tuyensinh247

Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Trong chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-1965), Mĩ không thực hiện biện pháp nào sau đây?

 

  • A

    Mở các cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng

     

  • B

    Dồn dân lập ấp chiến lược

     

  • C

    Tăng lực lượng quân đội Sài Gòn, sử dụng các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận

     

  • D

    Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai

Câu 2 :

Phong trào đấu tranh nào sau đây là của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?

 

  • A

    Thành lập các tổ chức chính trị Việt Nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt.

     

  • B

    Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp (1923).

     

  • C

    Xuất bản các tờ báo tiếng Pháp tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ.

     

  • D

    Đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926).

Câu 3 :

Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức như thế nào?

 

  • A

    Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước

     

  • B

    Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH

     

  • C

    Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những biện pháp phù hợp

     

  • D

    Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Câu 4 :

Để giải quyết nạn dốt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập tổ chức nào?

 

  • A

    hũ gạo cứu đói

     

  • B

    ty bình dân học vụ

     

  • C

    nha bình dân học vụ

     

  • D

    cơ quan Giáo dục quốc gia

Câu 5 :

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 – 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên mới là

 

  • A

    Đảng Cộng sản Đông Dương

     

  • B

    Đảng Lao động Việt Nam

     

  • C

    Đảng Lao động Đông Dương

     

  • D

    Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 6 :

Đại hội Đảng lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội là?

  • A

    Đại hội Đảng lần thứ III (1960).

  • B

    Đại hội Đảng lần thứ V (1981).

  • C

    Đại hội Đảng lần thứ II (1951).

  • D

    Đại hội Đảng lần thứ IV (1976).

Câu 7 :

Đâu không phải là điểm mới của phong trào công nhân Việt Nam trong giai đoạn 1926-1929?

 

  • A

    Mang tính thống nhất trong toàn quốc

     

  • B

    Đều mang tính chất chính trị rõ nét

     

  • C

    Công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập dẫn đầu phong trào yêu nước

     

  • D

    Phong trào công nhân thực sự trở thành phong trào tự giác

Câu 8 :

Đâu không phải là điều kiện khách quan tác động đến sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

  • A

    Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít

  • B

    Sự suy yếu của thực dân Anh, Pháp

  • C

    Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Trung Quốc

     

  • D

    Sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi

Câu 9 :

Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước không xuất phát từ vấn đề nào sau đây?

 

  • A

    Hai miền vẫn còn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau

     

  • B

    Nguyện vọng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất

     

  • C

    Quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam là thống nhất

     

  • D

    Để thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào”

Câu 10 :

Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam?

 

  • A

    Vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam

     

  • B

    Khẳng định con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền

     

  • C

    Xác định đươc kẻ thù của nhân dân miền Nam

     

  • D

    Củng cố tinh thần, thúc đẩy nhân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam

Câu 11 :

Chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ trong giai đoạn 1991-2000 là

 

  • A

    Cố gắng thiết lập trật tự thế giới đơn cực

     

  • B

    Tìm cách tiêu diệt Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa

     

  • C

    Thiết lập chế độ thực dân kiểu mới ở châu Á

     

  • D

    Nới lỏng sự kiểm soát đối với Đảng Cộng sản ở Mĩ

Câu 12 :

Đâu không phải ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 - 1954)?

 

  • A

    Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam

     

  • B

    Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

     

  • C

    Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc

     

  • D

    Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Câu 13 :

Cách mạng tháng Tám năm 1945 mang ý nghĩa gì quan trọng nhất đối với Việt Nam?

 

  • A

    Lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng chục thế kỉ ở Việt Nam

     

  • B

    Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc

     

  • C

    Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ

     

  • D

    Đem lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam

Câu 14 :

Ba quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á giành được độc lập sớm nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

 

  • A

    Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia

     

  • B

    Inđônêxia, Việt Nam, Malaysia

     

  • C

    Inđônêxia, Việt Nam, Lào

     

  • D

    Việt Nam, Lào, Philippin

Câu 15 :

Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã không thực hiện chính sách nào dưới đây trong thời gian tồn tại?

