Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Liên Xô cần phải tiến hành khôi phục kinh tế trong giai đoạn 1946-1950 vì

  • A

    Chịu nhiều tổn thất do Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra

  • B

    Muốn trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới

  • C

    Muốn xây dựng nền kinh tế hùng mạnh trên thế giới

  • D

    Muốn xây dựng thế giới "đơn cực" do Liên Xô đứng đầu

Câu 2 :

Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954 là

  • A

    Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch tương đối yếu

  • B

    Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch mạnh nhất

  • C

    Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi có vị trí quan trong mà địch tương đối yếu

  • D

    Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi bố phòng sơ hở của địch

Câu 3 :

Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của cuộc đảo chính ngày 19-8-1991?

  • A

    Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động

  • B

    Nhà nước Liên bang tê liệt

  • C

    Các nước cộng hòa đòi ly khai

  • D

    Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống

Câu 4 :

Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ đánh cho Ngụy nhào?

  • A

    Chiến dịch Tây Nguyên

  • B

    Hiệp định Pari

  • C

    Chiến dịch Huế Đà Nẵng

  • D

    Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975

Câu 5 :

Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A

    Cuối những năm 40 thế kỉ XX

  • B

    Đầu những năm 50 thế kỉ XX

  • C

    Cuối những năm 50 thế kỉ XX

  • D

    Đầu những năm 60 thế kỉ XX

Câu 6 :

Từ năm 1958-1959, mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam có sự thay đổi như thế nào?

  • A

    Tiếp tục đấu tranh chính trị, hòa bình đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

  • B

    Đấu tranh chính trị, hòa bình chống chính sách khủng bố, tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm

  • C

    Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang chống khủng bố, tố cộng, diệt cộng, đòi quyền tự do dân chủ, giữ gìn phát triển lực lượng

  • D

    Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

Câu 7 :

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai khởi đầu từ quốc gia nào?

  • A

    Anh.

  • B

    Pháp.

  • C

    Liên Xô.

  • D

    Mỹ.

Câu 8 :

Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu gì?

  • A

    Rèn luyện hội viên trong thực tế, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh

  • B

    Rèn luyện tính kỉ luật cho hội viên của hội, giúp hội viên trưởng thành hơn trong đấu tranh.

  • C

    Tạo điều kiện để hội viên sống gần gũi với quần chúng để tổ chức phong trào đấu tranh

  • D

    Xây dựng cơ sở cách mạng trong phong trào nông dân và công nhân

Câu 9 :

Cơ sở nào tạo nên mối quan hệ gắn bó, tác động lẫn nhau của cách mạng hai miền Nam- Bắc?

  • A

    Đều do một Đảng lãnh đạo

  • B

    Đều dựa trên nòng cốt của khối liên minh công- nông

  • C

    Đều dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin

  • D

    Đều có chung mục tiêu chiến lược

Câu 10 :

Khẩu hiện được thực hiện qua các đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc (cuối 1953 -1956) là

  • A

    "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người".

  • B

    “Người cày có ruộng”.

  • C

    "Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày"

  • D

    "Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghè, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công"

Câu 11 :

Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân – đế quốc đã sụp đổ đến tận gốc rễ?

  • A

    Cách mạng Cuba giành thắng lợi.

  • B

    17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.

  • C

    Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn.

  • D

    Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập.

Câu 12 :

Tháng 7-1928, tầng lớp tiểu tư sản tri thức Việt Nam đã thành lập

  • A

    Hội phục Việt

  • B

    Hội hưng Nam

  • C

    Tân Việt Cách mạng Đảng

  • D

    Việt Nam nghĩa đoàn

Câu 13 :

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?

  • A

    Liên hợp quốc

  • B

    SEATO

  • C

    ASEAN

  • D

    APEC

Câu 14 :

Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A

    Thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực thực phẩm.

  • B

    Đất nước gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm…

  • C

    Phát triển thần kì, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

  • D

    Đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.

Câu 15 :

Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam lại mang tính chính nghĩa?

