Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Sử - Đề số 5

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho mâu thuẫn giữa các

nước đế quốc ngày càng sâu sắc và hình thành hai khối đối lập nhau đó là

  • A
     Anh, Pháp, Nhật và Đức, Italia, Áo
  • B
     Anh, Pháp, Mĩ và Đức, Italia, Nhật
  • C
     Anh, Mỹ, Hung và Đức, Nhật, Pháp
  • D
     Anh, Pháp, Hung và Đức, Italia, Nhật
Câu 2 :

Đảng cộng sản Mĩ thành lập vào thời gian nào?

  • A
     Tháng 10/1929
  • B
     Tháng 5/1928
  • C
     Tháng 5/1921
  • D
     Tháng 5/1929
Câu 3 :

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là

  • A
     chủ nghĩa đế quốc quân phiệt.
  • B
     chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
  • C
     chủ nghĩa đế quốc thực dân.
  • D
     chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 4 :

Vì sao nhân dân Nga mâu thuẫn với Nga hoàng?

  • A
     Nga hoàng không trang bị đầy đủ vũ khí cho quân đội.
  • B
     Nga hoàng đánh thuế ruộng đất cao.
  • C
     Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh thế giới.
  • D
     Nga hoàng bóc lột nhân dân thậm tệ.
Câu 5 :

Cuộc khủng hoảng kinh nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực nào?

  • A
     Nông nghiệp và thương mại
  • B
     Công nghiệp và nông nghiệp
  • C
     Thương mại và dịch vụ
  • D
     Tài chính, ngân hàng
Câu 6 :

 Đầu thế kỉ XX, đứng đầu nhà nước chuyên chế Nga là ai?

  • A
     Nga hoàng đại đế
  • B
     Nga hoàng Ni-cô-lai II
  • C
     Nga hoàng Ni-cô-lai I
  • D
     Nga hoàng Ni-cô-lai III
Câu 7 :

Việc tham chiến vào Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nhân dân Nga vào tình trạng gì?

  • A
     Nạn đói, thất nghiệp
  • B
     Bị các nước đế quốc thôn tính
  • C
     Khủng hoảng về kinh tế
  • D
     Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội
Câu 8 :

Vì sao hai khối tư bản mâu thuẫn nhau?

  • A
     Vì sự phát triển không đều của các nước
  • B
     Vì mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa
  • C
     Vì sự thù địch nhau sau thế chiến I
  • D
     Vì mâu thuẫn giữa nước “già” và “trẻ”
Câu 9 :

Nước nào giữ vai trò quan trọng nhất trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A
     Liên Xô
  • B
     Mĩ
  • C
     Anh
  • D
     Pháp
Câu 10 :

Giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai ưu thế thuộc về phe nào?

  • A
     Phe Anh, Pháp, Mĩ
  • B
     Ưu thế thuộc về Liên Xô
  • C
     Phe Đồng minh chống phát xít
  • D
     Hai bên ở thế cầmPhương giáp giải:SGK Lịch sử 8, trang 56.
Câu 11 :

Hiệp ước đầu tiên mà triều đình Huế kí với thực dân Pháp là Hiệp ước gì?

  • A
    Hiệp ước Nhâm Tuất.
  • B
    Hiệp ước Giáp Tuất.
  • C
    Hiệp ước Hác-măng.
  • D
    Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Câu 12 :

Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là phong trào yêu nước chống Pháp của giai cấp, tầng lớp nào?

  • A
    Công nhân.
  • B
    Tư sản.
  • C
    Nông dân.
  • D
    Địa chủ phong kiến.
Câu 13 :

Liên bang Đông Dương gồm những nước nào?

  • A
    Việt Nam, Lào.
  • B
    Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
  • C
    Lào, Cam-pu-chia.
  • D
    Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan.
Câu 14 :

Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc gồm bao nhiêu bậc?

  • A
    5 bậc                      
  • B
    2 bậc.
  • C
    4 bậc                            
  • D
    3 bậc.
Câu 15 :

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là:

  • A
    Khởi nghĩa Hương Khê.
  • B
    Khởi nghĩa Bãi Sậy.
  • C
    Khởi nghĩa Ba Đình.
  • D
    Khởi nghĩa Hùng Khê.
Câu 16 :

Tầng lớp giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất là

  • A
    Công nhân.
  • B
    Nông dân.
  • C
    Tư sản dân tộc.
  • D
    Tiểu tư sản thành thị.
Câu 17 :

Thực dân Pháp tiến đánh Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai vào thời gian nào?

  • A
    Năm 1880.           
  • B
    Năm 1882.             
  • C
    Năm 1883.            
  • D
    Năm 1884.
Câu 18 :

Bản chất chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp áp dụng ở Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa là:

  • A
    Kìm hãm dân ta trong vòng lạc hậu, ngu muội và đào tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.
  • B
    “Khai hóa nền văn minh” cho nhân dân Việt Nam.
  • C
    Đào tạo nhân tài cho đất nước Việt Nam.
  • D
    Giúp cho nền văn hóa, giáo dục nước ta phát triển ngang bằng với các nước tiến bộ trên thế giới.
Câu 19 :

Đông Kinh Nghĩa Thục là trường học được sáng lập bởi

  • A
    Trịnh Văn Cấn.     
  • B
    Phan Bội Châu.        
  • C
    Lương Văn Can.    
  • D
    Cường Đề.
Câu 20 :

Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? Ở đâu?

