Đề kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 2 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Cuộc đấu tranh hưởng ứng ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 của công nhân Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

  • A

    Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động

  • B

    Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của công nhân.

  • C

    Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tinh thần quốc tế vô sản

  • D

    Lần đầu tiên công nhân và nông dân liên minh với nhau trong một phong trào đấu tranh

Câu 2 :

Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương từ năm 1936 đến năm 1939 được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định là

  • A

    Chống đế quốc và chống phong kiến giành độc lập dân tộc.

  • B

    Chống phát xít, chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai của Nhật.

  • C

    Chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh và tay sai của Nhật.

  • D

    Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh.

Câu 3 :

Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo nào?

  • A

    Đời sống công nhân.

  • B

    Người cùng khổ (Le Paria).

  • C

    Nhân đạo.

  • D

    Sự thật.

Câu 4 :

Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) và khởi nghĩa Nam Kì (11-1940)?

  • A

    Nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta

  • B

    Giáng đòn mạnh vào thực dân Pháp, phát xít Nhật

  • C

    Chứng tỏ đường lối chuyển hướng của Đảng Cộng sản Đông Dương là đúng đắn

  • D

    Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân thế giới

Câu 5 :

Đường lối chiến lược của cách mạng Đông Dương được xác định như thế nào trong Luận Cương chính trị (10-1930)?

  • A

    Tiến hành cuộc tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

  • B

    Lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa

  • C

    Tiến hành cách mạng ruộng đất để tiến tới xã hội cộng sản

  • D

    Tiến hành giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất

Câu 6 :

Căn cứ địa nào được xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới trước khi diễn ra cách mạng tháng Tám?

  • A

    Cao Bằng

  • B

    Bắc Sơn- Võ Nhai

  • C

    Cao- Bắc- Lạng

  • D

    Khu giải phóng Việt Bắc

Câu 7 :

Sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không mang ý nghĩa nào sau đây?

  • A

    Chứng tỏ sự thắng thế của khuynh hướng vô sản.

  • B

    Chuẩn bị trực tiếp về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • C

    Đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Việt Nam.

  • D

    Chấm dứt cuộc khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo ở Việt Nam.

Câu 8 :

Đâu không phải lý do khẳng định phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính dân tộc?

  • A

    Kẻ thù của phong trào là bộ phận nguy hiểm nhất của dân tộc

  • B

    Các quyền dân chủ thực chất là quyền lợi mỗi dân tộc cần phải có

  • C

    Phong trào là bước chuẩn bị tất yếu cho sự phát triển của cách mạng ở giai đoạn sau

  • D

    Phong trào có sự đoàn kết với cả lực lượng ngoại kiều ở Đông Dương chống phát xít

Câu 9 :

Lý do chủ yếu quyết định Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Việt Nam chỉ diễn ra, giành thắng lợi trong vòng 15 ngày và ít đổ máu là

  • A

    Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương

  • B

    Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc

  • C

    Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để chớp thời cơ

  • D

    Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh

Câu 10 :

Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào?

  • A

    Võ Nguyên Giáp

  • B

    Tôn Đức Thắng

  • C

    Hồ Chí Minh

  • D

    Huỳnh Thúc Kháng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cuộc đấu tranh hưởng ứng ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 của công nhân Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

  • A

    Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động

  • B

    Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của công nhân.

  • C

    Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tinh thần quốc tế vô sản

  • D

    Lần đầu tiên công nhân và nông dân liên minh với nhau trong một phong trào đấu tranh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tháng 5 trên phạm vi cả nước đã bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1-5. Các cuộc đấu tranh này là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tình đoàn kết với công nhân thế giới. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào này.

Câu 2 :

Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương từ năm 1936 đến năm 1939 được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định là

  • A

    Chống đế quốc và chống phong kiến giành độc lập dân tộc.

  • B

    Chống phát xít, chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai của Nhật.

  • C

    Chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh và tay sai của Nhật.

  • D

    Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Câu 3 :

Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo nào?

  • A

    Đời sống công nhân.

  • B

    Người cùng khổ (Le Paria).

  • C

    Nhân đạo.

  • D

    Sự thật.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ. Tờ báo này đã vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và chủ nghĩa đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng.

Câu 4 :

Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) và khởi nghĩa Nam Kì (11-1940)?

