Soạn bài Tự đánh giá trang 32 SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều

Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc đã sử dụng hình thức nào? Chi tiết nào cho biết bối cảnh sáng tác của bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 32 SGK Văn 12 Cánh diều

Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc đã sử dụng hình thức nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý đặc điểm hình thức của văn bản

 

Lời giải chi tiết:

B. Thơ thất ngôn bát cú, viết bằng chữ Quốc ngữ

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 32 SGK Văn 12 Cánh diều

Chi tiết nào cho biết bối cảnh sáng tác của bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

C. Ghi chú cuối văn bản: Năm 1947

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 32 SGK Văn 12 Cánh diều

Trạng thái cảm xúc chủ đạo trong bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý những tính từ chỉ trạng thái cảm xúc của tác giả

 

Lời giải chi tiết:

A. Vui vẻ, lạc quan.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 32 SGK Văn 12 Cánh diều

Dòng thơ nào sau đây sử dụng biện pháp liệt kê?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

 

Nhớ lại kiến thức về biện pháp liệt kê

Lời giải chi tiết:

B. Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 33 SGK Văn 12 Cánh diều

Nội dung chính của bài thơ là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

A. Cuộc sống giản dị, đơn sơ ở núi rừng Việt Bắc và tâm trạng tràn đầy sự lạc quan, tin tưởng của nhân vật trữ tình.

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 33 SGK Văn 12 Cánh diều

Mở đầu bài thơ, Bác viết “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay”. Em hiểu nghĩa của từ “hay” ở đây là thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Phân tích nghĩa của từ dựa trên ngữ cảnh của câu

Lời giải chi tiết:

Cái “hay” mà Bác nhắc đến ở đây không phải là cái gì xa vời, lại càng không phải những cái gì gợi sự tò mò. Ở đây, cái “hay” chính là thiên nhiên, nói cách khác, là sự gắn kết thiên nhiên với con người, con người với thiên nhiên ở một nơi thiên nhiên vẫn như còn nguyên sơ và con người vẫn nguyên vẹn tình yêu tha thiết với thiên nhiên.

Câu 7

Trả lời Câu hỏi 7 trang 33 SGK Văn 12 Cánh diều

Nhận xét âm hưởng và giọng điệu bao trùm bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý đến những chi tiết mang âm hưởng và giọng điệu của bài thơ

 

Lời giải chi tiết:

Bài thơ "Cảnh rừng Việt Bắc" của Bác Hồ thể hiện một âm hưởng thanh khiết, nhẹ nhàng và tĩnh lặng, một giọng điệu rất chân thực và sâu sắc. Cảnh rừng Việt Bắc được miêu tả chi tiết và chân thực, từng chi tiết như lá, hoa, nước... đều được diễn đạt một cách tự nhiên và gần gũi. Giọng điệu của bài thơ mang màu sắc êm đềm và thanh tịnh, đồng thời cũng rất trầm lắng và sâu sắc, thể hiện tình yêu thương và tương tác sâu sắc giữa con người và thiên nhiên. Đây là một bản thơ mang đậm nét văn học dân tộc, gợi lên nhiều cảm xúc và tư duy sâu sắc về cuộc sống và tự nhiên của vùng đất Việt Bắc.

Câu 8

Trả lời Câu hỏi 8 trang 33 SGK Văn 12 Cánh diều

Những từ ngữ nào trong bài thơ thể hiện sắc thái tình cảm của chủ thể trữ tình? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

+ “Vượn hót”, “chim kêu” trong câu thơ “Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”: Tuy thiên nhiên đều cất lên tiếng hát lên cả ngày thì chúng cũng không làm cho người nghe khó chịu, mà dường như âm thanh đó đã lay động những tâm hồn, giúp tâm hồn thanh bình trở lại cùng hòa quyện với mây trời, có tiếng của thiên nhiên, tiếng của rừng xanh làm người ta vui thích, kích thích sự tưng bừng và sáng tạo giữa không gian hùng vĩ. Sự rộn ràng đó đã khiến cho cuộc sống làm việc tẻ nhạt của những người lính thêm đặc sắc muôn màu. Qua đó thể hiện sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên.

+ Tình cảm đôn hậu của người dân nơi đây, sự tình hiếu khách là đặc trưng của họ. Sự tiếp đón nhiệt thành của người Việt Bắc chẳng có gì ngoài đặc sản của rừng núi, nó càng mộc mạc “ngô nếp nướng”, lại càng thiết tha, chân thành làm người ta mỗi khi đi xa phải nhớ.

+ Sự vui thích khi thưởng thức thành quả sau những lần đi săn về “chén thịt rừng quay”

+ Sự “trở lại” khi “kháng chiến thành công”: thể hiện sự yêu thương dồn tụ, lòng chung thủy sẽ quay trở lại thăm nơi này và lời hứa hẹn son sắt khi Người từ biệt mảnh đất tươi đẹp này về miền xuôi.

Câu 9

Trả lời Câu hỏi 9 trang 33 SGK Văn 12 Cánh diều

Từ hiểu biết của em về nghĩa của từ  “mời” và từ “chén”, chỉ ra sự phù hợp của hai từ này trong hai dòng thơ: “Khách đến thì mời … Săn về thường chén…”

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Dựa vào kiến thức của bản thân

Lời giải chi tiết:

“Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay.”

Đọc 2 câu thơ ta thấy được cảnh sống nơi đây hiện lên thật đơn giản mà lịch sự, bởi cái tình người với nhau chan chứa, mặn nồng và tha thiết. Bữa cơm chỉ có 1 món thôi nhưng thật thịnh soạn, với một từ “chén” đủ làm người đọc thấy niềm lạc quan của những người đi kháng chiến bất chấp khó khăn ở rừng xanh núi ngàn. Sự hiếu khách, cuộc sống bình dị đã làm cho nơi đây trở nên thấm đẫm tình người.

Câu 10

Trả lời Câu hỏi 10 trang 33 SGK Văn 12 Cánh diều

Qua bài thơ, em hiểu thêm được gì về tâm hồn của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Bài thơ đã thể hiện sự lạc quan, giản dị, nghị lực của Bác. Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn ở chiến khu Việt Bắc nhưng Bác vẫn hướng lòng mình đến thiên nhiên hùng vĩ. Vì cảnh đẹp đã ghi tạc trong những tâm tư sâu nặng trong lòng Bác, Bác khẳng định lòng chung thủy sẽ quay trở lại thăm nơi này, lời hứa hẹn son sắt khi từ biệt mảnh đất tươi đẹp này về miền xuôi. Người không bỏ mặc thiên nhiên, coi nó sống động trong tâm hồn mình, vì thế Bác chẳng bao giờ lãng quên quá khứ đẹp đẽ, mất đi tình yêu thương với Việt Bắc mà Bác luôn tận hưởng cảnh đẹp bằng sự ung dung và thư thái của mình.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

close