Soạn bài Tự đánh giá trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều

Mục đích chính của văn bản Hẹn hò với định mệnh là gì? Ý nào sau đây là điểm giống nhau giữa văn bản Hẹn hò với định mệnh của Nê-ru và tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc văn bản sau, chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi ( từ câu 1 đến câu 5) và trả lời các câu hỏi ( từ câu 6 đến câu 10): 


Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 Tự đánh giá trang 157 SGK Văn 12 Cánh diều

Mục đích chính của văn bản Hẹn hò với định mệnh là gì?

A. Nhắc lại những trang lịch sử đấu tranh oai hùng của nhân dân Ấn Độ

B. Kể lại câu chuyện về những người con vĩ đại của đất nước Ấn Độ

C. Nêu lên nỗi đau về một thời kì đau thương của người Ấn Độ

D. Tuyên bố về quyền độc lập, tự do của đất nước Ấn Độ

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung văn bản và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Mục đích chính của văn bản Hẹn hò với định mệnh là: D. Tuyên bố về quyền độc lập, tự do của đất nước Ấn Độ

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 Tự đánh giá trang 157 SGK Văn 12 Cánh diều

Ý nào sau đây là điểm giống nhau giữa văn bản Hẹn hò với định mệnh của Nê-ru và tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?

A. Khẳng định với thế giới về quyền độc lập của đất nước

B. Thể hiện tình cảm của tác giả với nhân dân lao động

C. Nêu lên hiện trạng đói nghèo và lạc hậu của đất nước

D. Giới thiệu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung văn bản Hẹn hò với định mệnh từ đó so sánh với nội dung tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

Lời giải chi tiết:

Điểm giống nhau giữa văn bản Hẹn hò với định mệnh của Nê-ru và tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: A. Khẳng định với thế giới về quyền độc lập của đất nước

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 Tự đánh giá trang 158 SGK Văn 12 Cánh diều

Câu văn nào sau đây sử dụng hình ảnh ẩn dụ để diễn đạt cảm xúc?

A. Chúng ta đang tận hưởng sự tự do đó, dù xung quanh ta vẫn còn nhiều đau khổ, và nhiều người bị khó khăn bủa vây.

B. Nhiều thế kỉ trôi qua đã chứng kiến cuộc đấu tranh của dân tộc này, cùng với những thăng trầm của thành công và thất bại 

C. Tương lai không phải là sự nhàn nhã, mà là cuộc đấu tranh không ngơi nghỉ, để chúng ta có thực hiện trọn vẹn những lời hứa.

D. Một ngôi sao mới đang tỏa sáng, ngôi sao của tự do ở phương Đông, một niềm hi vọng mới vừa chào đời, một khát vọng được ấp ủ từ lâu đang trở thành hiện thực.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung từng câu văn và chỉ ra hình ảnh ẩn dụ được sử dụng

Lời giải chi tiết:

Câu văn sử dụng hình ảnh ẩn dụ để diễn đạt cảm xúc: D. Một ngôi sao mới đang tỏa sáng, ngôi sao của tự do ở phương Đông, một niềm hi vọng mới vừa chào đời, một khát vọng được ấp ủ từ lâu đang trở thành hiện thực.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 Tự đánh giá trang 158 SGK Văn 12 Cánh diều

“Song chúng ta sẽ đi đâu và làm gì? Ấy là mang tự do và cơ hội đến cho mọi người, cho người nông dân cũng như công nhân Ấn Độ; ấy là đấu tranh và chấm dứt đói nghèo; ngu dốt và bệnh tật; ấy là kiến tạo một đất nước phồn vinh, dân chủ và tiến bộ…”

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn trên?

