt Nam

  • D

    Cương lĩnh chính trị và cương lĩnh cách mạng Việt Nam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) đã đưa ra hai báo cáo qua trọng là báo cáo chính trị của Hồ Chí Minhbáo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng bí thư Trường Chinh để tổng kết kinh nghiệm mấy chục năm vận động cách mạng của Đảng, nêu rõ nhiệm vụ trước mắt của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, đồng thời vạch rõ tiền đồ của cách mạng Việt Nam

Câu 4 :

Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là

  • A

    Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

  • B

    Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

  • C

    Trường kì,tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

  • D

    Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) mà Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xác định là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

Câu 5 :

Căn cứ địa nào được xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới trước khi diễn ra cách mạng tháng Tám?

  • A

    Cao Bằng

  • B

    Bắc Sơn- Võ Nhai

  • C

    Cao- Bắc- Lạng

  • D

    Khu giải phóng Việt Bắc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngày 4-6-1945, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, bao gồm các tỉnh Cao- Bắc- Lạng- Hà- Tuyên- Thái. Tân Trào được chọn làm thủ đô của khu giải phóng. Nơi đây trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

Câu 6 :

"Thời cơ ngàn năm có một" trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong thời gian nào?

  • A

    Từ khi Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagaxaki của Nhật.

  • B

    Từ khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc ở châu Âu (5/1945).

  • C

    Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến lúc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần hai.

  • D

    Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước để suy luận trả lời. 

Lời giải chi tiết :

Thời cơ ngàn năm có một trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong thời gian từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật. Đây là khoảng thời gian thuận lợi nhất để nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền thắng lợi vì lúc kẻ thù chính đã gục ngã, kẻ thù mới chưa xuất hiện

Câu 7 :

Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, thực dân Pháp đã thực hiện biện pháp gì?

  • A

    Tăng cường bóc lột nhân dân lao động Pháp

  • B

    Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương

  • C

    Trút gánh nặng sang các nước thuộc địa

  • D

    Tăng cường bóc lột nhân dân lao động ở Pháp và các nước thuộc địa

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, thực dân Pháp đã đẩy mạnh bóc lột nhân dân lao động trong nước, đồng thời thực hiện chính sách trút gánh nặng khủng hoảng sang các nước thuộc địa

Câu 8 :

Các tổ chức cộng sản xuất hiện năm 1929 mang điểm hạn chế gì lớn nhất?

  • A

    Sự đối lập về ý thức hệ

  • B

    Hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau

  • C

    Còn thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn

  • D

    Thiếu một bộ chỉ huy thống nhất

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau khi ra đời, các tổ chức cộng sản đã nhanh chóng phát triển cơ sở trong nhiều địa phương và trực tiếp lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Tuy nhiên, các tổ chức đó đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, thậm chí công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn. Đây là hạn chế lớn nhất trong hoạt động của các tổ chức cộng sản năm 1929.

Câu 9 :

Hậu quả nghiêm trọng nhất từ chính sách cướp bóc của Pháp - Nhật đối với nhân dân Việt Nam là gì?

  • A

    Khủng hoảng kinh tế trầm trọng

  • B

    Khoảng 2 triệu người dân Việt Nam chết đói

  • C

    Cách mạng bùng nổ trong cả nước

  • D

    Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Những chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp - Nhật như thu thóc tạ, nhổ lúa trồng đay, cướp đoạt ruộng đất, cưỡng bức mua lương thực với giá rẻ mạt…đã dẫn đến nạn đói cuối năm 1944 - đầu năm 1945 với gần 2 triệu người Việt Nam bị chết đói. Đây chính là hậu quả nghiêm trọng nhất từ chính sách cướp bóc của Pháp – Nhật đối với nhân dân ta.

Câu 10 :

Văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương là

  • A

    Hiệp định Sơ bộ

  • B

    Tạm ước Việt- Pháp

  • C

    Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương

  • D

    Hiệp định Pari về Việt Nam

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng

Câu 11 :

Đảng Cộng sản Đông Dương đã dựa trên cơ sở nào để quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936-1939?

  • A

    chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới

  • B

    quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước

  • C

    chính phủ Pháp ban hành chính sách nới lỏng cho thuộc địa

  • D

    đời sống của các tầng lớp nhân dân ta rất cực khổ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tháng 6-1936, Mặt trận Nhân dân Pháp thắng cử nghị viện, lên nắm quyền và thi hành một số chính sách nới lỏng ở thuộc địa như: trả lại tự do cho tù chính trị, thành lập ủy ban điều tra tình hình các thuộc địa, và thi hành một số cải cách xã hội… Đây chính là điều kiện để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936-1939.

Câu 12 :

Con đường nào được mệnh danh là “con đường chết” của thực dân Pháp trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?

  • A

    Đường số 4

  • B

    Đường số 3

  • C

    Đường số 2

  • D

    Ngã ba sông Gâm- sông Lô

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Ở mặt trận hướng đông, quân dân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là trận phục kích ở đèo Bông Lau (30-10), đánh trúng đoàn xe cơ giới của địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của chúng. Đường số 4 trở thành “con đường chết”, địch ở vào thế bị động

Câu 13 :

Tổ chức tiền thân của Đông Dương Cộng sản liên đoàn là

  • A

    Việt Nam Quốc dân Đảng.