  • A

    Vì nó do nhân dân Việt Nam tiến hành

  • B

    Vì nó nhận được sự ủng hộ của lực lượng hòa bình dân chủ trên thế giới

  • C

    Vì nó nhận được sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ Pháp

  • D

    Vì nó nổ ra nhằm bảo vệ độc lập dân tộc trước cuộc xâm lược của quân Pháp

Câu 16 :

Đảng Cộng sản Đông Dương đã dựa trên cơ sở nào để quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936-1939?

  • A

    chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới

  • B

    quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước

  • C

    chính phủ Pháp ban hành chính sách nới lỏng cho thuộc địa

  • D

    đời sống của các tầng lớp nhân dân ta rất cực khổ

Câu 17 :

Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A

    Không bị chiến tranh tàn phá.

  • B

    Bán vũ khí cho các nước tham chiến.

  • C

    Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

  • D

    Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.

Câu 18 :

Những thành tựu Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến 2000 chứng tỏ điều gì?

  • A

    Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp

  • B

    Việt Nam đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội

  • C

    Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn cần phải có những bước đi phù hợp

  • D

    Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế

Câu 19 :

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam?

  • A

    Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân

  • B

    Thực dân Pháp tăng cường khủng bố các phong trào đấu tranh

  • C

    Mâu thuẫn giai cấp ngày càng thêm gay gắt.

  • D

    Nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm

Câu 20 :

Hội nghị nào đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương?

  • A

    Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 -1930)

  • B

    Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (11 - 1930)

  • C

    Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930)

  • D

    Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3 - 1935)

Câu 21 :

Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?

  • A

    Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng từ 1930 – 1945.

  • B

    Truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân

  • C

    Tranh thủ được điều kiện quốc tế thuận lợi

  • D

    Nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn từ các nước tư bản phát triển.

Câu 22 :

Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ Chính trị đã có chủ trương gì?

  • A

    Quyết định thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn

  • B

    Quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975

  • C

    Quyết định giải phóng toàn miền Nam, trước hết là giải phóng Huế- Đà Nẵng

  • D

    Quyết định hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1976

Câu 23 :

Quân đội Việt Nam đã phối hợp với lực lượng nào để đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn- 719” (1971) của quân đội Mĩ và Việt Nam Cộng hòa?

  • A

    Quân đội miền Bắc

  • B

    Quân dân Lào

  • C

    Quân dân Campuchia

  • D

    Quân dân Lào và Campuchia

Câu 24 :

Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là

  • A

    Dùng người Việt đánh người Việt

  • B

    Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

  • C

    Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường

  • D

    Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ

Câu 25 :

Chiến tranh lạnh đã để lại hậu quả nào lớn nhất tác động đến lịch sử nhân loại?

  • A

    Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, các vấn đề xã hội bị bỏ quên

  • B

    Các nước đế quốc chi phí có một khoản tiền khổng lồ để chạy đua vũ trang

  • C

    Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn

  • D

    Đưa nguy cơ hủy diệt toàn cầu đến gần kề

Câu 26 :

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những nước nào giành được độc lập sớm nhất?

  • A

    Indonexia, Việt Nam, Lào.

  • B

    Việt Nam, Myanma, Lào.

  • C

    Indonexia, Lào, Thái Lan.

  • D

    Philippin, Thái Lan, Singapo.

Câu 27 :

Các tổ chức quần chúng trong Mặt trận Việt Minh đều có tên gọi chung là

  • A

    Hội Phản đế.

  • B

    Hội Cứu tế.

  • C

    Hội Ái hữu.

  • D

    Hội Cứu quốc

Câu 28 :

Sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945, để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã

  • A

    thành lập “Nha bình dân học vụ”

  • B

    phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”

  • C

    thành lập các đoàn quân “Nam tiến”

  • D

    tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trên cả nước

Câu 29 :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) nền kinh tế Tây Âu có đặc điểm gì nổi bật?

  • A

    hoàn toàn kiệt quệ

  • B

    phát triển mạnh mẽ

  • C

    phát triển không ổn định

  • D

    phát triển chậm

Câu 30 :

Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?

  • A

    Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển

  • B

    Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệm

  • C

    Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh

  • D

    Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ

Câu 31 :

Vì sao Pháp triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) ở Việt Nam?

  • A

    Để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế-xã hội Việt Nam.

  • B

    Để bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra ở chính quốc.