A. So sánh và hoán dụ

B. Liệt kê và điệp

C. Nhân hóa và hoán dụ

D. Hoán dụ và điệp

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung câu văn và chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng

Lời giải chi tiết:

Biện pháp tu từ được sử dụng:

+ Điệp ngữ: “Ấy là”

+ Liệt kê: các hành động mà đất nước Ấn Độ sẽ phải làm : mang tự do và cơ hội đến cho mọi người, cho người nông dân cũng như công nhân Ấn Độ; đấu tranh và chấm dứt đói nghèo; ngu dốt và bệnh tật; kiến tạo một đất nước phồn vinh, dân chủ và tiến bộ.

→  B. Liệt kê và điệp

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 Tự đánh giá trang 158 SGK Văn 12 Cánh diều

Nhân vật nào được tác giả coi là “hiện thân của tinh thần Ấn Độ”?

A. Gan-đi – kiến trúc sư của sự tự do

B. Những người tình nguyện vô danh

C. Những người lính của tự do

D. Những người bất hạnh không thể chia sẻ tự do

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung đoạn cuối của văn bản

Lời giải chi tiết:

Nhân vật được tác giả coi là “hiện thân của tinh thần Ấn Độ”: A. Gan-đi – kiến trúc sư của sự tự do.

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 Tự đánh giá trang 158 SGK Văn 12 Cánh diều

Theo em, nội dung chính của văn bản Hẹn hò với định mệnh là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung của văn bản và trả lời văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nội dung chính của văn bản Hẹn hò với định mệnh là bàn về thời khắc vẻ vang, đỉnh cao trong cuộc đấu tranh kéo dài bền bỉ của người dân Ấn Độ và những khó khăn, thử thách phía trước.

Xem thêm
Cách 2

Theo em, nội dung chính của văn bản Hẹn hò với định mệnh là Tuyên bố về quyền độc lập, tự do của đất nước Ấn Độ, khẳng định với thế giới về quyền độc lập của đất nước.

Xem thêm
Cách 2

Câu 7

Trả lời Câu hỏi 7 Tự đánh giá trang 158 SGK Văn 12 Cánh diều

Xác định luận đề của văn bản Hẹn hò với định mệnh.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung từng phần của văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Luận đề của văn bản Hẹn hò với định mệnh: Thời khắc lịch sử đầy vẻ vang, đỉnh cao cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ

Xem thêm
Cách 2

Luận đề của văn bản Hẹn hò với định mệnh mà tác giả muốn đề cập đó là quyền độc lập, tự do của đất nước Ấn Độ và trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân Ấn Độ khi đã có được thời kì tự do, độc lập. Luận đề được thể hiện qua câu văn “nước Ấn Độ sẽ tỉnh giấc để được sống và hưởng tự do”

Xem thêm
Cách 2

Câu 8

Trả lời Câu hỏi 8 Tự đánh giá trang 158 SGK Văn 12 Cánh diều

Chỉ ra màu sắc biểu cảm và chất hùng biện thể hiện trong văn bản này.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung văn bản và tìm những câu văn mang màu sắc biểu cảm và chất hùng biện

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Hùng biện là khả năng thuyết phục người khác bằng lập luận logic, chứng cứ xác thực và kĩ năng trình bày. Trong văn bản Hẹn hò với định mệnh là bài diễn văn nổi tiếng của thủ tướng Nehru- thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập đã sử dụng rất nhiều từ ngữ mang màu sắc biểu cảm và đậm chất hùng biện:

- Câu văn có từ ngữ mang màu sắc biểu cảm: 

+ “Tuy nhiên, quá khứ đã khép lại mà là cuộc đấu tranh không ngơi nghỉ…”

+ “Chúng ta thường là những tín đồ không xứng đáng của Người và đã đi lạc khỏi thông điệp của người, nhưng không chỉ chúng ta các thế hệ tiếp nối sẽ ghi nhớ…”
+“Nay không phải là lúc để phê phán, cũng không phải là lúc để kết tội lẫn nhau”

+ “Nguyện cầu ngôi sao sáng sẽ không bao giờ lụi tàn, và niềm hi vọng mới sẽ không bao giờ bị phản bội”

