Đề kiểm tra 15 phút lần 2 học kì 2 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Điểm nổi bật trong chính sách nông nghiệp của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là gì?

  • A

    Xây dựng các hợp tác xã

  • B

    Chú trọng đầu tư hệ thống thủy lợi

  • C

    Ứng dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất

  • D

    Đầu tư nghiên cứu các giống lúa có năng suất cao

Câu 2 :

Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là

  • A

    Dùng người Việt đánh người Việt

  • B

    Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

  • C

    Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường

  • D

    Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ

Câu 3 :

Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam

  • A

    Chiến tranh đặc biệt

  • B

    Chiến tranh cục bộ

  • C

    Việt Nam hóa chiến tranh

  • D

    Đông Dương hóa chiến tranh

Câu 4 :

Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?

  • A

    Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại

  • B

    Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam

  • C

    Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam

  • D

    Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố

Câu 5 :

Cơ sở nào để Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam cuối năm 1974 - đầu năm 1975?

  • A

    Sự suy yếu của chính quyền Sài Gòn

  • B

    Sự lớn mạnh của quân Giải phóng miền Nam

  • C

    Khả năng quay trở lại hạn chế của Mĩ

  • D

    So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng

Câu 6 :

Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương?

  • A

    Chiến thắng Điện Biên Phủ

  • B

    Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954

  • C

    Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ

  • D

    Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương

Câu 7 :

Vì sao phong trào Đồng Khởi lại đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?

  • A

    Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mĩ

  • B

    Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

  • C

    Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

  • D

    Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở miền Nam Việt Namx

Câu 8 :

Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965-1968?

  • A

    Miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam

  • B

    Miền Bắc là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ

  • C

    Miền Bắc là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới

  • D

    Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia

Câu 9 :

Nguyên nhân quyết định tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam?

  • A

    Sự chi viện của hậu phương miền Bắc

  • B

    Sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương và sự giúp đỡ của các nước XHCN

  • C

    Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam

  • D

    Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam

Câu 10 :

Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay

Hai câu thơ trên là hình ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách gì

  • A

    Tố cộng, diệt cộng                    

  • B

    Tổ chức các cuộc hành quân tìm diệt

  • C

    Dồn dân, lập ấp chiến lược

  • D

    Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Điểm nổi bật trong chính sách nông nghiệp của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là gì?

  • A

    Xây dựng các hợp tác xã

  • B

    Chú trọng đầu tư hệ thống thủy lợi

  • C

    Ứng dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất

  • D

    Đầu tư nghiên cứu các giống lúa có năng suất cao

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Điểm nổi bật trong chính sách nông nghiệp của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể dưới hình thức là các hợp tác xã để huy động tối đa sức mạnh tập thể để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam kháng chiến

Câu 2 :

Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là

  • A

    Dùng người Việt đánh người Việt

  • B

    Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

  • C

    Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường

  • D

    Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đông thời triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”

Câu 3 :

Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam

  • A

    Chiến tranh đặc biệt

  • B

    Chiến tranh cục bộ

  • C

    Việt Nam hóa chiến tranh

  • D

    Đông Dương hóa chiến tranh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào thời gian tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất để trả lời

Lời giải chi tiết :

Ngày 7-2-1965, Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965)

Câu 4 :

Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?

  • A

    Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại

  • B

    Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam

  • C

    Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam

  • D

    Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở Việt Nam. Để cứu vãn tình hình, Mĩ đã đề ra và thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam

Câu 5 :

Cơ sở nào để Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam cuối năm 1974 - đầu năm 1975?

  • A

    Sự suy yếu của chính quyền Sài Gòn

  • B

    Sự lớn mạnh của quân Giải phóng miền Nam

  • C

    Khả năng quay trở lại hạn chế của Mĩ

  • D

    So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phần chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976.

Câu 6 :

Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương?

  • A

    Chiến thắng Điện Biên Phủ

  • B

    Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954

  • C

    Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ

  • D

    Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương được kí kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đối với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia

Câu 7 :

Vì sao phong trào Đồng Khởi lại đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?

  • A

    Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mĩ

  • B

    Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

  • C

    Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

  • D

    Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở miền Nam Việt Namx

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam vì nó dẫn đến sự chuyển biến về chất trong phong trào cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Câu 8 :

Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965-1968?

  • A

    Miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam

  • B

    Miền Bắc là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ

  • C

    Miền Bắc là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới

  • D

    Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình miền Bắc trong những năm 1965-1968 để đánh giá, nhận xét

Lời giải chi tiết :

Trong những năm 1965-1968, Miền Bắc vừa là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam, vừa là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ. Đồng thời Miền Bắc cũng là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới. Phải đến khi Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh, nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia mới được miền Bắc thực hiện.

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 9 :

Nguyên nhân quyết định tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam?

  • A

    Sự chi viện của hậu phương miền Bắc

  • B

    Sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương và sự giúp đỡ của các nước XHCN

  • C

    Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam

  • D

    Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự lãnh đạo sáng suốt và với đường lối đúng đắn của Đảng là nguyên nhân có tính chất quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vì nó tạo ra một ngọn cờ hướng đạo, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc để đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ

Câu 10 :

Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay

Hai câu thơ trên là hình ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách gì

  • A

    Tố cộng, diệt cộng                    

  • B

    Tổ chức các cuộc hành quân tìm diệt

  • C

    Dồn dân, lập ấp chiến lược

  • D

    Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ lịch sử miền Nam trong những năm 1954 -1960 để trả lời

Lời giải chi tiết :

Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay“. Hai câu thơ này là hình ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách tố cộng, diệt công của Mĩ – Diệm thực hiện từ sau năm 1954 đến năm 1960.

close