  • C

    Để cạnh tranh với các nước tư bản khác.

  • D

    Để biến thị trường Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp.

Câu 32 :

Sự kiện nào đánh dấu việc Mĩ bắt đầu dính líu và can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương?

  • A

    Kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương

  • B

    Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơve

  • C

    Kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mĩ

  • D

    Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Đờlát đơTátxinhi

Câu 33 :

Đâu không phải nguyên nhân khiến một phong trào chống Mĩ lại dấy lên khắp miền Nam sau chiến thắng Ấp Bắc (1963)?

  • A

    Chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng “chiến tranh đặc biệt”

  • B

    Lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ bị đánh sụp

  • C

    Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam có bước trưởng thành vượt bậc

  • D

    Bước đầu làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

Câu 34 :

Anh (chị) hiểu như thế nào là chế độ Apácthai?

  • A

    Là sự phân biệt con người dựa trên tài sản

  • B

    Là sự phân biệt con người dựa trên chủng tộc (màu da)

  • C

    Là sự phân biệt con người dựa quốc gia

  • D

    Là sự phân biệt con người dựa trên cơ sở văn hóa

Câu 35 :

Điểm khác nhau về nhiệm vụ giữa phong trào dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh với châu Á, châu Phi ở đầu thế kỉ XX là

  • A

    Chống lại bọn đế quốc, thực dân và tay sai

  • B

    Chống Mĩ và các lực lượng thân Mĩ

  • C

    Chống lại bọn tay sai cho đế quốc, thực dân

  • D

    Chống lại bọn đế quốc, thực dân

Câu 36 :

Động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là

  • A

    Yêu cầu giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.

  • B

    Yêu cầu phục vụ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

  • C

    Do kế thừa những thành tựu KHKT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

  • D

    Do những đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.

Câu 37 :

Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản, tiểu tư sản trong những năm 1919-1925 mang tính chất

  • A

    Dân tộc công khai

  • B

    Giải phóng dân tộc

  • C

    Dân tộc dân chủ công khai

  • D

    Dân chủ nhân dân

Câu 38 :

Lý do chủ yếu nào buộc thực dân Pháp phải đồng ý bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương?

  • A

    Quân Pháp ở Đông Dương không đủ khả năng để chống lại Nhật

  • B

    Pháp muốn giữ thế hòa hoãn tạm thời để chờ cơ hội phản công

  • C

    Nước Pháp đã bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ Đờgôn phải lưu vong

  • D

    Do phe Trục đang chiếm ưu thế trên thế giới

Câu 39 :

Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965-1968?

  • A

    Miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam

  • B

    Miền Bắc là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ

  • C

    Miền Bắc là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới

  • D

    Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia

Câu 40 :

Đâu không phải là điểm chung về ý nghĩa giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976?

  • A

    Phản ánh ý thức làm chủ và trách nhiệm công dân của mỗi người Việt Nam

  • B

    Giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ, xâm lược của các thế lực thù địch

  • C

    Góp phần nâng cao uy tín của quốc gia trên trường quốc tế

  • D

    Góp phần hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Câu 41 :

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam năm 1954 đã có tác động mạnh đến phong trào giải  phóng dân tộc ở khu vực nào trên thế giới?

  • A

    Nam Á

  • B

    Đông Nam Á

  • C

    Châu Phi

  • D

    Mĩ Latinh

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Liên Xô cần phải tiến hành khôi phục kinh tế trong giai đoạn 1946-1950 vì

  • A

    Chịu nhiều tổn thất do Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra

  • B

    Muốn trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới

  • C

    Muốn xây dựng nền kinh tế hùng mạnh trên thế giới

  • D

    Muốn xây dựng thế giới "đơn cực" do Liên Xô đứng đầu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai tuy với tư thế của người chiến thắng những Liên Xô đã phải chịu những tổn thất nặng nề: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 32000 làng mạc bị phá hủy, sản xuất đình trệ…

=> Liên Xô buộc phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946 - 1950)

Câu 2 :

Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954 là

  • A

    Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch tương đối yếu

  • B

    Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch mạnh nhất

  • C

    Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi có vị trí quan trong mà địch tương đối yếu

  • D

    Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi bố phòng sơ hở của địch

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954  là “tập trung lực lượng, mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán lực lượng mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”.