  • A
    13/7/1911 – Sài Gòn.                               
  • B
    17/3/1911 – Sài Gòn.
  • C
    5/6/1911 – Nhà Rồng (Sài Gòn).             
  • D
    6/5/1911 – Nhà Rồng (Sài Gòn)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho mâu thuẫn giữa các

nước đế quốc ngày càng sâu sắc và hình thành hai khối đối lập nhau đó là

  • A
     Anh, Pháp, Nhật và Đức, Italia, Áo
  • B
     Anh, Pháp, Mĩ và Đức, Italia, Nhật
  • C
     Anh, Mỹ, Hung và Đức, Nhật, Pháp
  • D
     Anh, Pháp, Hung và Đức, Italia, Nhật

Đáp án : B

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 8, trang 90.

Lời giải chi tiết :

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho mâu thuẫn giữa các

nước đế quốc ngày càng sâu sắc và hình thành hai khối đối lập nhau đó là Anh, Pháp, Mĩ và Đức, Italia, Nhật.

Câu 2 :

Đảng cộng sản Mĩ thành lập vào thời gian nào?

  • A
     Tháng 10/1929
  • B
     Tháng 5/1928
  • C
     Tháng 5/1921
  • D
     Tháng 5/1929

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 8, trang 89.

Lời giải chi tiết :

Đảng cộng sản Mĩ thành lập vào tháng 5/1921.

Câu 3 :

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là

  • A
     chủ nghĩa đế quốc quân phiệt.
  • B
     chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
  • C
     chủ nghĩa đế quốc thực dân.
  • D
     chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phân tích từ đó rút ra đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật.

Lời giải chi tiết :

Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai vẫn có ưu thế chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 4 :

Vì sao nhân dân Nga mâu thuẫn với Nga hoàng?

  • A
     Nga hoàng không trang bị đầy đủ vũ khí cho quân đội.
  • B
     Nga hoàng đánh thuế ruộng đất cao.
  • C
     Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh thế giới.
  • D
     Nga hoàng bóc lột nhân dân thậm tệ.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Giải thích.

Lời giải chi tiết :

Đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn giữa nhân dân Nga với Nga hoàng trở nên sâu sắc do Nga hoàng đã đẩy nhân dân vào một cuộc chiến tranh thế giới và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước. Nỗi khổ đè nặng lên người dân, phong trào phản đối chiến tranh và đòi lật đổ Nga hoàng lan rộng khắp nơi.

Câu 5 :

Cuộc khủng hoảng kinh nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực nào?

  • A
     Nông nghiệp và thương mại
  • B
     Công nghiệp và nông nghiệp
  • C
     Thương mại và dịch vụ
  • D
     Tài chính, ngân hàng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 8, trang 94.

Lời giải chi tiết :

Cuộc khủng hoảng kinh nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Câu 6 :

 Đầu thế kỉ XX, đứng đầu nhà nước chuyên chế Nga là ai?

  • A
     Nga hoàng đại đế
  • B
     Nga hoàng Ni-cô-lai II
  • C
     Nga hoàng Ni-cô-lai I
  • D
     Nga hoàng Ni-cô-lai III

Đáp án : B

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 8, trang 75.

Lời giải chi tiết :

Đầu thế kỉ XX, đứng đầu nhà nước chuyên chế Nga là Nga hoàng Ni-cô-lai II.

Câu 7 :

Việc tham chiến vào Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nhân dân Nga vào tình trạng gì?

  • A
     Nạn đói, thất nghiệp
  • B
     Bị các nước đế quốc thôn tính
  • C
     Khủng hoảng về kinh tế
  • D
     Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội

Đáp án : D

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 8, trang 75.

Lời giải chi tiết :

Việc tham chiến vào Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nhân dân Nga vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội.

Câu 8 :

Vì sao hai khối tư bản mâu thuẫn nhau?

  • A
     Vì sự phát triển không đều của các nước
  • B
     Vì mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa
  • C
     Vì sự thù địch nhau sau thế chiến I
  • D
     Vì mâu thuẫn giữa nước “già” và “trẻ”

Đáp án : B

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 8, trang 70.

Lời giải chi tiết :

Hai khối tư bản mâu thuẫn vì vấn đề thị trường và thuộc địa.

Câu 9 :

Nước nào giữ vai trò quan trọng nhất trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A
     Liên Xô
  • B
     Mĩ
  • C
     Anh
  • D
     Pháp

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phân tích, giải thích.

Lời giải chi tiết :

Nước giữ vai trò quan trọng nhất trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai là Liên Xô. Vì:

Liên Xô là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

+ Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

+ Tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông, góp phần quan trọng buộc phát xít Nhật đầu hàng.

Câu 10 :

Giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai ưu thế thuộc về phe nào?

