Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Sử - Đề số 4

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Chính quyền được thiết lập sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

  • A
     chính quyền của giai cấp tư sản.
  • B
     chính quyền của giai cấp phong kiến.
  • C
     chính phủ tư sản và chính quyền Xô Viết.
  • D
     chính quyền liên minh tư sản và vô sản.
Câu 2 :

Ý nghĩa nào không đúng về ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga đối với nước Nga?

  • A
     Lần đầu tiên trong lịch sử đưa người lao động lên nắm quyền.
  • B
     Xây dựng một chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa.
  • C
     Thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận con người Nga.
  • D
     Tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh trên thế giới phát triển.
Câu 3 :

Nước nào không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá mà ngược lại thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh?

  • A
     Mĩ
  • B
     Liên Xô
  • C
     Anh
  • D
     Pháp
Câu 4 :

Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, nước nào là trung tâm công nghiệp thương

mại, tài chính quốc tế?

  • A
     Nước Đức
  • B
     Nước Mĩ
  • C
     Nước Anh
  • D
     Nước Nhật
Câu 5 :

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

  • A
     Chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao.
  • B
     Chính trị, quân sự, văn hoá - giáo dục.
  • C
     Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá - giáo dục.
  • D
     Kinh tế, quân sự, giáo dục, ngoại giao.
Câu 6 :

Yếu tố được coi là “chìa khoá” trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật có thể áp

dụng cho Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay là:

  • A
     cải cách giáo dục.
  • B
     cải cách kinh tế.
  • C
     ổn định chính trị.
  • D
     tăng cường sức mạnh quân sự.
Câu 7 :

Cách mạng tháng Hai năm 1917 sử dụng hình thức đấu tranh gì?

  • A
     Đấu tranh chính trị  
  • B
     Đấu tranh vũ trang
  • C
     Bãi công chính trị chuyển thành khởi nghĩa vũ trang
  • D
     Biểu tình thị uy
Câu 8 :

Tháng 1/1942, Mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích gì?

  • A
     Chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở châu Âu.
  • B
     Trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mĩ.
  • C
     Đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
  • D
     Liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô.
Câu 9 :

Người đưa ra “Chính sách mới” giúp nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là ai?

  • A
     Ru-do-ven
  • B
     To-ru-man
  • C
     Ai-xen-hao
  • D
     Ke-no-di
Câu 10 :

Để thoát khỏi trình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ

XIX, Nhật Bản đã làm gì?

  • A
     Duy trì chế độ phong kiến.
  • B
     Tiến hành những cải cách tiến bộ.
  • C
     Nhờ sự giúp đỡ của phương Tây.
  • D
     Thiết lập chế độ Mạc phủ mới.
Câu 11 :

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?

  • A
    Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
  • B
    Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng
  • C
    Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.
  • D
    Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung.
Câu 12 :

Hiệp ước nào chấm dứt sự tồn tại của nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập

  • A
    Hiệp ước Nhâm Tuất.                
  • B
    Hiệp ước Giáp Tuất.                   
  • C
    Hiệp ước Hác - măng.                 
  • D
    Hiệp ước Pa- tơ- nốt.
Câu 13 :

Chiếu Cần vương được ban hành vào thời gian nào?

  • A
    Ngày 13-7-1885.                            B. Ngày 14-7-1885.  
  • B
  • C
    Ngày 17-3-1885.                            D. Ngày 3-7-1885.
  • D
Câu 14 :

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?

  • A
    1897 - 1912.                
  • B
    1897 - 1913.                   
  • C
    1897 - 1914.            
  • D
    1897 - 1915.
Câu 15 :

Sau 5 tháng xâm lược, liên quân Pháp - Tây Ban Nha chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, không thể tiến sâu vào đất liền, vì:

  • A
    Quân giặc không có sự chuẩn bị kĩ càng.
  • B
    Quân giặc không quen thuỷ thổ, địa hình và thời tiết nước ta.
  • C
    Giữa quân Pháp và Tây Ban Nha nảy sinh mâu thuẫn nên chưa tiến sâu vào đất liền.
  • D
    Quân và dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống trả.
Câu 16 :

Năm 1862 đánh dấu sự kiện quan trọng nào đối với triều đình Huế?

  • A
    Triều đình kí hiệp ước quân sự với nhà Thanh.
  • B
    Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình cải cách.
  • C
    Triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất 1862
  • D
    Vua Tự Đức nhường ngôi cho con.
Câu 17 :

Trong giai đoạn 1885 – 1888, phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nhất là ở

  • A
    Nam Kì và Trung Kì.                                
  • B
    Bắc Kì và Nam Kì.
  • C
    Trung Kì và Bắc Kì.                                   
  • D
    Nam Kì.
Câu 18 :

Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (11-1888), phong trào Cần vương như thế nào?