 

  • A

    Quần chúng được tự do tham gia các đoàn thể, tự do hội họp

     

  • B

    Chia lại ruộng công, xóa nợ cho người nghèo

     

  • C

    Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân

     

  • D

    Tiến hành bầu cử chính quyền các cấp

Câu 16 :

Đâu không phải là nhân tố thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A

    Sự tương đồng về kinh tế- văn hóa

     

  • B

    Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

     

  • C

    Nhu cầu thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ

     

  • D

    Giải quyết bất đồng giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Câu 17 :

Luận cương chính trị (10 - 1930) xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là

 

  • A

    Lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp

     

  • B

    Lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc

     

  • C

    Đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai

     

  • D

    Đánh đổ phong kiến và đế quốc

Câu 18 :

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), giai cấp tư sản bị phân hoá như thế nào?

 

  • A

    Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.

     

  • B

    Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.

     

  • C

    Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

     

  • D

    Tư sản dân tộc và tư sản công thương.

Câu 19 :

Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc?

 

  • A

    Hội nghị Ianta

     

  • B

    Hội nghị Xan Phranxico

     

  • C

    Hội nghị Pốtxđam

     

  • D

    Hội nghị Pari

Câu 20 :

Đâu không phải là phương hướng chính của các kế hoạch dài hạn Liên Xô thực hiện trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?

  • A

    Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

     

  • B

    Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp

     

  • C

    Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật

     

  • D

    Lấy phát triển công nghiệp quốc phòng làm trọng tâm

Câu 21 :

Đâu không phải là những vấn đề được Nguyễn Ái Quốc trình bày tại Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924)?

 

  • A

    Vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa

     

  • B

    Về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở thuộc địa

     

  • C

    Vai trò, sức mạnh của giai cấp nông dân ở thuộc địa

     

  • D

    Về vai trò của việc đoàn kết các lực lượng dân tộc ở thuộc địa

Câu 22 :

Mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện” là hình thức đấu tranh của phong trào nào trong năm 1937?

 

  • A

    Phong trào Đông Dương đại hội

     

  • B

    Đón rước phái viên và toàn quyền mới

     

  • C

    Đấu tranh nghị trường

     

  • D

    Đấu tranh báo chí

Câu 23 :

Sau chiến thắng Ấp Bắc (1963), trên toàn miền Nam đã dấy lên phong trào gì?

 

  • A

    Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt

     

  • B

    Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào

     

  • C

    Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công

     

  • D

    Đồng khởi

Câu 24 :

Trung đội Cứu quốc quân được thành lập vào năm 1941 dựa trên cơ sở ban đầu là lực lượng nào?

 

  • A

    Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Nam Kì.

     

  • B

    Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.

     

  • C

    Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.

     

  • D

    Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Đô Lương.

Câu 25 :

Yếu tố nào quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A

    Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.

     

  • B

    Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

     

  • C

    Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

     

  • D

    Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Câu 26 :

Một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định tạo ra sự tăng trưởng kinh tế "thần kì" của Nhật Bản là

  • A

    Gắn liền với những điều kiện quốc tế thuận lợi

  • B

    Có chính sách đối nội và đối ngoại phù hợp

  • C

    Liên kết chặt chẽ với các nước phát triển

  • D

    Con người được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm

Câu 27 :

Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã để lại di sản gì cho lực lượng vũ trang Việt Nam sau này?

 

  • A

    Đội tự vệ Cao Bằng

     

  • B

    Trung đội cứu quốc quân

     

  • C

    Đội du kích Bắc Sơn

     

  • D

    Đội Việt Nam giải phóng quân

Câu 28 :

Nguyên nhân chủ yếu để chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc sau cách mạng tháng  Tám là

 

  • A

    Do Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng Minh

     

  • B

    Do Việt Nam cần tập trung kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ

     

  • C

    Do Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam chỉ đòi các quyền lợi về kinh tế

     

  • D

    Do Trung Hoa Dân Quốc không thể ở lại Việt Nam lâu dài

Câu 29 :

Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là

 

  • A

    Có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng

     

  • B

    Có sự điều chỉnh phương châm tác chiến

     

  • C

    Tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương

     

  • D

    Là những trận quyết chiến chiến lược

Câu 30 :

Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)?

