Đề kiểm tra học kì 1 - Đề số 02Đề bài
Câu 1 :
Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu. Rơle điện từ có tác dụng gì?
Câu 2 :
Trong số các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt nhất:
Câu 3 :
Các đướng sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm:
Câu 4 :
Chọn phát biểu đúng. Nội dung định luật Ôm là:
Câu 5 :
Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng ?
Câu 6 :
Cho mạch điện như hình vẽ: Đóng khóa K rồi dịch chuyển con chạy trên biến trở. Đề đèn sáng mạnh nhất thì phải dịch chuyển con chạy của biến trở đến vị trí nào?
Câu 7 :
Nam châm điện có cấu tạo gồm:
Câu 8 :
Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiệm đối với cơ thể người?
Câu 9 :
Cho đoạn mạch gồm điện trởR1 mắc song song với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi U,U1,U2 lần lượt là hiệu điện thế qua R1,R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
Câu 10 :
Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng như hình sau. Khi đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào?
Câu 11 :
Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau. Tên các từ cực của nam châm là:
Câu 12 :
Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?
Câu 13 :
Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?
Câu 14 :
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R=6Ω là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là:
Câu 15 :
Cho bốn điện trở R1, R2,R3,R4 mắc nối tiếp vào đoạn mạch có hiệu điện thế U=100V. Biết R1=2R2=3R3=4R4. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R4?
Câu 16 :
Sơ đồ mạch điện như hình bên . Biết R1=2Ω,R2=4Ω,R3=10Ω,R4=20Ω. Hiệu điện thế UAE=72V. Hiệu điện thế giữa hai đầu BD có giá trị là:
Câu 17 :
Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên . Hiệu điện thế UAB=48V. Biết R1=16Ω,R2=24Ω. Khi mắc thêm điện trở R3 vào hai điểm C và D thì ampe kế chỉ 6A. Hãy tính điện trở R3?
Câu 18 :
Một dây dẫn dài 120m được dùng để quấn thành một cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế 30Vvào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 125mA. Mỗi đoạn dây dài 1m của cuộn dây có điện trở bằng bao nhiêu?
Câu 19 :
Cuộn dây dẫn một biến trở con chạy được làm bằng hợp kim niken có điện trở suất 0,4.10−6Ω.m, có tiết diện đều là 0,6mm2 và gồm 500 vòng quấn quanh lõi sứ trụ tròn có đường kính 4cm. Điện trở lớn nhất của biến trở này là:
Câu 20 :
Trên hai bóng đèn có ghi 220V−60W và 220V−75W. Biết rằng dây tóc của hai bóng đèn này đều bằng vônfram và có tiết diện bằng nhau. Dây tóc của đèn nào có độ dài lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
Câu 21 :
Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi (220V−100W), trên bóng đèn Đ2 có ghi (220V−75W). Mắc hai bóng đèn trên nối tiếp nhau rồi mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất điện của đoạn mạch nối tiếp này, cho rằng điện trở của mỗi đèn khi đó bằng 50% điện trở của đèn đó khi sáng bình thường.
Câu 22 :
Mắc một bóng đèn có ghi 220V−100W vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 1 tháng (30 ngày) theo đơn vị kWh
Câu 23 :
Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R=100Ω và cường độ dòng điện qua bếp là I=4A. Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong mỗi phút là:
Câu 24 :
Một thanh nam châm thẳng đã bị tróc hết vỏ sơn, mấu dấu các cực. Để xác định tên từ cực, ta có thể cho từ trường của thanh nam châm này tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện chạy qua. Giả sử dây dẫn mang dòng điện có chiều như hình vẽ. Chọn phương án đúng:
Câu 25 :
Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình chữ U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu. Rơle điện từ có tác dụng gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu. Rơle điện từ có tác dụng đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu
Câu 2 :
Trong số các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt nhất:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào điện trở suất của các vật. Vật liệu nào có điện trở suất càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt. Lời giải chi tiết :
Ta có: Vật liệu nào có điện trở suất càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt. Điện trở suất của bạc nhỏ nhất trong các vật liệu trên => Bạc dẫn điện tốt nhất
Câu 3 :
Các đướng sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Các đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây
Câu 4 :
Chọn phát biểu đúng. Nội dung định luật Ôm là:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây
Câu 5 :
Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng ?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên.
Câu 6 :
Cho mạch điện như hình vẽ: Đóng khóa K rồi dịch chuyển con chạy trên biến trở. Đề đèn sáng mạnh nhất thì phải dịch chuyển con chạy của biến trở đến vị trí nào?