Câu 3 :

Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của cuộc đảo chính ngày 19-8-1991?

  • A

    Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động

  • B

    Nhà nước Liên bang tê liệt

  • C

    Các nước cộng hòa đòi ly khai

  • D

    Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngày 19-8-1991, một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tiến hành đảo chính, lật đổ tổng thống Goóc-ba-chốp. Nhưng cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và dẫn tới hậu quả nghiêm trọng:

-  Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.

- Nhà nước Liên bang hầu như tê liệt.

- Các nước cộng hòa đòi ly khai khỏi liên bang.

=> Cuộc đảo chính ngày 19-8-1991 không dẫn đến hậu quả Goócbachốp từ chức tổng thống.

Câu 4 :

Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ đánh cho Ngụy nhào?

  • A

    Chiến dịch Tây Nguyên

  • B

    Hiệp định Pari

  • C

    Chiến dịch Huế Đà Nẵng

  • D

    Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của các chiến thắng của ta từ năm 1973 đến năm 1975 để phân tích, đánh giá. 

Lời giải chi tiết :

- Với Hiệp định Pải (1973) ta mới hoàn thành nhiệm vụ "Đánh cho Mỹ cút"

- Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã lật đổ được hệ thống chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương, thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào

Câu 5 :

Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A

    Cuối những năm 40 thế kỉ XX

  • B

    Đầu những năm 50 thế kỉ XX

  • C

    Cuối những năm 50 thế kỉ XX

  • D

    Đầu những năm 60 thế kỉ XX

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đến cuối những năm 50 thế kỉ XX, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập

Câu 6 :

Từ năm 1958-1959, mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam có sự thay đổi như thế nào?

  • A

    Tiếp tục đấu tranh chính trị, hòa bình đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

  • B

    Đấu tranh chính trị, hòa bình chống chính sách khủng bố, tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm

  • C

    Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang chống khủng bố, tố cộng, diệt cộng, đòi quyền tự do dân chủ, giữ gìn phát triển lực lượng

  • D

    Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ năm 1958-1959, do sự thay đổi của tình hình, phong trào đấu tranh đã chuyển sang đấu tranh chống khủng, đàn áp, chống chiến dịch tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Từ hình thức đấu tranh chính trị hòa bình sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang

Câu 7 :

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai khởi đầu từ quốc gia nào?

  • A

    Anh.

  • B

    Pháp.

  • C

    Liên Xô.

  • D

    Mỹ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mỹ là nước khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai, bắt đầu từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX

Câu 8 :

Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu gì?

  • A

    Rèn luyện hội viên trong thực tế, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh

  • B

    Rèn luyện tính kỉ luật cho hội viên của hội, giúp hội viên trưởng thành hơn trong đấu tranh.

  • C

    Tạo điều kiện để hội viên sống gần gũi với quần chúng để tổ chức phong trào đấu tranh

  • D

    Xây dựng cơ sở cách mạng trong phong trào nông dân và công nhân

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mục tiêu của phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện là đưa hội viên của hội vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ cùng sống lao động với công nhân để rèn luyện, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tổ chức lãnh đạo công nhân đấu tranh.

Câu 9 :

Cơ sở nào tạo nên mối quan hệ gắn bó, tác động lẫn nhau của cách mạng hai miền Nam- Bắc?

  • A

    Đều do một Đảng lãnh đạo

  • B

    Đều dựa trên nòng cốt của khối liên minh công- nông

  • C

    Đều dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin

  • D

    Đều có chung mục tiêu chiến lược

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cách mạng hai miền Nam- Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau do đều nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước (Chung mục tiêu chiến lược)

Câu 10 :

Khẩu hiện được thực hiện qua các đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc (cuối 1953 -1956) là

  • A

    "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người".

  • B

    “Người cày có ruộng”.

  • C

    "Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày"

  • D

    "Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghè, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công"

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là “người cày có ruộng”

Câu 11 :

Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân – đế quốc đã sụp đổ đến tận gốc rễ?

  • A

    Cách mạng Cuba giành thắng lợi.

  • B

    17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.

