Dạng 1: Các phép tính với số tự nhiên Toán nâng cao lớp 4Tải vềKhi cộng một số tự nhiên với 305, do sơ suất, một học sinh đã bỏ quên chữ số 0 ... Một phép nhân có thừa số thứ hai là 36. Một học sinh khi thực hiện phép nhân đã quên lùi tích riêng thứ hai ... Quảng cáo
Ví dụ 1. Khi cộng một số tự nhiên với 305, do sơ suất, một học sinh đã bỏ quên chữ số 0 của số hạng thứ hai nên nhận được kết quả bằng 380. Tìm kết quả đúng của phép tính đó? Giải Khi bỏ quên chữ số 0 của số hạng thứ hai thì thực chất học sinh đó đã cộng số hạng thứ nhất với 35. Số hạng thứ nhất là: 380 – 35 = 345 Kết quả đúng của phép tính đó là: 345 + 305 = 650 Đáp số: 650 Ví dụ 2. Khi cộng 1234 với một số có hai chữ số, do sơ suất, một học sinh đã đặt phép tính như sau: Vì vậy kết quả của phép tính tăng thêm 414 đơn vị. Tìm kết quả đúng của phép tính đó. Giải Theo cách đặt phép tính thì học sinh đó đã cộng số hạng thứ nhất với 10 lần số hạng thứ hai. Vậy 414 gấp số hạng thứ hai số lần là: 10 – 1 = 9 (lần) Số hạng thứ hai trong phép cộng đó là: 414 : 9 = 46 Kết quả đúng của phép tính đó là: 1 234 + 46 = 1 280 Đáp số: 1 280 Ví dụ 3: Tìm hai số có hiệu bằng 4441, biết rằng nếu viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số trừ và giữ nguyên số bị trừ thì được hiệu mới là 3298. Giải Khi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số trừ thì số trừ được gấp lên 10 lần hay số trừ được thêm vào một số bằng 9 lần bản thân nó. Khi đó hiệu mới sẽ kém hiệu ban đầu bằng 9 lần số trừ. 9 lần số trừ bằng: 4441 – 3298 = 1143 Số trừ là: 1143 : 9 = 127 Số bị trừ là: 4441 + 127 = 4568 Đáp số: 4568 ; 127 Ví dụ 4: Tìm hai số có tích bằng 5292, biết rằng nếu giữ nguyên thừa số thứ nhất và tăng thừa số thứ hai thêm 6 đơn vị thì được tích mới bằng 6048. Giải Khi giữ nguyên thừa số thứ nhất và tăng thừa số thứ hai thêm 6 đơn vị thì được tích mới hơn tích ban đầu một số bằng 6 lần thừa số thứ nhất. 6 lần thừa số thứ nhất bằng: 6048 – 5292 = 756 Thừa số thứ nhất bằng: 756 : 6 = 126 Thừa số thứ hai bằng: 5292 : 126 = 42 Đáp số: 126 ; 42 Ví dụ 5. Một phép nhân có thừa số thứ hai là 36. Một học sinh khi thực hiện phép nhân đã quên lùi tích riêng thứ hai vào một số so với tích riêng thứ nhất nên dẫn đến kết quả sai là 2322. Em hãy tìm tích của phép nhân đó. Giải Khi đặt tích riêng thứ hai không lùi vào một cột so với tích riêng thứ nhất, ta đã lấy thừa số thứ nhất nhân với 6, sau đó nhân với 3 rồi cộng lại. Vậy kết quả so với thừa số thứ nhất thì gấp: 6 + 3 = 9 (lần) Vậy 2322 gấp 9 lần thừa số thứ nhất. Thừa số thứ nhất là: 2322 : 9 = 258 Tích đúng cần tìm bằng: 258 x 36 = 9 288 Đáp số: 9 288 Bài tập áp dụng:
Bài 1 :
Khi thực hiện cộng một số tự nhiên với 206, một học sinh đã chép nhầm số hạng thứ hai thành 602 nên dẫn đến kết quả sai là 1027. a) Tìm tổng đúng của phép cộng. b) Số hạng còn lại của phép cộng là số nào?
Bài 2 :
Khi trừ một số tự nhiên đi 208, do sơ suất, một học sinh đã bỏ quên chữ số 0 của số trừ, đồng thời viết nhầm dấu trừ thành dấu cộng nên nhận được kết quả bằng 1050. Tìm kết quả đúng của phép tính đó?
Bài 3 :
Khi nhân một số tự nhiên với 104, do sơ suất, một học sinh đã bỏ quên chữ số 0 của thừa số thứ hai nên nhận được kết quả bằng 4550. Tìm tích đúng của phép nhân đó.
Quảng cáo
|