 

  • A

    Khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp

     

  • B

    Anh rời khỏi EU

     

  • C

    Khủng hoảng nợ công ở châu Âu

     

  • D

    Khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-1965), Mĩ không thực hiện biện pháp nào sau đây?

 

  • A

    Mở các cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng

     

  • B

    Dồn dân lập ấp chiến lược

     

  • C

    Tăng lực lượng quân đội Sài Gòn, sử dụng các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận

     

  • D

    Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-1965) bao gồm

+ Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn: từ 170.000 người (năm 1961) đến 560.000 người (năm 1964), sử dụng phổ biến các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận

+ Mở các cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng

+ Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược" để đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp, tách dân ra khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, bình định miền Nam

+ Mĩ và chính quyền Sài Gòn tiến hành hoạt động hoạt phá hoại miền Bắc, phong toả biên giới, vùng biên để ngăn chặn nguồn tiếp tế cho miền Nam.

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 2 :

Phong trào đấu tranh nào sau đây là của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?

 

  • A

    Thành lập các tổ chức chính trị Việt Nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt.

     

  • B

    Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp (1923).

     

  • C

    Xuất bản các tờ báo tiếng Pháp tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ.

     

  • D

    Đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926).

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Các đáp án A, C, D: là các phong trào đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản.

- Đáp án B: là phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc. Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đã đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp. 

Câu 3 :

Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức như thế nào?

 

  • A

    Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước

     

  • B

    Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH

     

  • C

    Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những biện pháp phù hợp

     

  • D

    Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 để trả lời

Lời giải chi tiết :

Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp

Câu 4 :

Để giải quyết nạn dốt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập tổ chức nào?

 

  • A

    hũ gạo cứu đói

     

  • B

    ty bình dân học vụ

     

  • C

    nha bình dân học vụ

     

  • D

    cơ quan Giáo dục quốc gia

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ngày 8-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ- cơ quan chuyên trách về chống “giặc dốt”, kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ.

 

Câu 5 :

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 – 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên mới là

 

  • A

    Đảng Cộng sản Đông Dương

     

  • B

    Đảng Lao động Việt Nam

     

  • C

    Đảng Lao động Đông Dương

     

  • D

    Đảng Cộng sản Việt Nam

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tại Đại hội đại biểu lần thứ II (1951) đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở một nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác - Lênin riêng. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

Câu 6 :

Đại hội Đảng lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội là?

  • A

    Đại hội Đảng lần thứ III (1960).

  • B

    Đại hội Đảng lần thứ V (1981).

  • C

    Đại hội Đảng lần thứ II (1951).

  • D

    Đại hội Đảng lần thứ IV (1976).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh tổ chức của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) để trả lời

Lời giải chi tiết :

Tháng 9-1960, Đảng Lao động Việt Nam họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III tại Thủ đô Hà Nội. Đây là Đại hội Đảng đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội.

Câu 7 :

Đâu không phải là điểm mới của phong trào công nhân Việt Nam trong giai đoạn 1926-1929?

 

  • A

    Mang tính thống nhất trong toàn quốc

     

  • B

    Đều mang tính chất chính trị rõ nét

     

  • C

    Công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập dẫn đầu phong trào yêu nước

     

  • D

    Phong trào công nhân thực sự trở thành phong trào tự giác

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong giai đoạn 1926-1929 phong trào công nhân có bước phát triển mới.

Cụ thể là:

- Phong trào công nhân mang tính thống nhất trong toàn quốc, vượt ra phạm vị một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.

- Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị.