  • C

    Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn.

  • D

    Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kết quả, ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc sau năm 1945 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Sau khi Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập thì từ những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức là chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) tập trung ở ba nước miền Nam châu Phi.

=> Năm 1993, Hiến pháp Nam Phi quy định chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ hoàn toàn.

=> Hình thức tồn tại cuối cùng của chủ nghĩa thực dân – đế quốc bị xóa bỏ hoàn toàn.

=> Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai được xóa bỏ cũng đồng nghĩa chủ nghĩa đế quốc – thực dân đã sụp đổ đến tận gốc rễ.

Câu 12 :

Tháng 7-1928, tầng lớp tiểu tư sản tri thức Việt Nam đã thành lập

  • A

    Hội phục Việt

  • B

    Hội hưng Nam

  • C

    Tân Việt Cách mạng Đảng

  • D

    Việt Nam nghĩa đoàn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Năm 1925, một số tù chính trị cũ ở Trung Kì và một nhóm sinh viên trường Cao đằng Sư phạn Hà Nội đã lập ra Hội Phục Việt. Sau nhiều lần đổi tên, đến tháng 7-1928, Tân Việt Cách mạng Đảng được thành lập

Câu 13 :

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?

  • A

    Liên hợp quốc

  • B

    SEATO

  • C

    ASEAN

  • D

    APEC

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong tuyên bố Băng Cốc năm 1967 đã xác định mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Câu 14 :

Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A

    Thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực thực phẩm.

  • B

    Đất nước gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm…

  • C

    Phát triển thần kì, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

  • D

    Đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận, mất hết thuộc địa, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. Đất nước Nhật gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, hàng hóa, lạm phát gia tăng.

Câu 15 :

Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam lại mang tính chính nghĩa?

  • A

    Vì nó do nhân dân Việt Nam tiến hành

  • B

    Vì nó nhận được sự ủng hộ của lực lượng hòa bình dân chủ trên thế giới

  • C

    Vì nó nhận được sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ Pháp

  • D

    Vì nó nổ ra nhằm bảo vệ độc lập dân tộc trước cuộc xâm lược của quân Pháp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam cuối năm 1946 để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

 Mặc dù đã kí hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) nhưng thực dân Pháp vẫn tìm cách phá hoại hiệp định, gây xung đột vũ trang ở nhiều nơi như Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Bộ…Đặc biệt ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946, quân Pháp sẽ hành động. Trước tình thế đó, Trung ương Đảng, chính phủ đã quyết định phát động cuộc toàn quốc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chính quyền nhà nước. Đây là nội dung thể hiện tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến lần thứ hai chống thực dân Pháp.

Câu 16 :

Đảng Cộng sản Đông Dương đã dựa trên cơ sở nào để quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936-1939?

  • A

    chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới

  • B

    quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước

  • C

    chính phủ Pháp ban hành chính sách nới lỏng cho thuộc địa

  • D

    đời sống của các tầng lớp nhân dân ta rất cực khổ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tháng 6-1936, Mặt trận Nhân dân Pháp thắng cử nghị viện, lên nắm quyền và thi hành một số chính sách nới lỏng ở thuộc địa như: trả lại tự do cho tù chính trị, thành lập ủy ban điều tra tình hình các thuộc địa, và thi hành một số cải cách xã hội… Đây chính là điều kiện để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936-1939.

Câu 17 :

Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A

    Không bị chiến tranh tàn phá.

  • B

    Bán vũ khí cho các nước tham chiến.

  • C

    Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

  • D

    Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Các đáp án A, B, C: là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đáp án D: Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước không phải nguyên nhân tạo điều kiện cho kinh tế Mỹ phát triển trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Vì các cuộc chiến tranh này đòi hỏi chi phí quân sự lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của nước Mĩ

Câu 18 :

Những thành tựu Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến 2000 chứng tỏ điều gì?

  • A

    Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp

  • B

    Việt Nam đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội

  • C

    Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn cần phải có những bước đi phù hợp

  • D

    Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phần thành tựu của công cuộc đổi mới để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp và cần phải tiếp tục giữ vững, phát huy điều đó

Câu 19 :

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam?