  • A
    đã chấm dứt.                                         
  • B
    Chỉ còn diễn ra ở Trung Kì.
  • C
    Vẫn tiếp tục nhưng hoạt động cầm chừng.
  • D
    Vẫn được duy trì và dần dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn.
Câu 19 :

: Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam  

  • A
    từ năm 1858 đến 1873.
  • B
    từ năm 1858 đến 1874.
  • C
    từ năm 1858 đến 1883.
  • D
    từ năm 1858 đến 1884
Câu 20 :

Câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” của

  • A
    Nguyễn Hữu Huân
  • B
    Nguyễn Trung Trực.
  • C
    Trương Định.
  • D
    Trương Quyền.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chính quyền được thiết lập sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

  • A
     chính quyền của giai cấp tư sản.
  • B
     chính quyền của giai cấp phong kiến.
  • C
     chính phủ tư sản và chính quyền Xô Viết.
  • D
     chính quyền liên minh tư sản và vô sản.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 8, trang 77.

Lời giải chi tiết :

Chính quyền được thiết lập sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là chính quyền của giai cấp tư sản.

Câu 2 :

Ý nghĩa nào không đúng về ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga đối với nước Nga?

  • A
     Lần đầu tiên trong lịch sử đưa người lao động lên nắm quyền.
  • B
     Xây dựng một chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa.
  • C
     Thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận con người Nga.
  • D
     Tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh trên thế giới phát triển.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Suy luận, loại trừ phương án.

Lời giải chi tiết :

A, B, C loại vì ba phương án trên là ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga đối với nước Nga.

D chọn vì đó là ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với thế giới.

Câu 3 :

Nước nào không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá mà ngược lại thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh?

  • A
     Mĩ
  • B
     Liên Xô
  • C
     Anh
  • D
     Pháp

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Giải thích.

Lời giải chi tiết :

Mĩ là quốc gia không bị chiến tranh tàn phá vì chiến trường không ở châu Mĩ ngược lại còn thu được nhiều lợi nhuận vì buôn bán vũ khí cho các nước tham gia chiến tranh.

Câu 4 :

Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, nước nào là trung tâm công nghiệp thương

mại, tài chính quốc tế?

  • A
     Nước Đức
  • B
     Nước Mĩ
  • C
     Nước Anh
  • D
     Nước Nhật

Đáp án : B

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 8, trang 93.

Lời giải chi tiết :

Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, nước Mĩ là trung tâm công nghiệp thương

mại, tài chính quốc tế.

Câu 5 :

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

  • A
     Chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao.
  • B
     Chính trị, quân sự, văn hoá - giáo dục.
  • C
     Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá - giáo dục.
  • D
     Kinh tế, quân sự, giáo dục, ngoại giao.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 8, trang 57.

Lời giải chi tiết :

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá - giáo dục.

Câu 6 :

Yếu tố được coi là “chìa khoá” trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật có thể áp

dụng cho Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay là:

  • A
     cải cách giáo dục.
  • B
     cải cách kinh tế.
  • C
     ổn định chính trị.
  • D
     tăng cường sức mạnh quân sự.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ.

Lời giải chi tiết :

Yếu tố được coi là “chìa khoá” trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật có thể áp

dụng cho Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay là cải cách giáo dục. Vì yếu tố con người luôn là yếu tố hàng đầu, quyết định sự phát triển của đất nước. Trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, Việt Nam có thể áp dụng chính sách cải cách giáo dục để làm mới nguồn nhân lực, xây dựng sức mạnh nội tại cho đất nước.

Câu 7 :

Cách mạng tháng Hai năm 1917 sử dụng hình thức đấu tranh gì?

  • A
     Đấu tranh chính trị  
  • B
     Đấu tranh vũ trang
  • C
     Bãi công chính trị chuyển thành khởi nghĩa vũ trang
  • D
     Biểu tình thị uy

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 8, trang 76.

Lời giải chi tiết :

Cách mạng tháng Hai năm 1917 sử dụng hình thức đấu tranh bãi công chính trị chuyển thành khởi nghĩa vũ trang.

Câu 8 :

Tháng 1/1942, Mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích gì?

  • A
     Chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở châu Âu.
  • B
     Trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mĩ.
  • C
     Đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
  • D
     Liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 8, trang 105.

Lời giải chi tiết :

Tháng 1/1942, Mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Câu 9 :

Người đưa ra “Chính sách mới” giúp nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là ai?

  • A
     Ru-do-ven
  • B
     To-ru-man
  • C
     Ai-xen-hao
  • D
     Ke-no-di

Đáp án : A

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 8, trang 95.

Lời giải chi tiết :

Người đưa ra “Chính sách mới” giúp nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là Ru-do-ven.

Câu 10 :

Để thoát khỏi trình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ

XIX, Nhật Bản đã làm gì?