- Phong trào công nhân đang đi dần vào cuộc đấu tranh tự giác, trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có sức quy tụ, dẫn đầu phong trào yêu nước

Câu 8 :

Đâu không phải là điều kiện khách quan tác động đến sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

  • A

    Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít

  • B

    Sự suy yếu của thực dân Anh, Pháp

  • C

    Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Trung Quốc

     

  • D

    Sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Căn cứ vào hoàn cảnh bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

- Các đáp án B, C: là điều kiện khách quan thuận lợi dẫn đến bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đáp án D: sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi không phải là điều kiện khách quan thuận lợi, mà là điều kiện chủ quan để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Câu 9 :

Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước không xuất phát từ vấn đề nào sau đây?

 

  • A

    Hai miền vẫn còn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau

     

  • B

    Nguyện vọng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất

     

  • C

    Quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam là thống nhất

     

  • D

    Để thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào”

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh hoàn thành lịch sử Việt Nam sau đại thắng mùa xuân 1975 để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Sau Đại thắng mùa xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam về mặt lãnh thổ đã được thống nhất song mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Đáp lai nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước; đồng thời phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc => Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Câu 10 :

Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam?

 

  • A

    Vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam

     

  • B

    Khẳng định con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền

     

  • C

    Xác định đươc kẻ thù của nhân dân miền Nam

     

  • D

    Củng cố tinh thần, thúc đẩy nhân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung của nghị quyết 21 (7-1973) để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong bối cảnh lịch sử mới, những quyết định của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) đã vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam, thúc đẩy quân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Câu 11 :

Chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ trong giai đoạn 1991-2000 là

 

  • A

    Cố gắng thiết lập trật tự thế giới đơn cực

     

  • B

    Tìm cách tiêu diệt Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa

     

  • C

    Thiết lập chế độ thực dân kiểu mới ở châu Á

     

  • D

    Nới lỏng sự kiểm soát đối với Đảng Cộng sản ở Mĩ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong giai đoạn 1991-2000 và những ưu thế vượt trội của Mĩ, giới cầm quyền Mĩ đã cố gắng thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối, khống chế. Tuy nhiên, giữa những tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có những khoảng cách không nhỏ.

Câu 12 :

Đâu không phải ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 - 1954)?

 

  • A

    Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam

     

  • B

    Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

     

  • C

    Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc

     

  • D

    Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chông Pháp (1945-1954) mới giải phóng được một nửa đất nước. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) thắng lợi.

Câu 13 :

Cách mạng tháng Tám năm 1945 mang ý nghĩa gì quan trọng nhất đối với Việt Nam?

 

  • A

    Lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng chục thế kỉ ở Việt Nam

     

  • B

    Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc

     

  • C

    Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ

     

  • D

    Đem lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam để suy luận trả lời. 

Lời giải chi tiết :

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam từ năm 1884 đến năm 1945 là chống đế quốc để giành độc lập dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam nên nó có ý nghĩa quan trọng nhất.

Câu 14 :

Ba quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á giành được độc lập sớm nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

 

  • A

    Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia

     

  • B

    Inđônêxia, Việt Nam, Malaysia

     

  • C

    Inđônêxia, Việt Nam, Lào

     

  • D

    Việt Nam, Lào, Philippin

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền. 3 quốc gia đầu tiên tuyên bố giành được độc lập là Inđônêxia (8-1945), Việt Nam (9-1945) và Lào (10-1945).

Câu 15 :

Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã không thực hiện chính sách nào dưới đây trong thời gian tồn tại?

 

  • A

    Quần chúng được tự do tham gia các đoàn thể, tự do hội họp

     

  • B

    Chia lại ruộng công, xóa nợ cho người nghèo

     

  • C

    Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân

     

  • D

    Tiến hành bầu cử chính quyền các cấp

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong thời gian tồn tại, chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thi hành nhiều chính sách để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, điều hành mọi mặt đời sống xã hội:

- Về chính trị: quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.

- Về kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.