+ “Chúng ta sẽ không bao giờ cho phép ngọn đuốc tự do bị thổi tắt, cho dù gió lớn hay bão tố…”

- Tác giả đã sử dụng lập luận logic, mỗi phần có có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: Mở đầu là bàn về những thời gian khó khăn trong những ngày khởi đầu lịch sử đến việc nêu ra những khó khăn thách thức của đất nước trong tương lai và lời kêu gọi người dân hãy đồng lòng hợp sức xây dựng đất nước. Cuối cùng, lời khẳng định việc giữ gìn sự tự do của đất nước Ấn Độ

Xem thêm
Cách 2

- Màu sắc biểu cảm : Văn bản đã thể hiện nhiều màu sắc biểu cảm đến từ những cảm xúc xen lẫn bên trong tác giả :

+ Niềm tự hào trước cuộc chiến đấu giành tự do của dân tộc “ Qua nhiều năm vận nước nổi trôi, Ấn Độ chưa bao giờ ngừng khát vọng”

+ Niềm hạnh phúc khi dân tộc đã giành được tự do, độc lập “Hôm nay, chúng ta cùng chứng kiến sự kết thúc của một giai đoạn bất hạnh trong lịch sử...”

+ Niềm hy vọng, hân hoan ở tương lai đất nước “Một ngôi sao mới đang tỏa sáng...đang trở thành hiện thực”

- Chất hùng biện được thể hiện trong văn bản :

+ Tác giả thể hiện cho bạn đọc biết về tình yêu quê hương xứ sở thông qua niềm tự hào về một đất nước có lịch sử đấu tranh lâu bền : “Qua nhiều năm vận nước nổi trôi, Ấn Độ chưa bao giờ ngừng khát vọng....”; “sau một giấc ngủ dài và cuộc đấu tranh bền bỉ...”

+ Qua sự khẳng định niềm tin vào tương lai tươi sáng, hùng vĩ của đất nước : “ đất nước Ấn Độ sẽ tỉnh giấc để được sống và được hưởng tự do”; “Thời khắc lịch sử đang đến, khi chúng ta giã từ quá khứ...”; “Một ngôi sao mới đang tỏa sáng...đang trở thành hiện thực”; “ Ấn Độ có thể tự khám phá chính mình”

+ Bài thơ là lời hùng biện về khát vọng được dâng hiến và dựng xây đất nước. “tôi kêu gọi toàn dân hợp sức cùng chúng tôi...”; “chúng ta phải chung tay xây dựng...”; “Chúng ta sẽ không bao giờ cho phép ngọn đuốc tự do đó bị thổi tắt, cho dù gió lớn hay bão tố”

Ngôn ngữ chặt chẽ, logic và đanh thép mang chất hùng biện

Xem thêm
Cách 2

Câu 9

Trả lời Câu hỏi 9 Tự đánh giá trang 158 SGK Văn 12 Cánh diều

Dẫn ra câu văn mang tính khẳng định và câu văn mang tính phủ định trong văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung văn bản và chỉ ra những câu văn mang tính khẳng định và câu văn mang tính phủ định

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Câu văn mang tính khẳng định:

+ “Từ nhiều năm qua, chúng ta đã hẹn hò với định mệnh, và nay là lúc chúng ta thực hiện lời hứa của mình một cách đầy đủ và trọn vẹn”

+ “Qua nhiều năm vận nước nổi trôi, Ấn Độ chưa bao giờ ngừng khát vọng, cũng không hề lãng quên những lí tưởng đã từng tiếp thêm sức mạnh cho mình”

+ “Chúng ta phải chung tay xây dựng ngôi nhà hạnh phúc cho đất nước Ấn Độ tự do, để con cháu chúng ta cùng nhau mà vui sống”

+ “Đây là thời khắc định mệnh cho Ấn Độ, cho toàn châu Á, và cho cả thế giới”