  • A

    Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân

  • B

    Thực dân Pháp tăng cường khủng bố các phong trào đấu tranh

  • C

    Mâu thuẫn giai cấp ngày càng thêm gay gắt.

  • D

    Nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân

- Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm phải bán với giá thấp.

- Công nhân bị thất nghiệp, đồng lương giảm sút

- Tiểu tư sản đời sống bấp bênh

- Tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.

Câu 20 :

Hội nghị nào đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương?

  • A

    Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 -1930)

  • B

    Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (11 - 1930)

  • C

    Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930)

  • D

    Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3 - 1935)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tại hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương.

Câu 21 :

Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?

  • A

    Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng từ 1930 – 1945.

  • B

    Truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân

  • C

    Tranh thủ được điều kiện quốc tế thuận lợi

  • D

    Nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn từ các nước tư bản phát triển.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Cách mạng tháng Tám thành công là do các nguyên nhân sau:

- Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc được phát huy khi Đảng Cộng sản Đông Dương phát cao ngọn cờ cứu nước, cứu nhà

- Có đường lối, phương pháp đấu tranh đúng đắn, có sự chuẩn bị chu đáo về lực lượng

- Tranh thủ được hoàn cảnh quốc tế thuận lợi: Quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức, Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 22 :

Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ Chính trị đã có chủ trương gì?

  • A

    Quyết định thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn

  • B

    Quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975

  • C

    Quyết định giải phóng toàn miền Nam, trước hết là giải phóng Huế- Đà Nẵng

  • D

    Quyết định hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1976

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử trước chiến dịch Huế Đà Nẵng để trả lời

Lời giải chi tiết :

Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ Chính trị đã có quyết định kịp thời thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế- Đà Nẵng

Câu 23 :

Quân đội Việt Nam đã phối hợp với lực lượng nào để đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn- 719” (1971) của quân đội Mĩ và Việt Nam Cộng hòa?

  • A

    Quân đội miền Bắc

  • B

    Quân dân Lào

  • C

    Quân dân Campuchia

  • D

    Quân dân Lào và Campuchia

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Từ ngày 12-2 đến 23-3-1971 quân đội Việt Nam có sự phối hợp với quân dân Lào đạp tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của quân đội Mĩ và quân đội Việt Nam Cộng hòa, buộc quân Mĩ và quân đội Sài Gòn phải rút khỏi Đường 9 - Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương

Câu 24 :

Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là

  • A

    Dùng người Việt đánh người Việt

  • B

    Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

  • C

    Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường

  • D

    Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đông thời triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”

Câu 25 :

Chiến tranh lạnh đã để lại hậu quả nào lớn nhất tác động đến lịch sử nhân loại?

  • A

    Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, các vấn đề xã hội bị bỏ quên

  • B

    Các nước đế quốc chi phí có một khoản tiền khổng lồ để chạy đua vũ trang

  • C

    Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn

  • D

    Đưa nguy cơ hủy diệt toàn cầu đến gần kề

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chiến tranh lạnh diễn ra khiến cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới bùng nổ, các vấn đề an sinh xã hội không được quan tâm đúng mức. Đây là hậu quả lớn nhất mà Chiến tranh lạnh gây ra cho lịch sử nhân loại.

Câu 26 :

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những nước nào giành được độc lập sớm nhất?

  • A

    Indonexia, Việt Nam, Lào.

  • B

    Việt Nam, Myanma, Lào.

  • C

    Indonexia, Lào, Thái Lan.

  • D

    Philippin, Thái Lan, Singapo.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra sớm nhất ở 3 nước Indonexia, Việt Nam, Lào. Cuộc đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, 3 nước lần lượt tuyên bố độc lập. Indonexia (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945) và Lào (12/10/1945).

Câu 27 :

Các tổ chức quần chúng trong Mặt trận Việt Minh đều có tên gọi chung là

  • A

    Hội Phản đế.

  • B

    Hội Cứu tế.

  • C

    Hội Ái hữu.

  • D

    Hội Cứu quốc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mặt trận Việt Minh ra đời (5 – 1941) với các tổ chức quần chúng trong mặt trận là các hội Cứu quốc.