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Sử dụng lí thuyết về biến trở + Vận dụng kiến thức về cường độ sáng của đèn Lời giải chi tiết :
Ta có, để đèn sáng mạnh nhất thì phải dịch chuyển con chạy của biến trở tới vị trí M Vì khi đó điện trở của biến trở bằng 0, biến trở được coi như một dây dẫn bình thường => cường độ dòng điện trong mạch cực đại => đèn sáng mạnh nhất
Câu 7 :
Nam châm điện có cấu tạo gồm:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Cấu tạo của nam châm điện gồm: Cuộn dây dẫn, lõi sắt non
Câu 8 :
Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiệm đối với cơ thể người?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Hiệu điện thế có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể người là 220V
Câu 9 :
Cho đoạn mạch gồm điện trởR1 mắc song song với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi U,U1,U2 lần lượt là hiệu điện thế qua R1,R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Ta có, trong đoạn mạch mắc song song thì: Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ. U=U1=U2=…=Un
Câu 10 :
Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng như hình sau. Khi đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc - Nam
Câu 11 :
Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau. Tên các từ cực của nam châm là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vận dụng tính chất của đường sức từ Các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm Lời giải chi tiết :
Ta có:Các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm Từ hình ta thấy, đường sức từ đi ra từ B và đi vào A =>B là cực Bắc, A là cực Nam
Câu 12 :
Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Sử dụng cách nhận biết từ trường Lời giải chi tiết :
Để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường, ta đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc - Nam
Câu 13 :
Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó
Câu 14 :
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R=6Ω là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở: I=UR→U=IR=0,6.6=3,6V
Câu 15 :
Cho bốn điện trở R1, R2,R3,R4 mắc nối tiếp vào đoạn mạch có hiệu điện thế U=100V. Biết R1=2R2=3R3=4R4. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R4?
Đáp án : C Phương pháp giải :
+ Áp dụng biểu thức tính mối liên hệ giữa điện trở và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nốit tiếp: U1U2=R1R2 + Vận dụng biểu thức hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp: U=U1+U2+... Lời giải chi tiết :
+ Vì R1,R2,R3,R4 mắc nối tiếp , mà R1=2R2=3R3=4R4 cho nên U1=2U2=3U3=4U4 + Mặt khác : U1+U2+U3+U4=100 V Hay 4U4+2U4+43U4+U4=100V →25U43=100V→U4=12V
Câu 16 :
Sơ đồ mạch điện như hình bên . Biết R1=2Ω,R2=4Ω,R3=10Ω,R4=20Ω. Hiệu điện thế UAE=72V. Hiệu điện thế giữa hai đầu BD có giá trị là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
+ Áp dụng biểu thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp: Rtd=R1+R2+...+Rn + Áp dụng biểu thức định luật Ôm: I=UR Lời giải chi tiết :
+ Điện trở tương đương Rtđ của đoạn mạch là: Rtd=R1+R2+R3+R4=2+4+10+20=36(Ω) + Cường độ dòng điện của đoạn mạch là I=URtd=7236=2A + Điện trở của đoạn BD là: RBD=R23=R2+R3=14Ω + Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch BD là: UBD=IRBD=2.14=28V
Câu 17 :
Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên . Hiệu điện thế UAB=48V. Biết R1=16Ω,R2=24Ω. Khi mắc thêm điện trở R3 vào hai điểm C và D thì ampe kế chỉ 6A. Hãy tính điện trở R3?
Đáp án : B Phương pháp giải :
+ Vận dụng biểu thức xác định hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song: U=U1=U2=... + Sử dụng biểu thức định luật Ôm tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở: I=UR + Vận dụng biểu thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch có các điện trở mắc song song: I=I1+I2 Lời giải chi tiết :
Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là: I1=UR1=4816=3A ; I2=UR2=4824=2A Số chỉ của ampe kế là I=I1+I2=2+3=5A Khi mắc thêm điện trở R3 vào hai đầu đoạn mạch CD thì các điện trở R1,R2,R3 mắc song song , cho nên cường độ dòng điện qua điện trở R3 là I3=I′−(I1+I2)=6−(2+3)=1A Giá trị của điện trở R3 là: R3=UI3=481=48Ω
Câu 18 :
Một dây dẫn dài 120m được dùng để quấn thành một cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế 30Vvào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 125mA. Mỗi đoạn dây dài 1m của cuộn dây có điện trở bằng bao nhiêu?