  • A

    Nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta

  • B

    Giáng đòn mạnh vào thực dân Pháp, phát xít Nhật

  • C

    Chứng tỏ đường lối chuyển hướng của Đảng Cộng sản Đông Dương là đúng đắn

  • D

    Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân thế giới

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

-  Khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) và khởi nghĩa Nam Kì (11-1940) đã “gây ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc”, nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta, giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, cảnh báo nghiêm khắc phát xít Nhật vừa mới đặt chân vào nước ta, “đó là những tiếng súng báo hiệu của cuộc khởi nghĩa toàn quốc".

- Để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, trực tiếp chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám về sau.

Câu 5 :

Đường lối chiến lược của cách mạng Đông Dương được xác định như thế nào trong Luận Cương chính trị (10-1930)?

  • A

    Tiến hành cuộc tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

  • B

    Lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa

  • C

    Tiến hành cách mạng ruộng đất để tiến tới xã hội cộng sản

  • D

    Tiến hành giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Luận cương khẳng định tính chất của cuộc cách mạng Đông Dương (Đường lối chiến lược) lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa

Câu 6 :

Căn cứ địa nào được xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới trước khi diễn ra cách mạng tháng Tám?

  • A

    Cao Bằng

  • B

    Bắc Sơn- Võ Nhai

  • C

    Cao- Bắc- Lạng

  • D

    Khu giải phóng Việt Bắc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngày 4-6-1945, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, bao gồm các tỉnh Cao- Bắc- Lạng- Hà- Tuyên- Thái. Tân Trào được chọn làm thủ đô của khu giải phóng. Nơi đây trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

Câu 7 :

Sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không mang ý nghĩa nào sau đây?

  • A

    Chứng tỏ sự thắng thế của khuynh hướng vô sản.

  • B

    Chuẩn bị trực tiếp về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • C

    Đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Việt Nam.

  • D

    Chấm dứt cuộc khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo ở Việt Nam.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân; là sự chuẩn bị trực tiếp về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời chứng tỏ sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào cách mạng Việt Nam.

Câu 8 :

Đâu không phải lý do khẳng định phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính dân tộc?

  • A

    Kẻ thù của phong trào là bộ phận nguy hiểm nhất của dân tộc

  • B

    Các quyền dân chủ thực chất là quyền lợi mỗi dân tộc cần phải có

  • C

    Phong trào là bước chuẩn bị tất yếu cho sự phát triển của cách mạng ở giai đoạn sau

  • D

    Phong trào có sự đoàn kết với cả lực lượng ngoại kiều ở Đông Dương chống phát xít

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào các đặc điểm của phong trào 1936- 1939 để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính chất dân tộc vì:

- Kẻ thù của phong trào là bọn phản động thuộc địa không chịu thi hành những chính sách tiến bộ của mặt trận nhân dân Pháp. Đây là kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc.

- Mục tiêu đấu tranh của phong trào là đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Đây là những quyền lợi mà dân tộc cần có.

- Tham gia phong trào là đông đảo các lực lượng yêu nước dân chủ tiến bộ, đồng thời cũng là lực lượng dân tộc.

- Phong trào dân chủ 1936-1939 là cuộc tập dượt lần lần hai, là bước chuẩn bị tất yếu cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam ở giai đoạn sau, cụ thể là Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 9 :

Lý do chủ yếu quyết định Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Việt Nam chỉ diễn ra, giành thắng lợi trong vòng 15 ngày và ít đổ máu là

  • A

    Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương

  • B

    Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc

  • C

    Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để chớp thời cơ

  • D

    Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Việt Nam chỉ diễn ra, giành thắng trong vòng 15 ngày và ít đổ máu là do Đảng Cộng sản Đông Dương đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trong suốt 15 năm để chớp lấy điều kiện thuận lợi.

Cụ thể:

- Chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng.

- Chuẩn bị về tập dượt đấu tranh qua: phong trào 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945.

- Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền và chớp thời cơ ngàn năm có một.

Câu 10 :

Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào?

  • A

    Võ Nguyên Giáp

  • B

    Tôn Đức Thắng

  • C

    Hồ Chí Minh

  • D

    Huỳnh Thúc Kháng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết :

Trong bối cảnh những điều kiện thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam đã đến, Hồ Chí Minh trong lúc đang ốm nặng đã căn dặn với trung ương Đảng Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”

close