Câu 28 :

Sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945, để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã

  • A

    thành lập “Nha bình dân học vụ”

  • B

    phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”

  • C

    thành lập các đoàn quân “Nam tiến”

  • D

    tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trên cả nước

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sau cách mạng tháng Tám, chính quyền cách mạng mới được thành lập đã đứng trước nguy cơ bị lật đổ, để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngày 8-9-1945, chính phủ lâm thời công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.

Câu 29 :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) nền kinh tế Tây Âu có đặc điểm gì nổi bật?

  • A

    hoàn toàn kiệt quệ

  • B

    phát triển mạnh mẽ

  • C

    phát triển không ổn định

  • D

    phát triển chậm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã để lại cho các nước Tây Âu nhiều hậu quả nặng nề. Sau chiến tranh, nền kinh tế của các nước này hoàn toàn kiệt quệ:

- Ở Pháp, năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1938.

- Ở Italia, tổn thất khoảng 1/3 của cải quốc gia.

Câu 30 :

Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?

  • A

    Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển

  • B

    Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệm

  • C

    Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh

  • D

    Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng do hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ - Diệm nên nhân dân miền Nam không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình được nữa. Nghị quyết 15 như “nắng hạ gặp mưa rào” làm bùng lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở miền Nam, hình thành phong trào “Đồng Khởi”.

Câu 31 :

Vì sao Pháp triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) ở Việt Nam?

  • A

    Để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế-xã hội Việt Nam.

  • B

    Để bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra ở chính quốc.

  • C

    Để cạnh tranh với các nước tư bản khác.

  • D

    Để biến thị trường Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có Đông Dương và Việt Nam.

Câu 32 :

Sự kiện nào đánh dấu việc Mĩ bắt đầu dính líu và can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương?

  • A

    Kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương

  • B

    Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơve

  • C

    Kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mĩ

  • D

    Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Đờlát đơTátxinhi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, chính phủ Pháp đề ra và thực hiện kế hoạch Rơve. Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

Câu 33 :

Đâu không phải nguyên nhân khiến một phong trào chống Mĩ lại dấy lên khắp miền Nam sau chiến thắng Ấp Bắc (1963)?

  • A

    Chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng “chiến tranh đặc biệt”

  • B

    Lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ bị đánh sụp

  • C

    Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam có bước trưởng thành vượt bậc

  • D

    Bước đầu làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Ngày 2-1-1963, quân Giải phóng đã đẩy lui được cuộc càn quét của hơn 2000 quân Sài Gòn vào Ấp Bắc (Mĩ Tho). Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đã bước đầu đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch, đánh sụp lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ. Chiến thắng này cũng chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Sau trận Ấp Bắc, phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” dấy lên khắp miền Nam

Câu 34 :

Anh (chị) hiểu như thế nào là chế độ Apácthai?

  • A

    Là sự phân biệt con người dựa trên tài sản

  • B

    Là sự phân biệt con người dựa trên chủng tộc (màu da)

  • C

    Là sự phân biệt con người dựa quốc gia

  • D

    Là sự phân biệt con người dựa trên cơ sở văn hóa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi để phân tích, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Apacthai (tiếng Hà Lan: Apartheid) là chính sách phân biệt chủng tộc trước đây đã được tiến hành ở Nam Phi. Từ apartheid trong tiếng Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân số người da đen

Câu 35 :

Điểm khác nhau về nhiệm vụ giữa phong trào dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh với châu Á, châu Phi ở đầu thế kỉ XX là

  • A

    Chống lại bọn đế quốc, thực dân và tay sai

  • B

    Chống Mĩ và các lực lượng thân Mĩ

  • C

    Chống lại bọn tay sai cho đế quốc, thực dân

  • D

    Chống lại bọn đế quốc, thực dân

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phong trào dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh, Châu Á và châu Phi để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Điểm khác nhau về nhiệm vụ của phong trào dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh với châu Á, châu Phi với đầu thế kỉ XX là:

- Khu vực Mĩ Latinh: đấu tranh chống Mĩ và các lực lượng thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ. Qua đó bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc.

- Châu Á, châu Phi: đấu tranh chống bọn đế quốc thực dân và tay sai để giải phóng dân tộc

Câu 36 :

Động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là

  • A

    Yêu cầu giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.

