Trắc nghiệm Bài 5. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Hóa 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là

  • A

    3

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    7

Câu 2 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là

  • A

    3 và 3

  • B

    3 và 4

  • C

    4 và 4 

  • D

    4 và 3

Câu 3 :

Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là

  • A

    8 và 18

  • B

    18 và 8

  • C

    8 và 8

  • D

    18 và 18

Câu 4 :

Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

  • A

    Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân 

  • B

    Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng

  • C

    Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột

  • D

    Cả A, B và C

Câu 5 :

Tìm câu sai trong các câu sau đây:

  • A

    Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm

  • B

    Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần

  • C

    Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử

  • D

    Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B

Câu 6 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, trừ chu kì 1, các chu kì đều bắt đầu bằng

  • A

    nguyên tố kim loại điển hình, cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc là một khí hiếm.

  • B

    nguyên tố kim loại điển hình, cuối chu kì là một phi kim điển hình.

  • C

    nguyên tố phi kim, cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc là một khí hiếm.

  • D

    nguyên tố phi kim điển hình và kết thúc là một phi kim điển hình

Câu 7 :

Nguyên tử của nguyên tố X cố tổng số các hạt (p, n, e) bằng 40. Biết số khối A < 28. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học X thuộc

  • A

    chu kì 3, nhóm IIIA

  • B

    chu kì 2, nhóm IIIA

  • C

    chu kì 4, nhóm IIIA

  • D

    chu kì 3, nhóm IIA

Câu 8 :

Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có số thứ tự lần lượt là 11, 19, 24 có đặc điểm gì giống nhau?

  • A

    Có cùng 1 e lớp ngoài cùng

  • B

    Cùng kết thúc bằng phân lớp 4s

  • C

    Cùng số lớp e

  • D

    Cùng có số e lẻ

Câu 9 :

Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là

  • A

    các nguyên tố s

  • B

    các nguyên tố p

  • C

    các nguyên tố s và nguyên tố p

  • D

    các nguyên tố d

Câu 10 :

Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có các electron hóa trị là 3d34s2

  • A

    Chu kì 4, nhóm VA

  • B

    Chu kì 4, nhóm VB

  • C

    Chu kì 4, nhóm IIA

  • D

    Chu kì 4, nhóm IIIA

Câu 11 :

Trong 20 nguyên tố đầu tiên của bảng tuần hoàn, có bao nhiêu nguyên tố khí hiếm?

  • A

    3

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    5

Câu 12 :

Điện tích hạt nhân của các nguyên tử là : X (Z =6 ) , A ( Z = 7 ), M(z = 20 ) , Q (z = 19 ) Nhận xét nào đúng :

  • A

    Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kỳ

  • B

    M,Q thuộc chu kì 4 .

  • C

    A, M thuộc chu kì 3               

  • D

    A,M thuộc chu kì 3

Câu 13 :

Cấu hình electron của ion Y2+ là [Ar]3d6 . Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn

  • A

    số thứ tự 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.

  • B

    số thứ tự 24, chu kì 4, nhóm VIB.

  • C

    số thứ tự 28, chu kì 4, nhóm VIIIB.

  • D

    số thứ tự 26, chu kì 4, nhóm IIA.

Câu 14 :

Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

  • A

    chu kì 4, nhóm IA.

  • B

    chu kì 3, nhóm VIIA.

  • C

    chu kì 3, nhóm VIIIA.

  • D

    chu kì 4, nhóm IIA.

Câu 15 :

Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

  • A

    X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

  • B

    X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

  • C

    X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

  • D

    X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.

Câu 16 :

Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc

  • A

    chu kì 4, nhóm VIIIA.

  • B

    chu kì 4, nhóm IIA.

  • C

    chu kì 3, nhóm VIB.  

  • D

    chu kì 4, nhóm VIIIB.

Câu 17 :

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 8 hạt. Cấu hình electron và số hiệu nguyên tử của X là

  • A

    1s22s22p63s23p1 và ZX =13.

  • B

    1s22s22p63s1 và ZX =11.

  • C

    1s22s22p63s23p64s1 và ZX =19.

  • D

    1s22s22p5 và ZX = 9.

Câu 18 :

Nguyên tử của nguyên tố X có khả năng tạo được anion X- có 117 hạt cơ bản (p, n, e). Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

  • A

    chu kì 4, nhóm VIA

  • B

    chu kì 3, nhóm VIIA

  • C

    chu kì 4, nhóm VIIA

  • D

    chu kì 5, nhóm VIIA

Câu 19 :

Một ion M3+ có tổng số hạt proton, neutron, electron là 73, biết trong ion M3+ có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn hóa học là

  • A

    chu kì 4, nhóm VIIIB.