- Về văn hóa- xã hội: chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc…bị xóa bỏ; thành lập các đội tự vệ vũ trang…

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 16 :

Đâu không phải là nhân tố thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A

    Sự tương đồng về kinh tế- văn hóa

     

  • B

    Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

     

  • C

    Nhu cầu thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ

     

  • D

    Giải quyết bất đồng giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau vì:

- Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, có một nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã có liên hệ mật thiết với nhau

- Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật và xu thế liên kết quốc tế

- Nhu cầu thắt chặt sự tin cậy lẫn nhau để khắc phục những nghi kị, chia rẽ trong lịch sử; đồng thời cũng là để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ

Câu 17 :

Luận cương chính trị (10 - 1930) xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là

 

  • A

    Lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp

     

  • B

    Lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc

     

  • C

    Đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai

     

  • D

    Đánh đổ phong kiến và đế quốc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau

Câu 18 :

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), giai cấp tư sản bị phân hoá như thế nào?

 

  • A

    Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.

     

  • B

    Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.

     

  • C

    Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

     

  • D

    Tư sản dân tộc và tư sản công thương.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản ra đời, sau đó bị phân hoá thành hai bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân tộc.

Câu 19 :

Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc?

 

  • A

    Hội nghị Ianta

     

  • B

    Hội nghị Xan Phranxico

     

  • C

    Hội nghị Pốtxđam

     

  • D

    Hội nghị Pari

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Một trong những quyết định của Hội nghị Ianta là: quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

=> Hội nghị Ianta đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc.

Câu 20 :

Đâu không phải là phương hướng chính của các kế hoạch dài hạn Liên Xô thực hiện trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?

  • A

    Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

     

  • B

    Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp

     

  • C

    Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật

     

  • D

    Lấy phát triển công nghiệp quốc phòng làm trọng tâm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương hướng chính của các kế hoạch dài hạn Liên Xô thực hiện trong những năm 50-70 của thế kỉ XX là:

- Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng - nền tảng của kinh tế quốc dân.

- Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

- Tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước

Câu 21 :

Đâu không phải là những vấn đề được Nguyễn Ái Quốc trình bày tại Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924)?

 

  • A

    Vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa

     

  • B

    Về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở thuộc địa

     

  • C

    Vai trò, sức mạnh của giai cấp nông dân ở thuộc địa

     

  • D

    Về vai trò của việc đoàn kết các lực lượng dân tộc ở thuộc địa

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã trình bày lập trường, quan điểm của mình về:

- Vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa.

- Mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở thuộc địa.

- Vai trò, sức mạnh của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 22 :

Mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện” là hình thức đấu tranh của phong trào nào trong năm 1937?

 

  • A

    Phong trào Đông Dương đại hội

     

  • B

    Đón rước phái viên và toàn quyền mới

     

  • C

    Đấu tranh nghị trường

     

  • D

    Đấu tranh báo chí

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đầu 1937, nhân việc đón phái viên Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp và viên toàn quyền mới xứ Đông Dương là Gô-đa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng khắp nơi trong nước, đông đảo hăng hái nhất là công nhân và nông dân, biểu dương lực lượng qua các cuộc mít tinh, biểu tinh, đưa “dân nguyện”.

Câu 23 :

Sau chiến thắng Ấp Bắc (1963), trên toàn miền Nam đã dấy lên phong trào gì?

 

  • A

    Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt

     

  • B

    Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào

     

  • C

    Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công

     

  • D

    Đồng khởi

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sau chiến thắng Ấp Bắc (1963), trên toàn miền Nam đã dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”

Câu 24 :

Trung đội Cứu quốc quân được thành lập vào năm 1941 dựa trên cơ sở ban đầu là lực lượng nào?

 

  • A

    Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Nam Kì.

     

  • B

    Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.

     

  • C

    Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.

     

  • D

    Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Đô Lương.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào quá trình xây dựng lực lượng cách mạng để trả lời

Lời giải chi tiết :

Sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng, một bộ phận lực lượng vũ trang khởi nghĩa chuyển sang xây dựng thành những đội du kích hoạt động ở căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai. Bước sang năm 1941, những đội du kích Bắc Sơn lớn mạnh lên và thống nhất lại thành Trung đội Cứu quốc quân I (2-1941).