  • B

    Yêu cầu phục vụ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

  • C

    Do kế thừa những thành tựu KHKT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

  • D

    Do những đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại nổ ra nhằm đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất ngày càng cao của con người. Đây là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. Nếu không có nhu cầu, đòi hỏi của cuộc sống thì sẽ không có sự bùng nổ cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

Câu 37 :

Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản, tiểu tư sản trong những năm 1919-1925 mang tính chất

  • A

    Dân tộc công khai

  • B

    Giải phóng dân tộc

  • C

    Dân tộc dân chủ công khai

  • D

    Dân chủ nhân dân

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu, hình thức đấu tranh của giai cấp tư sản, tiểu tư sản ở Việt Nam trong giai đoạn 1919-1925 để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Các phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản ở Việt Nam đều nhằm chống đế quốc, tay sai đòi các quyền lợi về kinh tế- chính trị, dưới hình thức công khai, hợp pháp. Do đó nó đều mang tính chất dân tộc dân chủ công khai.

Câu 38 :

Lý do chủ yếu nào buộc thực dân Pháp phải đồng ý bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương?

  • A

    Quân Pháp ở Đông Dương không đủ khả năng để chống lại Nhật

  • B

    Pháp muốn giữ thế hòa hoãn tạm thời để chờ cơ hội phản công

  • C

    Nước Pháp đã bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ Đờgôn phải lưu vong

  • D

    Do phe Trục đang chiếm ưu thế trên thế giới

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đông Dương là một trong những thuộc địa giàu có nhất của thực dân Pháp nên Pháp buộc phải giữ Đông Dương bằng mọi giá. Tuy nhiên khi Nhật vào Đông Dương, quân Pháp không đủ khả năng để chống lại nên đã chủ động bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương.

Câu 39 :

Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965-1968?

  • A

    Miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam

  • B

    Miền Bắc là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ

  • C

    Miền Bắc là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới

  • D

    Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình miền Bắc trong những năm 1965-1968 để đánh giá, nhận xét

Lời giải chi tiết :

Trong những năm 1965-1968, Miền Bắc vừa là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam, vừa là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ. Đồng thời Miền Bắc cũng là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới. Phải đến khi Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh, nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia mới được miền Bắc thực hiện.

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 40 :

Đâu không phải là điểm chung về ý nghĩa giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976?

  • A

    Phản ánh ý thức làm chủ và trách nhiệm công dân của mỗi người Việt Nam

  • B

    Giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ, xâm lược của các thế lực thù địch

  • C

    Góp phần nâng cao uy tín của quốc gia trên trường quốc tế

  • D

    Góp phần hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa 2 cuộc tổng tuyển cử ở trên để so sánh, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

- Các đáp án A, B, C: là điểm chung về ý nghĩa giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976.

- Đáp án D: Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 chỉ mang ý nghĩa củng cố chính quyền dân chủ nhân dân ở Việt Nam. Còn cuộc tổng tuyển cử bầu ngày 25-4-1976 mới mang ý nghĩa góp phần hoàn thành quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Câu 41 :

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam năm 1954 đã có tác động mạnh đến phong trào giải  phóng dân tộc ở khu vực nào trên thế giới?

  • A

    Nam Á

  • B

    Đông Nam Á

  • C

    Châu Phi

  • D

    Mĩ Latinh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trong những năm 50-60 của thế kỉ XX để trả lời

Lời giải chi tiết :

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam năm 1954 đã có tác động mạnh đến phong trào giải  phóng dân tộc ở khu vực châu Phi, đặc biệt là An-giê-ri. Chiến thắng Điện Biên Phủ giúp họ tin rằng Việt Nam có thể chiến thắng đế quốc thực dân thì An-giê-ri cũng có thể làm được. 8 năm sau đó, Chính phủ Pháp đã buộc phải thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Algerie, chấm dứt nền thống trị 132 năm của chủ nghĩa thực dân ở đây. Được truyền cảm hứng từ chiến thắng Điện Biên Phủ, trong năm1960, ở châu Phi đã có 17 quốc gia tuyên bố độc lập.

close