  • B

    chu kì 4, nhóm VIB.

  • C

    chu kì 3, nhóm IIIA.

  • D

    chu kì 3, nhóm VIA.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là

  • A

    3

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    7

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần

Lời giải chi tiết :

Số thứ tự chu kì = số lớp electron của nguyên tố

=> Các nguyên tố ở chu kì 6 có 6 lớp electron

Câu 2 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là

  • A

    3 và 3

  • B

    3 và 4

  • C

    4 và 4 

  • D

    4 và 3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Chu kì 1, 2, 3 được gọi là chu kì nhỏ

- Chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là chu kì lớn

Lời giải chi tiết :

- Có 3 chu kì nhỏ đó là chu kì 1, 2, 3

- Có 4 chu kì lớn đó là chu kì 4, 5, 6, 7

Câu 3 :

Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là

  • A

    8 và 18

  • B

    18 và 8

  • C

    8 và 8

  • D

    18 và 18

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Chu kì 3 có 8 nguyên tố

- Chu kì 5 có 18 nguyên tố

Câu 4 :

Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

  • A

    Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân 

  • B

    Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng

  • C

    Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột

  • D

    Cả A, B và C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

+ Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử

+ Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng

+ Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột

Lời giải chi tiết :

Theo nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

=> Cả 3 đáp án A, B và C đều đúng

Câu 5 :

Tìm câu sai trong các câu sau đây:

  • A

    Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm

  • B

    Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần

  • C

    Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử

  • D

    Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A. Đúng

B. Đúng

C. Sai vì số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử

D. Đúng

Câu 6 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, trừ chu kì 1, các chu kì đều bắt đầu bằng

  • A

    nguyên tố kim loại điển hình, cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc là một khí hiếm.

  • B

    nguyên tố kim loại điển hình, cuối chu kì là một phi kim điển hình.

  • C

    nguyên tố phi kim, cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc là một khí hiếm.

  • D

    nguyên tố phi kim điển hình và kết thúc là một phi kim điển hình

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chu kì nào cũng được bắt đầu bằng một kim loại điển hình (trừ chu kì 1) cuối chu kì là phi kim điển hình và kết thúc bằng một khí hiếm.

Câu 7 :

Nguyên tử của nguyên tố X cố tổng số các hạt (p, n, e) bằng 40. Biết số khối A < 28. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học X thuộc

  • A

    chu kì 3, nhóm IIIA

  • B

    chu kì 2, nhóm IIIA

  • C

    chu kì 4, nhóm IIIA

  • D

    chu kì 3, nhóm IIA

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức: $1 \leqslant \frac{N}{Z} \leqslant 1,5$

Lời giải chi tiết :

Câu 8 :

Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có số thứ tự lần lượt là 11, 19, 24 có đặc điểm gì giống nhau?

  • A

    Có cùng 1 e lớp ngoài cùng

  • B

    Cùng kết thúc bằng phân lớp 4s

  • C

    Cùng số lớp e

  • D

    Cùng có số e lẻ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết cấu hình electron => Xét điểm giống nhau

Lời giải chi tiết :

Cấu hình electron

Z = 11: 1s22s22p63s1

Z = 19: 1s22s22p63s23p64s1

Z = 24:1s22s22p63s23p63d54s1

=> Có đặc điểm giống nhau là có cùng 1 electron lớp ngoài cùng

Câu 9 :

Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là

  • A

    các nguyên tố s

  • B

    các nguyên tố p

  • C

    các nguyên tố s và nguyên tố p

  • D

    các nguyên tố d

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là các nguyên tố s và nguyên tố p

Câu 10 :

Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có các electron hóa trị là 3d34s2

  • A

    Chu kì 4, nhóm VA

  • B

    Chu kì 4, nhóm VB

  • C

    Chu kì 4, nhóm IIA

  • D

    Chu kì 4, nhóm IIIA

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nắm được cách từ cấu hình e nguyên tử suy ra vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố có 4 lớp e => Chu kì 4

Nguyên tố có e cuối cùng được điền vào phân lớp d => Thuộc nhóm B

Nguyên tố có 5e lớp ngoài cùng => Nhóm VB

Câu 11 :

Trong 20 nguyên tố đầu tiên của bảng tuần hoàn, có bao nhiêu nguyên tố khí hiếm?