- Câu văn mang tính phủ định:

+ “Tương lai không phải là sự nhàn nhã, mà là cuộc đấu tranh không ngơi nghỉ, để chúng ta có thể thực hiện trọn vẹn những lời hứa”

+ “Nay không phải là lúc để phê phán, cũng không phải là lúc để kết tội lẫn nhau”

+ “Nguyện cầu ngôi sao sáng sẽ không bao giờ lụi tàn, và niềm hi vọng mới sẽ không bao giờ bị phản bội”

+ “Chúng ta sẽ không bao giờ cho phép ngọn đuốc tự do bị thổi tắt, cho dù gió lớn hay bão tố…”

Xem thêm
Cách 2

- Những câu văn mang tính khẳng định :

+ “Đất nước Ấn Độ sẽ tỉnh giấc để được sống và được hưởng tự do”

+ “Ấn Độ chưa bao giờ ngừng khát vọng”

+ “Tự do và quyền lực luôn đi kèm trách nhiệm.”

+ “Đây là thời khắc định mệnh cho Ấn Độ”

+ “Một ngôi sao mới đang toả sáng, ngôi sao của tự do ở phương Đông, một niềm hi vọng mới vừa chào đời”

- Những câu văn mang tính phủ định :

+ “Tương lai không phải là sự nhàn nhã”

+ “Nay không phải lúc để phê phán, cũng không phải lúc để kết tội lẫn nhau”

+ “Chúng ta thường là những tín đồ không xứng đáng của người”

Xem thêm
Cách 2

Câu 10

Trả lời Câu hỏi 10 Tự đánh giá trang 158 SGK Văn 12 Cánh diều

Em thích nhất đoạn văn nào trong văn bản? Vì sao

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung văn bản và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Trong văn bản Hẹn hò với định mệnh, đoạn văn để lại ấn tượng nhất với em là:

Đây là thời khắc định mệnh cho Ấn Độ, cho toàn Châu Á và cho cả thế giới. Một ngôi sao mới đang tỏa sáng, ngôi sao của tự do ở phương Đông, một niềm hi vọng mới vừa chào đời, một khát vọng được ấp ủ từ lâu đang trở thành hiện thực… sẽ không bao giờ bị phản bội.”

Hình ảnh “ngôi sao” ẩn dụ cho đất nước Ấn Độ - một đất nước mới tự do, một đất nước sẽ tỏa sáng trong tương lai. Đó cũng là niềm hi vọng mà biết bao nhiêu thế hệ người dân Ấn Độ đã chờ đợi trong suốt cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc; một khát vọng về tự do độc lập được ấp ủ từ biết bao thế kỉ đã trở thành hiện thực trong thời khắc này. Qua việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã góp phần thể hiện tầm quan trọng, thiêng liêng của thời khắc lịch sử đối với đất nước Ấn Độ. 

Xem thêm
Cách 2

Em yêu thích nhất đoạn văn : “Một ngôi sao mới đang toả sáng, ngôi sao của tự do ở phương Đông, một niềm hy vọng mới vừa chào đời, một khát vọng được ấp ủ từ lâu đang trở thành hiện thực”. Bởi lẽ, đoạn văn đã truyền đến cảm hứng hào hùng, những lời văn tràn đầy hy vọng, niềm hân hoan chào đón tương lai tươi sáng. Bên cạnh sắc thái biểu cảm, đoạn văn còn hiện lên hình ảnh ẩn dụ mới lạ nhưng vô cùng đặc sắc, ấn tượng. Đất nước Ấn Độ được ví như một “ngôi sao”. Thông qua hình ảnh đầy thú vị và độc đáo này, đoạn văn không chỉ tạo ấn tượng trong lòng người đọc mà còn thể hiện trọn vẹn niềm tin, niềm hy vọng ngập tràn về tương lai tươi sáng của đất nước trong lòng tác giả.

Xem thêm
Cách 2

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close