Đề kiểm tra học kì 2 - Đề số 4Đề bài
Câu 1 :
Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là
Câu 2 :
Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam trước khi tiến hành công cuộc đổi mới (từ năm 1986) là
Câu 3 :
Lực lượng chính trị nào được ra đời từ trong phong trào Đồng Khởi ?
Câu 4 :
Ngày 10 – 10 – 1954 diễn ra sự kiện quan trọng gì ở Việt Nam?
Câu 5 :
Đâu không phải là nội dung của kế hoạch Rơve do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1949?
Câu 6 :
Đâu không phải là mục tiêu của phong trào đấu tranh chính trị- hòa bình ở miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?
Câu 7 :
Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ Chính trị đã có chủ trương gì?
Câu 8 :
Ba mũi tiến công của quân dân miền Nam chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là
Câu 9 :
Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ mang ý nghĩa gì quan trọng nhất?
Câu 10 :
Lực lượng nào đã dọn đường cho quân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 11 :
Cơ sở nào tạo nên mối quan hệ gắn bó, tác động lẫn nhau của cách mạng hai miền Nam- Bắc?
Câu 12 :
Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào đấu tranh gì ở miền Nam?
Câu 13 :
“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già người trẻ, không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” Đoạn văn trên phản ánh nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?
Câu 14 :
Đâu không phải là nội dung của Ba chương trình kinh tế được thực hiện trong kế hoạch 5 năm 1986-1990?
Câu 15 :
Ngày 16-4-1972 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
Câu 16 :
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là
Câu 17 :
Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước không xuất phát từ vấn đề nào sau đây?
Câu 18 :
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Phước Long đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ là gì?
Câu 19 :
Đâu là lý do quyết định để chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” với thực dân Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946?
Câu 20 :
Nguyên nhân chính để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn dân là
Câu 21 :
Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 đã khoét sâu vào điểm yếu nào của kế hoạch Nava?
Câu 22 :
Nguyên nhân chính nào dẫn đến hạn chế trong quá trình cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1953-1957)?
Câu 23 :
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là
Câu 24 :
Năm 1960 Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?
Câu 25 :
Đâu không phải là điểm mới, tiến bộ của hiệp định Pari (1973) so với hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?
Câu 26 :
Đâu không phải là điểm chung về ý nghĩa giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976?
Câu 27 :
Điểm khác nhau cơ bản giữa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản trên thế giới là
Câu 28 :
Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam năm 1954 đã có tác động mạnh đến phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực nào trên thế giới?
Câu 29 :
Cuộc đấu tranh nào của các tín đồ Phật giáo đã làm chấn động toàn cầu, đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm?
Câu 30 :
Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào lực lượng Mĩ sử dụng trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” để suy luận trả lời. Lời giải chi tiết :
Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là “dùng người Việt đánh người Việt”
Câu 2 :
Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam trước khi tiến hành công cuộc đổi mới (từ năm 1986) là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước kết là về kinh tế – xã hội. Tình hình này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải tiến hành đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng
Câu 3 :
Lực lượng chính trị nào được ra đời từ trong phong trào Đồng Khởi ?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Từ trong phong trào Đồng Khởi, ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch). Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản để trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam
Câu 4 :
Ngày 10 – 10 – 1954 diễn ra sự kiện quan trọng gì ở Việt Nam?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Ngày 10-10-1954, Pháp rút khỏi Hà Nội, quân đội Việt Nam tiến vào tiếp quản thủ đô trong không khí tưng bừng của ngày chiến thắng
Câu 5 :
Đâu không phải là nội dung của kế hoạch Rơve do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1949?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Những điểm cơ bản của kế hoạch Rơve là - Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 - Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La) - Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần 2, mong giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh
Câu 6 :
Đâu không phải là mục tiêu của phong trào đấu tranh chính trị- hòa bình ở miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào cuộc đấu tranh chống Mĩ- Diệm sau năm 1954 để trả lời Lời giải chi tiết :
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Trung ương Đảng chủ trương đấu tranh chính trị chống Mĩ- Diệm để đòi chúng thi hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. => Loại trừ đáp án: D
Câu 7 :
Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ Chính trị đã có chủ trương gì?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử trước chiến dịch Huế Đà Nẵng để trả lời Lời giải chi tiết :
Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ Chính trị đã có quyết định kịp thời thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế- Đà Nẵng
