Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 (lần 2) - Đề số 01

Đề bài

Câu 1 :

Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng như hình sau. Khi đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào?

  • A

    Đông - Tây

  • B

    Đông bắc - Tây nam

  • C

    Bắc - Nam

  • D

    Tây bắc - Đông Nam

Câu 2 :

Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là:

  • A

    Lực điện

  • B

    Lực hấp dẫn

  • C

    Lực từ

  • D

    Lực đàn hồi

Câu 3 :

Loa điện hoạt động dựa vào:

  • A

    Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.

  • B

    tác dụng từ của nam châm lên ống  dây có dòng điện chạy qua.

  • C

    tác dụng của dòng điện lên dây dẫn  thẳng có dòng điện chạy qua.

  • D

    tác dụng từ của từ trường lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

Câu 4 :

Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy làm hai nửa bằng nhau. Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A

    Hai nửa đều mất hết từ tính

  • B

    Mỗi nửa tạo thành nam châm mới có hai cực từ cùng tên ở hai đầu

  • C

    Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một cực ở một đầu

  • D

    Mỗi nửa tạo thành nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu

Câu 5 :

Để chế tạo một Nam Châm điện mạnh ta cần điều kiện:

  • A

    Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép.

  • B

    Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non.

  • C

    Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng, lõi bằng sắt non.

  • D

    Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây có ít vòng, lõi bằng thép.

Câu 6 :

Chọn phát biểu đúng?

  • A

    Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường

  • B

    Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện

  • C

    Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu

  • D

    Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh

Câu 7 :

Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì:

  • A

    Chịu tác dụng của lực điện

  • B

    Chịu tác dụng của lực từ

  • C

    Chịu tác dụng của lực điện từ

  • D

    Chịu tác dụng của lực đàn hồi

Câu 8 :

Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?

  • A

    Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non

  • B

    Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu

  • C

    Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện.

  • D

    Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi

Câu 9 :

Một ống dây dẫn được đặt sao cho trục chính của nó nằm dọc theo thanh nam châm như hình dưới. Đóng công tắc K, đầu tiên thấy thanh nam châm bị đẩy ra xa

Đầu B của nam châm là cực gì?

  • A

    Cực Bắc

  • B

    Cực Nam

  • C

    Cực Bắc Nam

  • D

    Không đủ dữ kiện đề bài

Câu 10 :

Ống dây có chiều dòng điện chạy qua như hình vẽ:

Chọn phương án đúng về từ cực của ống dây.

  • A

    A là từ cực Nam của ống dây

  • B

    B là từ cực Bắc của ống dây

  • C

    A là từ cực Bắc của ống dây

  • D

    Không xác định được

Câu 11 :

Khi đặt một thanh sắt non vào trong một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Băc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì:

  • A

    Ngược hướng

  • B

    Vuông góc

  • C

    Cùng hướng

  • D

    Tạo thành một góc 450450

Câu 12 :

Một dây dẫn có dòng điện chạy qua theo chiều như hình vẽ:

Tên các cực của nam châm là:

  • A
  • B
  • C

    Không đủ dữ kiện để xác định tên các cực của nam châm

  • D

    Không xác định được

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng như hình sau. Khi đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào?

  • A

    Đông - Tây

  • B

    Đông bắc - Tây nam

  • C

    Bắc - Nam

  • D

    Tây bắc - Đông Nam

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc - Nam

Câu 2 :

Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là:

  • A

    Lực điện

  • B

    Lực hấp dẫn

  • C

    Lực từ

  • D

    Lực đàn hồi

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.

Câu 3 :

Loa điện hoạt động dựa vào:

  • A

    Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.

  • B

    tác dụng từ của nam châm lên ống  dây có dòng điện chạy qua.

  • C

    tác dụng của dòng điện lên dây dẫn  thẳng có dòng điện chạy qua.

  • D

    tác dụng từ của từ trường lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.

Câu 4 :

Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy làm hai nửa bằng nhau. Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A

    Hai nửa đều mất hết từ tính

  • B

    Mỗi nửa tạo thành nam châm mới có hai cực từ cùng tên ở hai đầu

  • C

    Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một cực ở một đầu

  • D

    Mỗi nửa tạo thành nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy làm hai nửa thì mỗi nửa sẽ tạo thành nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu

Câu 5 :

Để chế tạo một Nam Châm điện mạnh ta cần điều kiện:

  • A

    Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép.

