Đề kiểm tra 15 phút lần 2 học kì 1 - Đề số 3Đề bài
Câu 1 :
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) mang ý nghĩa quốc tế gì quan trọng?
Câu 2 :
Ngày 1-1-1959 ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
Câu 3 :
Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 4 :
Từ những năm 90 của thế kỳ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
Câu 5 :
Yếu tố nào dẫn đến sự phân hóa về đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX?
Câu 6 :
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là
Câu 7 :
Tổ chức nào ở châu Phi đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế- chính trị ở khu vực?
Câu 8 :
Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Câu 9 :
Tại sao quan hệ giữa nhóm nước ASEAN với các nước Đông Dương trong giai đoạn 1967-1975 lại đối đầu căng thẳng?
Câu 10 :
Tại sao lại gọi là khu vực Mĩ Latinh?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) mang ý nghĩa quốc tế gì quan trọng?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) đã: - Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới. - Hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
Câu 2 :
Ngày 1-1-1959 ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ. Nước Cộng hòa Cuba được thành lập
Câu 3 :
Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Đến cuối những năm 50 thế kỉ XX, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập
Câu 4 :
Từ những năm 90 của thế kỳ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Từ năm nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999. ASEAN đã phát triển thành 10 nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Câu 5 :
Yếu tố nào dẫn đến sự phân hóa về đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh, từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa về đường lối đối ngoại: - Việt Nam, Lào, Campuchia kháng chiến chống Mĩ xâm lược - Thái Lan, Philippin tham gia vào khối SEATO, giúp Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam - Indonexia, Miến Điện thị hành chính sách hòa bình, trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc
Câu 6 :
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là do các cuộc xung đột, nội chiến sắc tộc, tôn giáo; tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hành.
Câu 7 :
Tổ chức nào ở châu Phi đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế- chính trị ở khu vực?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Trong những năm gần đây, các nước châu Phi đang nỗ lực cùng nhau giải quyết các cuộc xung đột, khắc phục những khó khăn về kinh tế thông qua vai trò chủ yếu của Liên minh châu Phi (AU)
Câu 8 :
Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là từ chỗ hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, các nước châu Á đã giành được độc lập. Đây là biến đổi quan trọng nhất, quyết định những biến đổi tiếp theo của khu vực.
Câu 9 :
Tại sao quan hệ giữa nhóm nước ASEAN với các nước Đông Dương trong giai đoạn 1967-1975 lại đối đầu căng thẳng?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào tình hình mối quan hệ giữa ASEAN với các nước Đông Dương để nhận xét, đánh giá. Lời giải chi tiết :
Trong chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968) Mĩ thực hiện ở Việt Nam, Mĩ đã sử dụng lực lượng quân đồng minh, trong đó có Thái Lan và Philippin. Do đó quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN trở nên căng thẳng.
Câu 10 :
Tại sao lại gọi là khu vực Mĩ Latinh?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời. Lời giải chi tiết :
Đến cuối thế kỉ XVIII, hầu hết khu vực Trung và Nam Mĩ đều là thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Do thời gian thống trị dài nên hầu hết dân cư ở đây đều nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha- ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Latinh. Vì vậy khu vực này được gọi là Mĩ Latinh |