Câu 25 :

Yếu tố nào quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A

    Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.

     

  • B

    Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

     

  • C

    Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

     

  • D

    Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phân tích bối cảnh thế giới và nội tại của những quốc gia tiêu biểu tác động đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), mâu thuẫn xã hội ở các nước châu Á phát triển gay gắt, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc. Trong khi đó, các lực lượng dân tộc ở các nước này ngày càng trưởng thành. Đây là yếu tố quyết định nhất đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau năm 1945.

Còn lại bối cảnh thế giới chỉ là yếu tố khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ.

Câu 26 :

Một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định tạo ra sự tăng trưởng kinh tế "thần kì" của Nhật Bản là

  • A

    Gắn liền với những điều kiện quốc tế thuận lợi

  • B

    Có chính sách đối nội và đối ngoại phù hợp

  • C

    Liên kết chặt chẽ với các nước phát triển

  • D

    Con người được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Người dân Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có truyền thống văn hóa, giáo dục, có ý chí vươn lên, đạo đức lao động tốt, tiết kiệm, tay nghề cao, có nhiều khả năng sáng tạo và đề cao kỉ luật. Đây là nhân tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế. Con người được coi là vốn quý nhất, đồng thời là “công nghệ cao nhất”.

Câu 27 :

Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã để lại di sản gì cho lực lượng vũ trang Việt Nam sau này?

 

  • A

    Đội tự vệ Cao Bằng

     

  • B

    Trung đội cứu quốc quân

     

  • C

    Đội du kích Bắc Sơn

     

  • D

    Đội Việt Nam giải phóng quân

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940), đội du kích Bắc Sơn được thành lập. Đây chính là tiền thân của lực lượng vũ trang của quân đội nhân dân Việt Nam

Câu 28 :

Nguyên nhân chủ yếu để chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc sau cách mạng tháng  Tám là

 

  • A

    Do Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng Minh

     

  • B

    Do Việt Nam cần tập trung kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ

     

  • C

    Do Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam chỉ đòi các quyền lợi về kinh tế

     

  • D

    Do Trung Hoa Dân Quốc không thể ở lại Việt Nam lâu dài

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chủ yếu để từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc là do Việt Nam đang tập trung kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, nên cần tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc.

Câu 29 :

Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là

 

  • A

    Có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng

     

  • B

    Có sự điều chỉnh phương châm tác chiến

     

  • C

    Tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương

     

  • D

    Là những trận quyết chiến chiến lược

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của hai chiến dịch để so sánh, liên hệ. 

Lời giải chi tiết :

Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là đều những trận quyết chiến chiến lược, huy động đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân tộc, quyết định đến chiều hướng của cả 2 cuộc chiến tranh.

- Chiến dịch Điện Biên Phủ - chiến dịch tiến công quy mô lớn nhất đến thời điểm lúc bấy giờ. Với chiến dịch này, quân và dân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của quân đội Pháp trong chiến tranh xâm lược Đông Dương, mà các tướng lĩnh Pháp, Mỹ cho rằng, đó là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với các thắng lợi trên khắp các chiến trường cả nước và toàn Đông Dương trong giai đoạn Đông Xuân 1953 - 1954 đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp. 

- Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch tiến công lớn nhất, trận quyết chiến chiến lược vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta - đại thắng lợi, đã đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.

Câu 30 :

Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)?

 

  • A

    Khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp

     

  • B

    Anh rời khỏi EU

     

  • C

    Khủng hoảng nợ công ở châu Âu

     

  • D

    Khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết :

Brexit là một thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện Anh rời khỏi EU. Theo kết quả cuộc trưng cầu chính thức ngày 24- 6- 2016, người dân Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) với tỷ lệ 51,9% ủng hộ và 48,1% phản đối hành động này

close