Đề kiểm tra học kì 1 - Đề số 03Đề bài
Câu 1 :
Trên nhiều dụng cụ điện trong gia đình thường có ghi 220V và số oát (W). Số oát này có ý nghĩa gì?
Câu 2 :
Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm:
Câu 3 :
Chọn phát biểu đúng khi nói về động cơ điện một chiều
Câu 4 :
Chọn phát biểu đúng. Nội dung định luật Ôm là:
Câu 5 :
Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?
Câu 6 :
Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1,R2 mắc song song?
Câu 7 :
Các nam châm điện được mô tả như hình sau: Hãy cho biết nam châm nào mạnh hơn:
Câu 8 :
Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài có tiết diện và điện trở tương ứng là S1,R1 và S2,R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?
Câu 9 :
Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?
Câu 10 :
Quy tắc nắm tay phải được phát biểu:
Câu 11 :
Trong các dụng cụ sau đây: Bàn là điện, la bàn, chuông điện, rơle điện từ. Vật nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu?
Câu 12 :
Có thể coi một dây dẫn thẳng có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được không?
Câu 13 :
Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng về biến trở?
Câu 14 :
Mắc một dây dẫn có điện trở R=12Ω vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua nó là:
Câu 15 :
Cho bốn điện trở R1, R2,R3,R4 mắc nối tiếp vào đoạn mạch có hiệu điện thế U=100V. Biết R1=2R2=3R3=4R4. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R4?
Câu 16 :
Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên trong đó điện trở R1=52,5Ω. Vôn kế chỉ 84V. Ampe kế A chỉ 4,2A. Điện trở R2=?
Câu 17 :
Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên trong đó điện trở R1=18Ω,R2=12Ω. Vôn kế chỉ 36V Số chỉ của ampe kế A1 là:
Câu 18 :
Hai dây bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài 2m có điện trở R1, dây kia dài 6m có điện trở R2. Tỉ số R1R2=?
Câu 19 :
Trong mạch điện có sơ đồ như sau: Nguồn điện có hiệu điện thế không đổi là 12V, điện trở mạch ngoài R=12Ω. Phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu để vôn kế chỉ 3V?
Câu 20 :
Bóng đèn có điện trở 8Ω và cường độ dòng điện định mức là 2A. Tính công suất định mức của bóng đèn?
Câu 21 :
Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế định mức là 220V trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 720kJ. Điện trở của bàn là có giá trị là:
Câu 22 :
Khi cho dòng điện có cường độ I1=1A chạy qua một thanh kim loại trong thời gian τ thì nhiệt độ của thanh tăng lên là Δt1=80C. Khi cho cường độ dòng điện I2=2A chạy qua thì trong thời gian đó nhiệt độ của thanh tăng thêm là Δt2 bằng:
Câu 23 :
Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình chữ U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại?
Câu 24 :
Một dây dẫn có dòng điện chạy qua theo chiều như hình vẽ: Tên các cực của nam châm là:
Câu 25 :
Một dụng cụ để phát hiện dòng điện (một loại điện kế) có cấu tạo được mô tả như hình sau: Dụng cụ này gồm một ống dây B, trong lòng B có một thanh nam châm A nằm thăng bằng, vuông góc với trục ống dây và có thể quay quanh một trục OO’ đặt giữa thanh, vuông góc với mặt phẳng trang giấy. Nếu dòng điện qua ống dây B có chiều được đánh dâu như hình vẽ thì kim chỉ thị sẽ:
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Trên nhiều dụng cụ điện trong gia đình thường có ghi 220V và số oát (W). Số oát này có ý nghĩa gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Số oát trên dụng cụ tiêu thụ điện có ý nghĩa công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng đúng với hiệu điện thế 220V
Câu 2 :
Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm: nam châm và cuộn dây dẫn
Câu 3 :
Chọn phát biểu đúng khi nói về động cơ điện một chiều
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
A - sai vì: Nam châm để tạo ra từ trường B - sai vì: Bộ phận đứng yên là stato C - đúng D - sai vì: Khung dây dẫn là bộ phận quay - roto
Câu 4 :
Chọn phát biểu đúng. Nội dung định luật Ôm là:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây
Câu 5 :
Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Nếu để hai nam châm lại gần nhau thì các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau.