  • B

    Tân Việt cách mạng Đảng.

  • C

    Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

  • D

    Đảng Lập Hiến.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Do chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tháng 9/1929 một số hội viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng Đảng đã đứng ra thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

=> Tiền thân của Đông Dương Cộng sản liên đoànTân Việt Cách mạng đảng.

Câu 14 :

Để giải quyết nạn dốt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập tổ chức nào?

  • A

    hũ gạo cứu đói

  • B

    ty bình dân học vụ

  • C

    nha bình dân học vụ

  • D

    cơ quan Giáo dục quốc gia

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ngày 8-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ- cơ quan chuyên trách về chống “giặc dốt”, kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ.

Câu 15 :

Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu gì?

  • A

    Rèn luyện hội viên trong thực tế, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh

  • B

    Rèn luyện tính kỉ luật cho hội viên của hội, giúp hội viên trưởng thành hơn trong đấu tranh.

  • C

    Tạo điều kiện để hội viên sống gần gũi với quần chúng để tổ chức phong trào đấu tranh

  • D

    Xây dựng cơ sở cách mạng trong phong trào nông dân và công nhân

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mục tiêu của phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện là đưa hội viên của hội vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ cùng sống lao động với công nhân để rèn luyện, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tổ chức lãnh đạo công nhân đấu tranh.

Câu 16 :

Sự kiện nào thể hiện sự bắt tay giữa Pháp và Trung Hoa Dân Quốc để chống phá cách mạng Việt Nam?

  • A

    Hiệp ước Hoa- Pháp

  • B

    Hiệp ước Nam Kinh

  • C

    Hòa ước Thiên Tân

  • D

    Hiệp ước Pháp- Trung

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sự bắt tay giữa Pháp và Trung Hoa Dân Quốc để chống phá cách mạng Việt Nam được thể hiện bằng sự kiện ngày 28-2-1946, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc đã kí Hiệp ước Hoa- Pháp . Theo đó Trung Hoa Dân Quốc được Pháp trả lại các tô giới, nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc và được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Vân Nam không phải đóng thuế. Đổi lại, Pháp được đưa quân ra Bắc thay Trung Hoa Dân Quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.

Câu 17 :

Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đã đến được với chủ nghĩa cộng sản?

  • A

    Gửi đến hội nghị Véc- xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)

  • B

    Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)

  • C

    Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12-1920)

  • D

    Tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đã đến được với chủ nghĩa cộng sản và trở thành người đảng viên cộng sản là sự kiện Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (12-1920)

Câu 18 :

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã tạo ra nguy cơ gì đối với thực dân Pháp ở Đông Dương?

  • A

    Phong trào cách mạng ở thuộc địa bùng nổ, bị Nhật hất cẳng

  • B

    Bị phát xít Đức tiêu diệt

  • C

    Phải chia sẻ quyền lợi ở Đông Dương với phát xít Nhật

  • D

    Nguồn thu lợi nhuận từ Đông Dương bị suy giảm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đứng trước 2 nguy cơ lớn:

- Ngọn lửa cách mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng cháy vì chiến tranh sẽ làm cho nước Pháp bận rộn và suy yếu

- Phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng Pháp ở Đông Dương

Câu 19 :

Hiệp định Giơnevơ (1954) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia bao gồm

  • A

    Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

  • B

    Độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

  • C

    Độc lập, chủ quyền, tự do và toàn vẹn lãnh thổ

  • D

    Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Câu 20 :

Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương từ năm 1936 đến năm 1939 được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định là

  • A

    Chống đế quốc và chống phong kiến giành độc lập dân tộc.

  • B

    Chống phát xít, chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai của Nhật.

  • C

    Chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh và tay sai của Nhật.

  • D

    Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Câu 21 :

Đâu không phải là nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929?

  • A

    Ý thức chính trị của công nhân được nâng cao

  • B

    Vai trò của Hội viên Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

  • C

    Những ảnh hưởng của tình hình thế giới, nhất là cách mạng Trung Quốc.

  • D

    Ảnh hưởng từ hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam những năm 1926-1929 để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

- Trong giai đoạn 1926 – 1929, sự thắng lợi của công xã Quảng Châu ở Trung Quốc đã cổ vũ công nhân Việt Nam đấu tranh.

- Những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã giúp chủ nghĩa Mac- Lênin được truyền bá sâu rộng góp phần nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng của công nhân.

- Ngoài ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên còn đứng ra tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đưa phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ.

=> Hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng không phải là nhân tố đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929

Câu 22 :

Nguyên nhân sâu xa nào sau đây dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930-1931?

  • A

    Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933

  • B

    Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới

  • C

    Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

  • D

    Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930-1931.  Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân. Đầu năm 1930 sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo, chính quyền thực dân tăng cường các hoạt động khủng bố những người Việt Nam yêu nước. Tình hình kinh tế - xã hội trên đã khiến cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt.

