Đề kiểm tra học kì 1 - Đề số 4Đề bài
Câu 1 :
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã có sự chuyển biến như thế nào?
Câu 2 :
Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là
Câu 3 :
Điểm nổi bật của tình hình kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 4 :
Số vốn đầu tư của thực dân Pháp vào Đông Dương trong chương trình khai thác lần thứ hai từ (1924 - 1929) đã
Câu 5 :
Mục tiêu xóa bỏ "chế độ A-pác-thai về kinh tế" là của quốc gia nào?
Câu 6 :
Ý nào sau đây không thuộc điểm tích cực của phong trào dân tộc dân chủ công khai Việt Nam giai đoạn 1919-1925?
Câu 7 :
Đâu không phải là điều kiện khách quan tác động đến sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Câu 8 :
Ngày 1-10-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
Câu 9 :
Trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là gì?
Câu 10 :
Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân cơ bản sụp đổ vào khoảng thời gian nào?
Câu 11 :
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu có thái độ như thế nào đối với vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa cũ?
Câu 12 :
Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?
Câu 13 :
Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra nhằm mục đích gì?
Câu 14 :
Đâu không phải là yếu tố dẫn tới sự không ổn định của tình hình châu Á suốt nửa sau thế kỉ XX?
Câu 15 :
Tình hình chính trị của các nước Đông Âu trước chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm gì?
Câu 16 :
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai có tác động như thế nào đến chủ nghĩa tư bản?
Câu 17 :
Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là gì?
Câu 18 :
Nguyên nhân chủ yếu nào khiến Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946-1950)?
Câu 19 :
Đâu không phải là mục đích của thực dân Pháp khi thực hiện các chính sách văn hóa - giáo dục nô dịch ở Việt Nam?
Câu 20 :
Năm 1922, công nhân viên chức ở các sở công thương Bắc Kì đấu tranh đòi quyền lợi gì?
Câu 21 :
Cách mạng nước nào được đánh giá là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 22 :
Nguyên nhân chủ yếu nào quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?
Câu 23 :
Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Câu 24 :
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ là gì?
Câu 25 :
Điểm giống nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là
Câu 26 :
Đâu không phải là những thách thức đặt ra cho các quốc gia, dân tộc trong xu thế phát triển mới của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
Câu 27 :
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp có tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam?
Câu 28 :
Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai dựa trên cơ sở chính là
Câu 29 :
Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã có sự chuyển biến như thế nào?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu Chiến tranh lạnh để trả lời. Lời giải chi tiết :
Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Liên Xô- Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh.
Câu 2 :
Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo của thế giới là hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển.
Câu 3 :
Điểm nổi bật của tình hình kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ thu được nhiều món lợi khổng lồ, vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
Câu 4 :
Số vốn đầu tư của thực dân Pháp vào Đông Dương trong chương trình khai thác lần thứ hai từ (1924 - 1929) đã
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào đặc điểm quá trình đầu tư của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai để trả lời. Lời giải chi tiết :
Tổng số vốn mà thực dân Pháp đầu tư vào Đông Dương để thực hiện chương trình khai thác lần thứ hai lên đến 400 triệu Phrăng, tăng gấp nhiều lần so với thời kì trước chiến tranh.
Câu 5 :
Mục tiêu xóa bỏ "chế độ A-pác-thai về kinh tế" là của quốc gia nào?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào tình hình kinh tế- xã hội của Nam Phi để trả lời. Lời giải chi tiết :
Năm 1996, chính phủ Nam Phi đã đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô với tên gọi “Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại” nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen, xóa bỏ “chế độ Apacthai về kinh tế” vốn còn tồn tại với người da đen.
Câu 6 :
Ý nào sau đây không thuộc điểm tích cực của phong trào dân tộc dân chủ công khai Việt Nam giai đoạn 1919-1925?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ công khai giai đoạn 1919 – 1925 để suy luận, loại trừ. Lời giải chi tiết :
Phong trào dân tộc dân chủ công khai của Việt Nam trong giai đoạn 1919-1925 có một số điểm tích cực như: - Mang ý thức dân tộc chống đế quốc, tay sai rõ nét - Thu hút đông đảo các lực lượng xã hội tham gia ở cả trong và ngoài nước - Diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phú - Đặt cơ sở cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau => Loại trừ đáp án: D
Câu 7 :
Đâu không phải là điều kiện khách quan tác động đến sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Đáp án : D Phương pháp giải :
Căn cứ vào hoàn cảnh bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) để suy luận trả lời. Lời giải chi tiết :
- Các đáp án B, C: là điều kiện khách quan thuận lợi dẫn đến bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Đáp án D: sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi không phải là điều kiện khách quan thuận lợi, mà là điều kiện chủ quan để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Câu 8 :
Ngày 1-10-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Ngày 1-10-1949, tại cuộc mít tinh của hơn 30 vạn dân thủ đô Bắc Kinh trên Quảng trường Thiên An Môn, chủ tịch Mao Trạch Đông trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Câu 9 :
Trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Đường lối đổi mới của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh
Câu 10 :
Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân cơ bản sụp đổ vào khoảng thời gian nào?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km2 với 35 triệu dân, tập trung chủ yếu ở miền Nam Phi.