  • A
     Phe Anh, Pháp, Mĩ
  • B
     Ưu thế thuộc về Liên Xô
  • C
     Phe Đồng minh chống phát xít
  • D
     Hai bên ở thế cầmPhương giáp giải:SGK Lịch sử 8, trang 56.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai, hai bên ở thế cầm cự.

Câu 11 :

Hiệp ước đầu tiên mà triều đình Huế kí với thực dân Pháp là Hiệp ước gì?

  • A
    Hiệp ước Nhâm Tuất.
  • B
    Hiệp ước Giáp Tuất.
  • C
    Hiệp ước Hác-măng.
  • D
    Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

sgk trang 116.

Lời giải chi tiết :

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi. Đây là hiệp ước đầu tiên triều đình Huế kí với thực dân Pháp.

Câu 12 :

Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là phong trào yêu nước chống Pháp của giai cấp, tầng lớp nào?

  • A
    Công nhân.
  • B
    Tư sản.
  • C
    Nông dân.
  • D
    Địa chủ phong kiến.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

sgk trang 131, suy luận.

Lời giải chi tiết :

Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh -> Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân.

Câu 13 :

Liên bang Đông Dương gồm những nước nào?

  • A
    Việt Nam, Lào.
  • B
    Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
  • C
    Lào, Cam-pu-chia.
  • D
    Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

sgk trang 137.

Lời giải chi tiết :

Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm: Việt Nam, Campuchia và Lào, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.

Câu 14 :

Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc gồm bao nhiêu bậc?

  • A
    5 bậc                      
  • B
    2 bậc.
  • C
    4 bậc                            
  • D
    3 bậc.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

sgk trang 139.

Lời giải chi tiết :

Hệ thống giáo dục phổ thông người Pháp chia thành ba bậc:

- Bậc Ấu học.

- Bậc Tiểu học.

- Bậc Trung học.

Câu 15 :

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là:

  • A
    Khởi nghĩa Hương Khê.
  • B
    Khởi nghĩa Bãi Sậy.
  • C
    Khởi nghĩa Ba Đình.
  • D
    Khởi nghĩa Hùng Khê.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương:

- Thời gian kéo dài nhất 1885 – 1896.

- Địa bàn rộng lớn 4 tỉnh Bắc Trung kì.                                                                            

- Lãnh tụ: Phan Đình Phùng là sĩ phu đại khoa, Cao Thắng là tướng trẻ có tài…                                      

- Tổ chức chặt chẽ hơn các cuộc khởi nghĩa khác……

- Phương thức hoạt động và tác chiến linh hoạt… chế tạo được vũ khí theo mẫu của Pháp…

- Cuộc khởi nghĩa huy động mức cao độ tiềm năng to lớn của nhân dân, lập nhiều chiến công gay cho địch tổn thất nặng nề….

Câu 16 :

Tầng lớp giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất là

  • A
    Công nhân.
  • B
    Nông dân.
  • C
    Tư sản dân tộc.
  • D
    Tiểu tư sản thành thị.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sgk trang 142, suy luận.

Lời giải chi tiết :

Giai cấp công nhân ra đời trong cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897–1914). Công nhân và giai đình bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt. Đây là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất.

Câu 17 :

Thực dân Pháp tiến đánh Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai vào thời gian nào?

  • A
    Năm 1880.           
  • B
    Năm 1882.             
  • C
    Năm 1883.            
  • D
    Năm 1884.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

sgk trang 122.

Lời giải chi tiết :

Ngày 3-4-1882, quân Pháp do viên đại tá Ri-vi-e chỉ huy đã đổ bộ lên Hà Nội (tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai).

Câu 18 :

Bản chất chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp áp dụng ở Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa là:

  • A
    Kìm hãm dân ta trong vòng lạc hậu, ngu muội và đào tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.
  • B
    “Khai hóa nền văn minh” cho nhân dân Việt Nam.
  • C
    Đào tạo nhân tài cho đất nước Việt Nam.
  • D
    Giúp cho nền văn hóa, giáo dục nước ta phát triển ngang bằng với các nước tiến bộ trên thế giới.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

sgk trang 139, suy luận.

Lời giải chi tiết :

Các chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp áp dụng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là thực hiện chính sách ngu dân, kìm hãm nhân dân ta trong vòng lạc hậu, mu muội và đào tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.

Câu 19 :

Đông Kinh Nghĩa Thục là trường học được sáng lập bởi

  • A
    Trịnh Văn Cấn.     
  • B
    Phan Bội Châu.        
  • C
    Lương Văn Can.    
  • D
    Cường Đề.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

sgk trang 144.

Lời giải chi tiết :

Tháng 3-1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành mở một trường học tại Hà Nội, lấy tên là Đông Kinh Nghĩa Thục.

Câu 20 :

Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? Ở đâu?

  • A
    13/7/1911 – Sài Gòn.                               
  • B
    17/3/1911 – Sài Gòn.
  • C
    5/6/1911 – Nhà Rồng (Sài Gòn).             
  • D
    6/5/1911 – Nhà Rồng (Sài Gòn)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

sgk trang 148.

Lời giải chi tiết :

Ngày 5-6-1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

close