Câu 23 :

Đâu không phải lý do khẳng định phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính dân tộc?

  • A

    Kẻ thù của phong trào là bộ phận nguy hiểm nhất của dân tộc

  • B

    Các quyền dân chủ thực chất là quyền lợi mỗi dân tộc cần phải có

  • C

    Phong trào là bước chuẩn bị tất yếu cho sự phát triển của cách mạng ở giai đoạn sau

  • D

    Phong trào có sự đoàn kết với cả lực lượng ngoại kiều ở Đông Dương chống phát xít

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào các đặc điểm của phong trào 1936- 1939 để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính chất dân tộc vì:

- Kẻ thù của phong trào là bọn phản động thuộc địa không chịu thi hành những chính sách tiến bộ của mặt trận nhân dân Pháp. Đây là kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc.

- Mục tiêu đấu tranh của phong trào là đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Đây là những quyền lợi mà dân tộc cần có.

- Tham gia phong trào là đông đảo các lực lượng yêu nước dân chủ tiến bộ, đồng thời cũng là lực lượng dân tộc.

- Phong trào dân chủ 1936-1939 là cuộc tập dượt lần lần hai, là bước chuẩn bị tất yếu cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam ở giai đoạn sau, cụ thể là Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 24 :

Tính chất điển hình của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

  • A

    Cách mạng vô sản

  • B

    Cách mạng tư sản

  • C

    Giải phóng dân tộc

  • D

    Thổ địa cách mạng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào nhiệm vụ - mục tiêu cách mạng tháng Tám để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Cách mạng tháng Tám mang tính chất dân tộc dân chủ nhân dân trong đó giải phóng dân tộc là tính chất điển hình vì nhiệm vụ mục tiêu số 1 của cách mạng là đánh đổ ách thống trị ngoại bang, giành độc lập dân tộc

Câu 25 :

Đâu không phải là nguyên nhân để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn diện?

  • A

    Để chống lại cuộc chiến tranh quy mô lớn của thực dân Pháp

  • B

    Để phát huy tối đa sức mạnh của mỗi người dân trong cuộc kháng chiến

  • C

    Để tạo điều kiện kháng chiến lâu dài.

  • D

    Để tạo cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên nhân ta phải kháng chiến toàn diện để đánh giá, nhận xét. 

Lời giải chi tiết :

Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn diện để chống lại cuộc chiến tranh quy mô lớn, trên tất cả các lĩnh vực của thực dân Pháp; để giúp cuộc kháng chiến toàn dân có nội dung. Trong kháng chiến toàn diện, đấu tranh trên mặt trận quân sự là quan trọng nhất vì nó giúp tiêu hao sinh lực địch, đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù. Tuy nhiên những thắng lợi trên mặt trận quân sự đó đều bắt nguồn từ thắng lợi trên mặt trận chính trị - kinh tế - văn hóa - ngoại giao…

Câu 26 :

Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế trong nội dung của hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

  • A

    Thời gian để quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam quá dài

  • B

    Vấn đề thống nhất của Việt Nam phải phụ thuộc vào bên ngoài

  • C

    Quá trình tập kết chuyển quân tạo cơ hội cho kẻ thù có cơ hội gây rối loạn

  • D

    Quyền dân tộc cơ bản mới được công nhận ở một nửa đất nước

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã công nhận quyền dân tộc cơ bản trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Còn việc Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, quyền thống nhất không được tôn trọng sau hiệp định là những hạn chế trong quá trình thực thi hiệp định.

Câu 27 :

Điểm khác nhau cơ bản của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về

  • A

    loại hình chiến dịch.

  • B

    địa hình tác chiến

  • C

    đối tượng tác chiến

  • D

    lực lượng chủ yếu

Đáp án : A

Phương pháp giải :

So sánh diễn biến hai chiến dịch để trả lời

Lời giải chi tiết :

Điểm khác nhau cơ bản của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về loại hình chiến dịch.

- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 là chiến dịch phản công.

- Còn chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là chiến dịch tiến công.

Câu 28 :

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào

  • A

    Huỳnh Thúc Kháng      

  • B

    Hồ Chí Minh

  • C

    Tôn Đức Thắng

  • D

    Võ Nguyên Giáp

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết :

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi sang Pháp. Tức là phải lấy cái bất biến (không thay đổi) mà ứng phó với cái vạn biến (cái luôn thay đổi). Điều "bất biến" mà chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc đến là độc lập dân tộc

Câu 29 :

“Ôi sáng xuân nay, Xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về, im lặng, con chim hót

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ...”

Theo anh(chị), những câu thơ trên đã nhắc đến sự kiện lịch sử nào ở Việt Nam năm 1941?

  • A

    Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941

  • B

    Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

  • C

    Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Quảng Tây

  • D

    Nguyễn Ái Quốc được trả tự do

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào những sự kiện của lịch sử Việt Nam năm 1941 cùng quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc để liên hệ trả lời.

Lời giải chi tiết :

Ngày 26-1-1941, sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

close