  • A
     Duy trì chế độ phong kiến.
  • B
     Tiến hành những cải cách tiến bộ.
  • C
     Nhờ sự giúp đỡ của phương Tây.
  • D
     Thiết lập chế độ Mạc phủ mới.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 8, trang 56.

Lời giải chi tiết :

Để thoát khỏi trình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ

XIX, Nhật Bản đã Tiến hành những cải cách tiến bộ.

Câu 11 :

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?

  • A
    Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
  • B
    Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng
  • C
    Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.
  • D
    Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

sgk trang 115.

Lời giải chi tiết :

Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng là: “đánh nhanh thắng nhanh” – chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

Câu 12 :

Hiệp ước nào chấm dứt sự tồn tại của nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập

  • A
    Hiệp ước Nhâm Tuất.                
  • B
    Hiệp ước Giáp Tuất.                   
  • C
    Hiệp ước Hác - măng.                 
  • D
    Hiệp ước Pa- tơ- nốt.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

sgk trang 125.

Lời giải chi tiết :

Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 13 :

Chiếu Cần vương được ban hành vào thời gian nào?

  • A
    Ngày 13-7-1885.                            B. Ngày 14-7-1885.  
  • B
  • C
    Ngày 17-3-1885.                            D. Ngày 3-7-1885.
  • D

Đáp án : A

Phương pháp giải :

sgk trang 126.

Lời giải chi tiết :

Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”.

Câu 14 :

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?

  • A
    1897 - 1912.                
  • B
    1897 - 1913.                   
  • C
    1897 - 1914.            
  • D
    1897 - 1915.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

sgk trang 137.

Lời giải chi tiết :

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất được tiến hành:

- Bắt đầu từ năm 1897 – sau khi đàn áp xong phong trào Cần Vương (cơ bản bình định được Việt Nam về mặt quân sự).

- Kết thúc vào năm 1914 – khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

Câu 15 :

Sau 5 tháng xâm lược, liên quân Pháp - Tây Ban Nha chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, không thể tiến sâu vào đất liền, vì:

  • A
    Quân giặc không có sự chuẩn bị kĩ càng.
  • B
    Quân giặc không quen thuỷ thổ, địa hình và thời tiết nước ta.
  • C
    Giữa quân Pháp và Tây Ban Nha nảy sinh mâu thuẫn nên chưa tiến sâu vào đất liền.
  • D
    Quân và dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống trả.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sgk trang 115.

Lời giải chi tiết :

Sau khi thực nổ súng xâm lược nước ta (1-9-1858), quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả. Chính vì thế, sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

Câu 16 :

Năm 1862 đánh dấu sự kiện quan trọng nào đối với triều đình Huế?

  • A
    Triều đình kí hiệp ước quân sự với nhà Thanh.
  • B
    Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình cải cách.
  • C
    Triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất 1862
  • D
    Vua Tự Đức nhường ngôi cho con.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

sgk trang 116.

Lời giải chi tiết :

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 17 :

Trong giai đoạn 1885 – 1888, phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nhất là ở

  • A
    Nam Kì và Trung Kì.                                
  • B
    Bắc Kì và Nam Kì.
  • C
    Trung Kì và Bắc Kì.                                   
  • D
    Nam Kì.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

sgk trang 126.

Lời giải chi tiết :

Ở giai đoạn 1885 -1888, phong trào Cần Vương bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.

Câu 18 :

Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (11-1888), phong trào Cần vương như thế nào?

  • A
    đã chấm dứt.                                         
  • B
    Chỉ còn diễn ra ở Trung Kì.
  • C
    Vẫn tiếp tục nhưng hoạt động cầm chừng.
  • D
    Vẫn được duy trì và dần dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :
sgk trang 127.
Lời giải chi tiết :

Từ khi vua Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào vẫn tiếp tục được duy trì và quy tụ thành những trung tâm lớn, có quy mô và tổ chức cao hơn trong giai đoạn 1888 – 1896.

Câu 19 :

: Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam  

  • A
    từ năm 1858 đến 1873.
  • B
    từ năm 1858 đến 1874.
  • C
    từ năm 1858 đến 1883.
  • D
    từ năm 1858 đến 1884

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Suy luận.

Lời giải chi tiết :

- Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam năm 1858, đánh dấu bằng sự kiện ngày 1-9-1858.

- Thực dân Pháp hoàn cảnh về cơ bản việc xâm lược Việt Nam vào năm 1884, đánh dấu bằng Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.

Câu 20 :

Câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” của

  • A
    Nguyễn Hữu Huân
  • B
    Nguyễn Trung Trực.
  • C
    Trương Định.
  • D
    Trương Quyền.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

sgk trang 119.

Lời giải chi tiết :

Khi bị giặc bắt đem ra chém, Nguyễn Trung Trực đã khảng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

close