Đáp án : C Phương pháp giải :
+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm tính điện trở R: R=UI + Vận dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: R=ρlS Lời giải chi tiết :
Ta có + Điện trở của cuộn dây: R=UI=30125.10−3=240Ω + Gọi R′ là điện trở của đoạn dây dài l′=1m , ta có tỉ lệ: R′R=l′l=1120→R′=R120=240120=2Ω
Câu 19 :
Cuộn dây dẫn một biến trở con chạy được làm bằng hợp kim niken có điện trở suất 0,4.10−6Ω.m, có tiết diện đều là 0,6mm2 và gồm 500 vòng quấn quanh lõi sứ trụ tròn có đường kính 4cm. Điện trở lớn nhất của biến trở này là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
+ Vận dụng biểu thức số vòng dây tính chiều dài của dây dẫn: n=l2πr=lπd + Áp dụng biểu thức tính điện trở: R=ρlS + Áp dụng biểu thức định luật Ôm: I=UR Lời giải chi tiết :
+ Chiều dài của dây quấn là: l=n.πd=500.π.4.10−2=20πm + Điện trở lớn nhất của biến trở này là: Rmax=ρlS=0,4.10−620π0,6.10−6=41,9Ω
Câu 20 :
Trên hai bóng đèn có ghi 220V−60W và 220V−75W. Biết rằng dây tóc của hai bóng đèn này đều bằng vônfram và có tiết diện bằng nhau. Dây tóc của đèn nào có độ dài lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
Đáp án : D Phương pháp giải :
+ Áp dụng biểu thức tính điện trở suất: R=ρlS + Áp dụng biểu thức tính công suất: P=U2R Lời giải chi tiết :
Ta có: R=ρlS cho nên khi hai dây tóc làm cùng bằng một chất và có tiết diện bằng nhau thì dây nào có điện trở lớn hơn thì sẽ dài hơn. Mặt khác, P=U2R cho nên khi hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức thì đèn nào có công suất lớn hơn sẽ có điện trở nhỏ hơn. Vì vậy, đèn 2 sẽ có điện trở nhỏ hơn, do đó, dây tóc của đèn 1 sẽ dài hơn dây tóc của đèn 2. Ta có: R1R2=ρl1Sρl2S=l1l2=U21P1U22P2=P2P1=7560=1,25→l1=1,25l2
Câu 21 :
Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi (220V−100W), trên bóng đèn Đ2 có ghi (220V−75W). Mắc hai bóng đèn trên nối tiếp nhau rồi mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất điện của đoạn mạch nối tiếp này, cho rằng điện trở của mỗi đèn khi đó bằng 50% điện trở của đèn đó khi sáng bình thường.
Đáp án : D Phương pháp giải :
+ Sử dụng biểu thức tính cường độ dòng điện: I=PU + Áp dụng biểu thức tính điện trở: R=UI + Sử dụng biểu thức tính điện trở tương đương của đoạn mắc nối tiếp: Rnt=R1+R2 Lời giải chi tiết :
Ta có: Đ1 mắc nối tiếp Đ2 + Cường độ dòng điện định mức trên mỗi đèn: {I1=P1U1=100220=511AI2=P2U2=75220=1544A Điện trở định mức của mỗi đèn: {R1=U1I1=220511=484ΩR2=U2I2=2201544=645,33Ω + Theo đề bài: {R1′=50%R1=242ΩR2′=50%R2=322,67Ω + Điện trở tương đương của mạch nối tiếp khi đó: Rnt=R1′+R2′=564,67Ω Cách 1: + Cường độ dòng điện trong mạch nối tiếp: I=URnt=220564,67=0,3896A Công suất điện của đoạn mạch nối tiếp này là: Pnt=UI=220.0,3896=85,712W Cách 2: Công suất điện của đoạn mạch: P=U2Rnt=2202564,67≈85,71W
Câu 22 :
Mắc một bóng đèn có ghi 220V−100W vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 1 tháng (30 ngày) theo đơn vị kWh
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Xác định các thông số trên dụng cụ tiêu thụ điện + Áp dụng biểu thức tính điện năng tiêu thụ (công của dòng điện): A=Pt Lời giải chi tiết :
+ Từ các giá trị ghi trên bóng đèn, ta có: {U=220VP=100W + Lượng điện năng mà bóng đèn tiêu thụ là: A=P.t=100.4.30=12000Wh=12kWh
Câu 23 :
Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R=100Ω và cường độ dòng điện qua bếp là I=4A. Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong mỗi phút là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
sử dụng công thức tính nhiệt lượng Q=I2Rt Lời giải chi tiết :
Ta có: {I=4AR=100Ωt=1phut=60s Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong mỗi phút là: Q=I2Rt=(4)2.100.60=96000J=96kJ
Câu 24 :
Một thanh nam châm thẳng đã bị tróc hết vỏ sơn, mấu dấu các cực. Để xác định tên từ cực, ta có thể cho từ trường của thanh nam châm này tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện chạy qua. Giả sử dây dẫn mang dòng điện có chiều như hình vẽ. Chọn phương án đúng:
Đáp án : C Phương pháp giải :
+ Vận dụng quy tắc bàn tay trái Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ. + Sử dụng tính chất của đường sức từ: vào Nam - ra Bắc Lời giải chi tiết :
Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ. Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra:
Câu 25 :
Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình chữ U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại?
Đáp án : B Phương pháp giải :
+ Vận dụng cách xác định lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện + Vận dụng quy tắc bàn tay trái Lời giải chi tiết :
Khung dây sẽ quay đến vị trí mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ thì dưng lại. Vì: Khi mặt phẳng của khung dây vuông góc với đường sức từ thì lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây sẽ nằm trong mặt phẳng khung và vuông góc với các cạnh => Vì vậy, các lực này có tác dụng kéo căng (hay nén) khung dây nhưng không làm quay nó nữa. |