Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 2Đề bài
Câu 1 :
Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của cuộc đảo chính ngày 19-8-1991?
Câu 2 :
Ngày 1-1-1959 ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
Câu 3 :
Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) diễn ra đầu tiên trong lĩnh vực nào?
Câu 4 :
Ai là Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi?
Câu 5 :
Sự kiện nào được xem là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
Câu 6 :
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là
Câu 7 :
Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Liên Xô có điểm gì nổi bật?
Câu 8 :
Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?
Câu 9 :
Yếu tố nào dẫn đến sự phân hóa về đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX?
Câu 10 :
Vì sao vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”?
Câu 11 :
Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) được Mĩ, Anh, Pháp thành lập nhằm mục đích gì?
Câu 12 :
Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Inđônêxia và Miến Điện từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX là
Câu 13 :
Năm 1961, Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố với toàn thế giới, Cuba sẽ tiến lên
Câu 14 :
Vì sao năm 1960 lại được gọi là “Năm châu Phi”?
Câu 15 :
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới hay không? Vì sao?
Câu 16 :
Tại sao quan hệ giữa nhóm nước ASEAN với các nước Đông Dương trong giai đoạn 1967-1975 lại đối đầu căng thẳng?
Câu 17 :
Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc?
Câu 18 :
Âm mưu biến Mĩ Latinh thành sân sau và xây dựng chính quyền thân Mĩ ở khu vực này là biểu hiện của
Câu 19 :
Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Phiđen Caxtơrô khi nói về mối quan hệ Việt Nam năm 1972 là gì?
Câu 20 :
Đâu không phải là bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của cuộc đảo chính ngày 19-8-1991?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Ngày 19-8-1991, một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tiến hành đảo chính, lật đổ tổng thống Goóc-ba-chốp. Nhưng cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và dẫn tới hậu quả nghiêm trọng: - Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. - Nhà nước Liên bang hầu như tê liệt. - Các nước cộng hòa đòi ly khai khỏi liên bang. => Cuộc đảo chính ngày 19-8-1991 không dẫn đến hậu quả Goócbachốp từ chức tổng thống.
Câu 2 :
Ngày 1-1-1959 ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ. Nước Cộng hòa Cuba được thành lập
Câu 3 :
Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) diễn ra đầu tiên trong lĩnh vực nào?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Cuộc cải tổ ở Liên Xô từ năm 1985 diễn ra đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế. Mặc dù ban lãnh đạo Liên Xô đã đưa ra nhiều phương án phát triển kinh tế nhưng nền kinh tế đất nước vẫn trượt dài trên khủng hoảng
Câu 4 :
Ai là Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Với thắng lợi của cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
Câu 5 :
Sự kiện nào được xem là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Sự kiện mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952), lật đổ vương triều Pharúc- chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (1953).
Câu 6 :
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là do các cuộc xung đột, nội chiến sắc tộc, tôn giáo; tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hành.
Câu 7 :
Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Liên Xô có điểm gì nổi bật?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Tới đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế đất nước ngày càng khó khăn, trì trệ, khủng hoảng: - Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp trì trệ. - Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng khan hiếm. => Mức sống của người dân Xô Viết giảm sút.
Câu 8 :
Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, vào giữa tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập, hoặc đã giải phóng được phần lớn lãnh thổ.
Câu 9 :
Yếu tố nào dẫn đến sự phân hóa về đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh, từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa về đường lối đối ngoại: - Việt Nam, Lào, Campuchia kháng chiến chống Mĩ xâm lược - Thái Lan, Philippin tham gia vào khối SEATO, giúp Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam - Indonexia, Miến Điện thị hành chính sách hòa bình, trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc
Câu 10 :
Vì sao vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập ở Mĩ Latinh để suy luận trả lời Lời giải chi tiết :
Cùng với các hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất, đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ dân chủ, cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh nên khu vực này được gọi là “Lục địa bùng cháy”.
Câu 11 :
Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) được Mĩ, Anh, Pháp thành lập nhằm mục đích gì?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Tháng 9-1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực
Câu 12 :
Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Inđônêxia và Miến Điện từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX là
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Trong thời kì chiến tranh lạnh, Inđônêxia và Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc. Điều này thể hiện sự phân hóa trong đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX.
Câu 13 :
Năm 1961, Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố với toàn thế giới, Cuba sẽ tiến lên
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Tháng 4-1961, quân dân Cuba đã đập tan cuộc tấn công của lính đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn. Chính trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến, Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố với thế giới: Cuba tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Câu 14 :
Vì sao năm 1960 lại được gọi là “Năm châu Phi”?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân lần lượt tan rã.
Câu 15 :
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới hay không? Vì sao?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu để nhận xét, đánh giá Lời giải chi tiết :
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình Chủ nghĩa xã hội chưa phù hợp, chưa đúng đắn. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ở nhiều nước như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên…
Câu 16 :
Tại sao quan hệ giữa nhóm nước ASEAN với các nước Đông Dương trong giai đoạn 1967-1975 lại đối đầu căng thẳng?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào tình hình mối quan hệ giữa ASEAN với các nước Đông Dương để nhận xét, đánh giá. Lời giải chi tiết :
Trong chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968) Mĩ thực hiện ở Việt Nam, Mĩ đã sử dụng lực lượng quân đồng minh, trong đó có Thái Lan và Philippin. Do đó quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN trở nên căng thẳng.
Câu 17 :
Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào khái niệm chế độ phân biệt chủng tộc và phong trào giải phóng dân tộc để đánh giá, nhận xét. Lời giải chi tiết :
Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc vì chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân. Đánh đổ được chế độ này cũng là đánh đổ được một hình thái áp bức, bóc lột thực dân.
Câu 18 :
Âm mưu biến Mĩ Latinh thành sân sau và xây dựng chính quyền thân Mĩ ở khu vực này là biểu hiện của
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vận dụng khái niệm chủ nghĩa thực dân kiểu mới để phân tích, nhận xét. Lời giải chi tiết :
Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân kiểu mới - một hình thái không cai trị trực tiếp mà chỉ cai chỉ gián tiếp thông qua một chính quyền tay sai và tạo ra sự ràng buộc về kinh tế - quân sự.
Câu 19 :
Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Phiđen Caxtơrô khi nói về mối quan hệ Việt Nam năm 1972 là gì?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Liên hệ hiểu biết về lịch sử quan hệ Việt Nam – Cuba để trả lời. Lời giải chi tiết :
Tháng 9/1973, Phiđen Caxtơrô là vị nguyên thủ nước ngoài đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng miền Nam khi chiến tranh chưa kết thúc. Tại đây, ông đã nói một câu rất nổi tiếng "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình"
Câu 20 :
Đâu không phải là bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Dựa vào nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô để rút ra bài học kinh nghiệm. Lời giải chi tiết :
Sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đã để lại cho Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Bài học đầu tiên đó là việc xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp, đúng đắn. Thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin và kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Nhạy bén với sự thay đổi của tình hình để đề ra những chủ trương, chính sách linh hoạt, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. |