  • B

    Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non.

  • C

    Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng, lõi bằng sắt non.

  • D

    Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây có ít vòng, lõi bằng thép.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Vận dụng tính chất của nam châm điện

+ Vận dụng lý thuyết về sự nhiễm từ của sắt, thép

Lời giải chi tiết :

Nam châm điện có cường độ càng lớn và số vòng dây càng nhiều thì càng mạng và không thể dùng lõi bằng thép để tạo nam châm điện được.

=>Để chế tạo một Nam Châm điện mạnh ta cần điều kiện cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non

Câu 6 :

Chọn phát biểu đúng?

  • A

    Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường

  • B

    Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện

  • C

    Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu

  • D

    Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A - đúng

B - sai vì: từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ

C - sai vì nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh

D - sai vì nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu

Câu 7 :

Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì:

  • A

    Chịu tác dụng của lực điện

  • B

    Chịu tác dụng của lực từ

  • C

    Chịu tác dụng của lực điện từ

  • D

    Chịu tác dụng của lực đàn hồi

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ.

Câu 8 :

Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?

  • A

    Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non

  • B

    Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu

  • C

    Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện.

  • D

    Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà làm bằng sắt non vì:

+ Khi ngắt điện qua ống dây, lõi thép vẫn có từ tính => vẫn hút được sắt thép

Khi đó nam châm trở thành nam châm vĩnh cửu và không đáp ứng được yêu cầu của nam châm điện

Câu 9 :

Một ống dây dẫn được đặt sao cho trục chính của nó nằm dọc theo thanh nam châm như hình dưới. Đóng công tắc K, đầu tiên thấy thanh nam châm bị đẩy ra xa

Đầu B của nam châm là cực gì?

  • A

    Cực Bắc

  • B

    Cực Nam

  • C

    Cực Bắc Nam

  • D

    Không đủ dữ kiện đề bài

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng quy tắc nắm tay phải, xác định tên các từ cực của ống dây

Quy tắc nắm tay phải:Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Đóng công tắc K: dòng điện chạy trong dây dẫn theo chiều từ cực dương sang cực âm

+ Áp dụng quy tắc nắm tay phải, ta thấy đường sức từ trong ống dây hướng theo chiều từ P sang Q.

=> Đầu Q là từ cực Bắc của ống dây

Mặt khác theo đề bài thanh nam châm khi đó bị đẩy ra xa =>đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam

Câu 10 :

Ống dây có chiều dòng điện chạy qua như hình vẽ:

Chọn phương án đúng về từ cực của ống dây.

  • A

    A là từ cực Nam của ống dây

  • B

    B là từ cực Bắc của ống dây

  • C

    A là từ cực Bắc của ống dây

  • D

    Không xác định được

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng quy tắc nắm tay phải, xác định tên các từ cực của ống dây

Quy tắc nắm tay phải:Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Lời giải chi tiết :

Quy tắc nắm tay phải:Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Từ quy tắc nắm bàn tay phải, ta suy ra:

+ A là từ cực Bắc của ống dây

+ B là từ cực Nam của ống dây

Câu 11 :

Khi đặt một thanh sắt non vào trong một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Băc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì:

  • A

    Ngược hướng

  • B

    Vuông góc

  • C

    Cùng hướng

  • D

    Tạo thành một góc 450450

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hướng Bắc Nam của nam châm mơi được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì cùng hướng

Câu 12 :

Một dây dẫn có dòng điện chạy qua theo chiều như hình vẽ:

Tên các cực của nam châm là:

  • A
  • B
  • C

    Không đủ dữ kiện để xác định tên các cực của nam châm

  • D

    Không xác định được

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Vận dụng quy tắc bàn tay trái

Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

+ Sử dụng tính chất của đường sức từ: vào Nam - ra Bắc

Lời giải chi tiết :

Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra các đường sức từ có chiều từ dưới lên => tên các cực của nam châm như sau:

close