Câu 8 :
Ba mũi tiến công của quân dân miền Nam chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Ba mũi giáp công của quân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là chính trị, quân sự, binh vận
Câu 9 :
Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ mang ý nghĩa gì quan trọng nhất?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào ý nghĩa của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất để suy luận trả lời Lời giải chi tiết :
Thắng lợi của cuộc chiến đấu trong chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc (1965-1968) đã là đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa để tiếp tục đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn với tiền tuyến miền Nam
Câu 10 :
Lực lượng nào đã dọn đường cho quân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Anh là lực lượng đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 11 :
Cơ sở nào tạo nên mối quan hệ gắn bó, tác động lẫn nhau của cách mạng hai miền Nam- Bắc?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Cách mạng hai miền Nam- Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau do đều nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước (Chung mục tiêu chiến lược)
Câu 12 :
Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào đấu tranh gì ở miền Nam?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Ngày 18-8-1965, Mĩ huy động 9000 quân cùng nhiều phương tiện vũ khí chiến tranh hiện đại mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường nhằm tiêu diệt đơn vị chủ lực của quân giải phóng, nhưng thất bại. Chiến thắng Vạn Tường mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam
Câu 13 :
“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già người trẻ, không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” Đoạn văn trên phản ánh nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Đoạn văn trên phản ánh đường lối kháng chiến toàn dân của Trung ương Đảng trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp: huy động toàn dân tham gia cuộc kháng chiến không phân biệt giai cấp, tầng lớp, tuổi tác, tôn giáo, dân tộc…để tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù xâm lược
Câu 14 :
Đâu không phải là nội dung của Ba chương trình kinh tế được thực hiện trong kế hoạch 5 năm 1986-1990?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Trong kế hoạch 5 năm 1986-1990, cả nước tập trung sức người, sức của nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn là lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
Câu 15 :
Ngày 16-4-1972 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Ngày 16-4-1972, Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân lần thứ hai
Câu 16 :
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là làm đảo lộn kế hoạch Nava (muốn tập trung nhưng phải phân tán, muốn tiến công nhưng lại bị tiến công), khiến nó bước đầu bị phá sản.
Câu 17 :
Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước không xuất phát từ vấn đề nào sau đây?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào hoàn cảnh hoàn thành lịch sử Việt Nam sau đại thắng mùa xuân 1975 để suy luận trả lời Lời giải chi tiết :
Sau Đại thắng mùa xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam về mặt lãnh thổ đã được thống nhất song mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Đáp lai nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước; đồng thời phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc => Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
Câu 18 :
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Phước Long đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ là gì?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào ý nghĩa của chiến thắng Phước Long để suy luận trả lời Lời giải chi tiết :
Phước Long là một trận chinh sát chiến lược. Nó đã chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta, giúp Bộ chính trị củng cố quyết tâm hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976
Câu 19 :
Đâu là lý do quyết định để chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” với thực dân Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào tình hình Việt Nam đầu năm 1946 để phân tích, đánh giá Lời giải chi tiết :
Nguyên nhân chủ yếu khiến Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” với thực dân Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là để tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc trong khi sức ta chưa đủ mạnh.
Câu 20 :
Nguyên nhân chính để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn dân là
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào nguyên nhân phải kháng chiến toàn dân để phân tích, đánh giá. Lời giải chi tiết :
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) diễn ra là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám (1945) nên phải huy động sức mạnh của toàn dân tộc tham gia vào cuộc đấu tranh đó
Câu 21 :
Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 đã khoét sâu vào điểm yếu nào của kế hoạch Nava?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào đặc điểm của kế hoạch Nava và phương hướng chiến lược của Đảng trong Đông – xuân 1953 - 1954 để đánh giá, nhận xét. Lời giải chi tiết :
Hạn chế cơ bản của kế hoạch Nava là mâu thuẫn giữa tập trung lực lượng để đánh và phân tán lực lượng để giữ. Cuộc tiến công chiến lược Đông - xuân 1953-1954 đã làm phân tán cao độ khối cơ động chiến lược của địch, khoét sâu vào điểm yếu của kế hoạch Nava. Từ kế hoạch ban đầu là tập trung quân đông ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nava đã phải điều quân thành 5 nơi tập trung quân khác nhau => bước đầu kế hoạch Nava bị phá sản.