Câu 11 :
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu có thái độ như thế nào đối với vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa cũ?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, các nước tư bản Tây Âu tìm mọi cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây như Anh quay lại Ấn Đô, Pháp quay lại xâm lược Đông Dương…
Câu 12 :
Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào đặc điểm của trật tự hai cực Ianta để suy luận trả lời Lời giải chi tiết :
Sở dĩ trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai là vì thế giới có sự phân chia thành 2 cực, đứng đầu mỗi cực là Mĩ và Liên Xô. Sự phân chia này được đặt nền tảng, khuôn khổ từ hội nghị Ianta (4-11/2/1945)
Câu 13 :
Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra nhằm mục đích gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra năm 1949 nhằm mục đích chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Câu 14 :
Đâu không phải là yếu tố dẫn tới sự không ổn định của tình hình châu Á suốt nửa sau thế kỉ XX?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Gần như suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi: - Diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc ở các thuộc địa cũ. - Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh. - Những xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man
Câu 15 :
Tình hình chính trị của các nước Đông Âu trước chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm gì?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu
Câu 16 :
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai có tác động như thế nào đến chủ nghĩa tư bản?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, dẫn tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập.
Câu 17 :
Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là gì?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào mục tiêu các phong trào đấu tranh của công nhân giai đoạn 1919 – 1924 để suy luận trả lời. Lời giải chi tiết :
Trong những năm 1919 – 1924, công nhân Việt Nam đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế tăng lương, giảm giờ làm. Đến năm 1925, với cuộc bãi công của công nhân Bason đã đánh dấu giai cấp công nhân bước đầu đấu tranh vì mục tiêu chính trị.
Câu 18 :
Nguyên nhân chủ yếu nào khiến Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946-1950)?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai tuy với tư thế của người chiến thắng những Liên Xô đã phải chịu những tổn thất nặng nề: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 32000 làng mạc bị phá hủy, sản xuất đình trệ… => Liên Xô buộc phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946 – 1950)
Câu 19 :
Đâu không phải là mục đích của thực dân Pháp khi thực hiện các chính sách văn hóa - giáo dục nô dịch ở Việt Nam?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Thực dân Pháp văn hóa nô dịch nhằm gây tâm lý tự ti, ru ngủ tinh thần đấu tranh của nhân dân thuộc địa, reo rắc ảo tưởng hòa bình, hợp tác. Đồng thời đề cao công lao khai hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam
Câu 20 :
Năm 1922, công nhân viên chức ở các sở công thương Bắc Kì đấu tranh đòi quyền lợi gì?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Công nhân, viên chức ở các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì vào năm 1922 đấu tranh đòi nghỉ chủ nhật có trả lương.
Câu 21 :
Cách mạng nước nào được đánh giá là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Sự kiện được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cớ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là thắng lợi của cách mạng Cuba. Vì Cuba là nước đầu tiên lật đổ được nền thống trị của chế độ độc tài thân Mĩ, xây dựng chế độ cộng hòa ở khu vực. Cách mạng Cuba là nguồn cổ vũ to lớn cho các nước còn lại trong khu vực đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Câu 22 :
Nguyên nhân chủ yếu nào quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào hoàn cảnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô để phân tích, đánh giá Lời giải chi tiết :
Bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai, toàn bộ cơ sở vật chất của Liên Xô chỉ còn là một đống gạch vụn. Tuy nhiên chỉ trong vòng hơn 20 năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô đạt được những thành tựu rực rỡ, vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công này là nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô. Nếu Đảng và Nhà nước Liên Xô đưa ra các kế hoạch khôi phục kinh tế những không có sự ủng hộ của nhân dân thì khó có thể thực hiện thành công.
Câu 23 :
Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là từ chỗ hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, các nước châu Á đã giành được độc lập. Đây là biến đổi quan trọng nhất, quyết định những biến đổi tiếp theo của khu vực.
Câu 24 :
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ là gì?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời tổng thống để so sánh, nhận xét. Lời giải chi tiết :
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ đều nhằm xác lập 1 trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ, trật tự thế giới đơn cực do Mỹ hoàn toàn chi phối và khống chế.
Câu 25 :
Điểm giống nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào các đặc điểm của EU và ASEAN để so sánh Lời giải chi tiết :
EU và ASEAN đều là các tổ chức liên kết mang tính khu vực ở châu Âu và Đông Nam Á
Câu 26 :
Đâu không phải là những thách thức đặt ra cho các quốc gia, dân tộc trong xu thế phát triển mới của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào các xu thế phát triển thế giới sau chiến tranh lạnh để phân tích, đánh giá Lời giải chi tiết :
Xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh đặt ra cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới nhiều thách thức: - Vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia - Nguy cơ bị tụt hậu nếu không nắm bắt được cơ hội - Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, hòa nhập bị hòa tan - Vấn đề phải giải quyết hài hòa quan hệ giữa các nước lớn trong quan hệ quốc tế
Câu 27 :
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp có tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp làm cho nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến nhưng chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, còn phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, phát triển thiếu cân đối, bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp
Câu 28 :
Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai dựa trên cơ sở chính là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào tình hình thế giới sau CTTG II và đặc điểm chung của các nước XHCN để phân tích, đánh giá Lời giải chi tiết :
Sau CTTG II, Mĩ cùng các nước đồng minh liên kết chặt chẽ với nhau về kinh tế, chính trị, quân sự. Trước tình hình bị đe dọa, Liên Xô cùng các nước XHCN đã hợp tác với nhau trên lĩnh vực kinh tế như: thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV); trên lĩnh vực quân sự: thành lập khối Vácsava;… Các nước XHCN hợp tác được với nhau chính là dựa trên cơ sở quan hệ cùng chung mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa, chung hệ tư tưởng Mác - Lê-nin, dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản.
Câu 29 :
Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Liên hệ thực tế để trả lời Lời giải chi tiết :
Brexit là một thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện Anh rời khỏi EU. Theo kết quả cuộc trưng cầu chính thức ngày 24- 6- 2016, người dân Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) với tỷ lệ 51,9% ủng hộ và 48,1% phản đối hành động này |