Câu 6 :
Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1,R2 mắc song song?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Ta có: Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ: 1Rtd=1R1+1R2
Câu 7 :
Các nam châm điện được mô tả như hình sau: Hãy cho biết nam châm nào mạnh hơn:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Nam châm nào có dòng điện càng lớn và số vòng dây càng nhiều thì nam châm đó càng mạnh Từ hình ta thấy, nam châm e mạnh nhất
Câu 8 :
Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài có tiết diện và điện trở tương ứng là S1,R1 và S2,R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Vận dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: R=ρlS Lời giải chi tiết :
Ta có: {R1=ρlS1R2=ρlS2→R1R2=S2S1↔S1R1=S2R2
Câu 9 :
Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
B, C, D - là các đặc điểm của đoạn mạch mắc nối tiếp A - không phải là đặc điểm của đoạn mạch mắc nối tiếp vì: đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở thì có thể là mạch rẽ nhánh, phân nhánh => đó không phải là mạch nối tiếp
Câu 10 :
Quy tắc nắm tay phải được phát biểu:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Quy tắc nắm tay phải: Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
Câu 11 :
Trong các dụng cụ sau đây: Bàn là điện, la bàn, chuông điện, rơle điện từ. Vật nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
La bàn là vật có sử dụng nam châm vĩnh cửu
Câu 12 :
Có thể coi một dây dẫn thẳng có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được không?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Không thể coi một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua như một nam châm thẳng được vì dòng điện trong dây dẫn thẳng không hút các vụn sắt về hai đầu dây.
Câu 13 :
Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng về biến trở?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
A, C, B - đúng D - sai vì: Biến trở là dụng cụ không thể được dùng để thay đổi chiều dòng điện trong mạch
Câu 14 :
Mắc một dây dẫn có điện trở R=12Ω vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua nó là:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Cường độ dòng điện qua dây dẫn: I=UR=312=0,25A
Câu 15 :
Cho bốn điện trở R1, R2,R3,R4 mắc nối tiếp vào đoạn mạch có hiệu điện thế U=100V. Biết R1=2R2=3R3=4R4. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R4?
Đáp án : C Phương pháp giải :
+ Áp dụng biểu thức tính mối liên hệ giữa điện trở và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nốit tiếp: U1U2=R1R2 + Vận dụng biểu thức hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp: U=U1+U2+... Lời giải chi tiết :
+ Vì R1,R2,R3,R4 mắc nối tiếp , mà R1=2R2=3R3=4R4 cho nên U1=2U2=3U3=4U4 + Mặt khác : U1+U2+U3+U4=100 V Hay 4U4+2U4+43U4+U4=100V →25U43=100V→U4=12V
Câu 16 :
Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên trong đó điện trở R1=52,5Ω. Vôn kế chỉ 84V. Ampe kế A chỉ 4,2A. Điện trở R2=?
Đáp án : B Phương pháp giải :
+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm: I=UR + Vận dụng biểu thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp: I=I1+I2 Lời giải chi tiết :
+ Số chỉ của ampe kế A1 là I1=UR1=8452,5=1,6A + Số chỉ của ampe kế A2 là I2=I−I1=4,2−1,6=2,6A + Điện trở R2 là R2=UI2=842,6=32,3Ω
Câu 17 :
Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên trong đó điện trở R1=18Ω,R2=12Ω. Vôn kế chỉ 36V Số chỉ của ampe kế A1 là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
+ Vận dụng biểu thức xác định hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song: U=U1=U2=... + Áp dụng biểu thức định luật Ôm: I=UR Lời giải chi tiết :
+ Hiệu điện thế của hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa các đoạn mạch U=U1=U2 + Số chỉ của ampe kế A1 là cường độ dòng điện đi qua điện trở R1 Vậy số chỉ của ampe kế A1 là: I1=UR1=3618=2A
Câu 18 :
Hai dây bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài 2m có điện trở R1, dây kia dài 6m có điện trở R2. Tỉ số R1R2=?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Vận dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: R=ρlS Lời giải chi tiết :
Áp dụng biểu thức tính điện trở của dây dẫn, ta có: {R1=ρl1SR2=ρl1S→R1R2=l1l2=26=13
Câu 19 :
Trong mạch điện có sơ đồ như sau: Nguồn điện có hiệu điện thế không đổi là 12V, điện trở mạch ngoài R=12Ω. Phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu để vôn kế chỉ 3V?