Câu 22 :
Nguyên nhân chính nào dẫn đến hạn chế trong quá trình cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1953-1957)?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào phần những sai lầm trong quá trình cải cách ruộng đất để nhận xét Lời giải chi tiết :
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế trong quá trình cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1975) là do những sai lầm trong việc đánh giá, quy kết địa chủ không xuất phát từ tình hình thực tế. Ở nhiều nơi đã quy chụp cả những địa chủ kháng chiến và trung nông thành địa chủ phản cách mạng
Câu 23 :
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào tình hình miền Nam trong những năm 1957-1959 để phân tích, nhận xét Lời giải chi tiết :
Giữa lúc mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ - Diệm phát triển gay gắt, sự ra đời của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959), quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bao lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ- Diệm. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)
Câu 24 :
Năm 1960 Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào tình hình Việt Nam năm 1960 để phân tích, nhận xét. Lời giải chi tiết :
Đến năm 1960, cách mạng hai miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng. Sau phong trào Đồng Khởi, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Miền Bắc đạt nhiều thành tựu trong việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất. Do đó đòi hỏi Đảng phải đề ra được đường lối mới phù hợp với tình hình thực tế.
Câu 25 :
Đâu không phải là điểm mới, tiến bộ của hiệp định Pari (1973) so với hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào nội dung của hai hiệp định để so sánh, nhận xét. Lời giải chi tiết :
Những điểm mới, tiến bộ của hiệp định Pari (1973) so với hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) là quy định về thời gian rút quân, vùng kiểm soát của các lực lượng và vấn đề thống nhất đất nước. Còn vấn đề công nhận các quyền dân tộc cơ bản đã được thừa nhận trong hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. => Đáp án D: là điểm chung của hai hiệp định.
Câu 26 :
Đâu không phải là điểm chung về ý nghĩa giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào ý nghĩa 2 cuộc tổng tuyển cử ở trên để so sánh, đánh giá. Lời giải chi tiết :
- Các đáp án A, B, C: là điểm chung về ý nghĩa giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976. - Đáp án D: Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 chỉ mang ý nghĩa củng cố chính quyền dân chủ nhân dân ở Việt Nam. Còn cuộc tổng tuyển cử bầu ngày 25-4-1976 mới mang ý nghĩa góp phần hoàn thành quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước
Câu 27 :
Điểm khác nhau cơ bản giữa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản trên thế giới là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào các nhân tố đưa đến sự thành lập các đảng cộng sản trên thế giới và ở Việt Nam để so sánh Lời giải chi tiết :
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Sự tham gia của phong trào yêu nước trong quá trình thành lập Đảng là sự khác biệt cơ bản trong sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam so với các đảng cộng sản khác trên thế giới
Câu 28 :
Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam năm 1954 đã có tác động mạnh đến phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực nào trên thế giới?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Liên hệ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trong những năm 50-60 của thế kỉ XX để trả lời Lời giải chi tiết :
Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam năm 1954 đã có tác động mạnh đến phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực châu Phi, đặc biệt là An-giê-ri. Chiến thắng Điện Biên Phủ giúp họ tin rằng Việt Nam có thể chiến thắng đế quốc thực dân thì An-giê-ri cũng có thể làm được. 8 năm sau đó, Chính phủ Pháp đã buộc phải thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Algerie, chấm dứt nền thống trị 132 năm của chủ nghĩa thực dân ở đây. Được truyền cảm hứng từ chiến thắng Điện Biên Phủ, trong năm1960, ở châu Phi đã có 17 quốc gia tuyên bố độc lập.
Câu 29 :
Cuộc đấu tranh nào của các tín đồ Phật giáo đã làm chấn động toàn cầu, đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn (6-1963) đã làm chấn động toàn cầu, tạo ra tâm lý phẫn nộ trong quần chúng, khiến hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Do đó đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền này
Câu 30 :
Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào đặc điểm của hai chiến dịch để so sánh, liên hệ. Lời giải chi tiết :
Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là đều những trận quyết chiến chiến lược, huy động đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân tộc, quyết định đến chiều hướng của cả 2 cuộc chiến tranh. - Chiến dịch Điện Biên Phủ - chiến dịch tiến công quy mô lớn nhất đến thời điểm lúc bấy giờ. Với chiến dịch này, quân và dân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của quân đội Pháp trong chiến tranh xâm lược Đông Dương, mà các tướng lĩnh Pháp, Mỹ cho rằng, đó là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với các thắng lợi trên khắp các chiến trường cả nước và toàn Đông Dương trong giai đoạn Đông Xuân 1953 - 1954 đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp. - Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch tiến công lớn nhất, trận quyết chiến chiến lược vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta - đại thắng lợi, đã đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. |