  • A

    3

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học

Lời giải chi tiết :

Có 3 nguyên tố khí hiếm là: He, Ar, Ne

Đáp án A

Câu 12 :

Điện tích hạt nhân của các nguyên tử là : X (Z =6 ) , A ( Z = 7 ), M(z = 20 ) , Q (z = 19 ) Nhận xét nào đúng :

  • A

    Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kỳ

  • B

    M,Q thuộc chu kì 4 .

  • C

    A, M thuộc chu kì 3               

  • D

    A,M thuộc chu kì 3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào số hiệu nguyên tử nguyên tố để xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Lời giải chi tiết :

M, Q lần lượt là nguyên tố Ca, K thuộc cùng chu kì 4

Đáp án B

Câu 13 :

Cấu hình electron của ion Y2+ là [Ar]3d6 . Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn

  • A

    số thứ tự 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.

  • B

    số thứ tự 24, chu kì 4, nhóm VIB.

  • C

    số thứ tự 28, chu kì 4, nhóm VIIIB.

  • D

    số thứ tự 26, chu kì 4, nhóm IIA.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu hình electron của ion Y2+ để xác định vị trí của Y

Lời giải chi tiết :

Cấu hình electron của Y là: [Ar]3d64s2. => Y có 26 electron

Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn: số thứ tự 26, chu kì 4, nhóm VIIIB

Đáp án A

Câu 14 :

Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

  • A

    chu kì 4, nhóm IA.

  • B

    chu kì 3, nhóm VIIA.

  • C

    chu kì 3, nhóm VIIIA.

  • D

    chu kì 4, nhóm IIA.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu hình của R+

Lời giải chi tiết :

Cation R+ đã nhường 1 electron => cấu hình electron của R là: 1s22s22p63s23p6 4s1

R thuộc nhóm IA, chu kì 4

Đáp án A

Câu 15 :

Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

  • A

    X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

  • B

    X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

  • C

    X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

  • D

    X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu hình của anion X- và cation Y2+

Lời giải chi tiết :

Từ cấu hình electron của anion X- => Cấu hình của X là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5

Từ cấu hình electron của cation Y2+ => cấu hình của Y là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2

=> X ở ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA; Y ở ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA.

Đáp án C

Câu 16 :

Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc

  • A

    chu kì 4, nhóm VIIIA.

  • B

    chu kì 4, nhóm IIA.

  • C

    chu kì 3, nhóm VIB.  

  • D

    chu kì 4, nhóm VIIIB.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu hình electron của ion X2+

Lời giải chi tiết :

Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p63d64s2

=> X thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB

Đáp án D

Câu 17 :

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 8 hạt. Cấu hình electron và số hiệu nguyên tử của X là

  • A

    1s22s22p63s23p1 và ZX =13.

  • B

    1s22s22p63s1 và ZX =11.

  • C

    1s22s22p63s23p64s1 và ZX =19.

  • D

    1s22s22p5 và ZX = 9.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính số hạt p của X và Y để xác định được X

Lời giải chi tiết :

X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7 => cấu hình electron X: 1s22s22p63s23p1 (Z =13)

2ZY – 2ZX = 8 => ZY – ZX = 4 => ZY =4 + ZX = 4 +13 = 17

Câu 18 :

Nguyên tử của nguyên tố X có khả năng tạo được anion X- có 117 hạt cơ bản (p, n, e). Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

  • A

    chu kì 4, nhóm VIA

  • B

    chu kì 3, nhóm VIIA

  • C

    chu kì 4, nhóm VIIA

  • D

    chu kì 5, nhóm VIIA

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

X có 116 hạt \( \Rightarrow \) N = 116 – 2Z

\(\frac{{116}}{{3,5}} \le Z \le \frac{{116}}{3} \Rightarrow 33,1 \le Z \le 38,7\)

P

34

35

36

37

38

N

48

46

44

42

40

A

82

81 (Br)

80

79

78

\( \Rightarrow \) Cấu hình electron của Br: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5 \( \Rightarrow \) Chọn C

Câu 19 :

Một ion M3+ có tổng số hạt proton, neutron, electron là 73, biết trong ion M3+ có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn hóa học là

  • A

    chu kì 4, nhóm VIIIB.

  • B

    chu kì 4, nhóm VIB.

  • C

    chu kì 3, nhóm IIIA.

  • D

    chu kì 3, nhóm VIA.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

2Z + N = 73 +3 và 2Z –N = 17+3 => Z = 24; N =28

Cấu hình electron M: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 => chu kì 4, nhóm VIB

close