Đáp án : C Phương pháp giải :
+ Sử dụng biểu thức định luật Ôm: I=UR + Sử dụng biểu thức tính hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp: U=U1+U2 Lời giải chi tiết :
Khi số chỉ vôn kế là 3V thì số chỉ ampe kế sẽ là: IA=UVR=312=0,25A Hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở khi đó: Ub=U−UV=12−3=9V Điện trở của biến trở khi đó là: Rb=UbI=90,25=36Ω
Câu 20 :
Bóng đèn có điện trở 8Ω và cường độ dòng điện định mức là 2A. Tính công suất định mức của bóng đèn?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Vận dụng biểu thức công xuất tính cường độ dòng điện: P=UI=U2R=I2R Lời giải chi tiết :
Công suất định mức của bóng đèn: P=I2R=22.8=32W
Câu 21 :
Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế định mức là 220V trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 720kJ. Điện trở của bàn là có giá trị là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Sử dụng biểu thức: A=Pt + Vận dụng biểu thức tính công suất để suy ra điện trở: P=U2R Lời giải chi tiết :
Ta có: + A=Pt => Công suất của bàn là là: P=At=720.10315.60=800W + Mặt khác: P=U2R→R=U2P=2202800=60,5Ω
Câu 22 :
Khi cho dòng điện có cường độ I1=1A chạy qua một thanh kim loại trong thời gian τ thì nhiệt độ của thanh tăng lên là Δt1=80C. Khi cho cường độ dòng điện I2=2A chạy qua thì trong thời gian đó nhiệt độ của thanh tăng thêm là Δt2 bằng:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Sử dụng công thức tính nhiệt lượng + Q=mcΔt Lời giải chi tiết :
Ta có: Nhiệt lượng được tính bởi các công thức {Q=I2RtQ=mcΔt Gọi Q1,Q2 lần lượt là nhiệt lượng của thanh kim loại khi có cường độ dòng điện I1,I2 chạy qua Ta có: {Q1=I21Rt=mcΔt1(1)Q2=I22Rt=mcΔt2(2) Từ (1) và (2), ta suy ra: Q1Q2=I21I22=Δt1Δt2=122→Δt2=4Δt1=4.8=320C
Câu 23 :
Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình chữ U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại?
Đáp án : B Phương pháp giải :
+ Vận dụng cách xác định lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện + Vận dụng quy tắc bàn tay trái Lời giải chi tiết :
Khung dây sẽ quay đến vị trí mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ thì dưng lại. Vì: Khi mặt phẳng của khung dây vuông góc với đường sức từ thì lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây sẽ nằm trong mặt phẳng khung và vuông góc với các cạnh => Vì vậy, các lực này có tác dụng kéo căng (hay nén) khung dây nhưng không làm quay nó nữa.
Câu 24 :
Một dây dẫn có dòng điện chạy qua theo chiều như hình vẽ: Tên các cực của nam châm là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Vận dụng quy tắc bàn tay trái Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ. + Sử dụng tính chất của đường sức từ: vào Nam - ra Bắc Lời giải chi tiết :
Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ. Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra các đường sức từ có chiều từ dưới lên => tên các cực của nam châm như sau:
Câu 25 :
Một dụng cụ để phát hiện dòng điện (một loại điện kế) có cấu tạo được mô tả như hình sau: Dụng cụ này gồm một ống dây B, trong lòng B có một thanh nam châm A nằm thăng bằng, vuông góc với trục ống dây và có thể quay quanh một trục OO’ đặt giữa thanh, vuông góc với mặt phẳng trang giấy. Nếu dòng điện qua ống dây B có chiều được đánh dâu như hình vẽ thì kim chỉ thị sẽ:
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Vận dụng tính chất của đường sức từ khi có dòng điện chạy qua cuộn dây + Vận dụng quy tắc nắm tay phải Lời giải chi tiết :
Nếu dòng điện qua ống dây B có chiều được đánh dấu như hình thì đường sức từ trong ống dây hướng thẳng đứng lên trên. Cực Bắc của nam châm luôn quay theo chiều đường sức từ của từ trường ngoài nên bị đẩy lên => Kim chỉ thị quay sang bên phải |