Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều

Đọc trước văn bản Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên , tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Dữ và tập Truyền kì mạn lục Tìm hiểu về Thánh Tản Viên trong truyền thuyết và trong đời sống văn hóa của người Việt

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chuẩn bị 1

Trả lời Câu hỏi 1 Chuẩn bị trang 14 SGK Văn 12 Cánh diều

Đọc trước văn bản Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên , tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Dữ và tập Truyền kì mạn lục

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông tin trên sách, báo, internet,...

Lựa chọn những thông tin phù hợp về tác giả và tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

*Tác giả Nguyễn Dữ:

- Nguyễn Dữ sống vào thế kỷ XVI

- Xuất thân trong gia đình khoa bảng

- Từng làm quan nhưng không bao lâu từ quan về ở ẩn

- Tác phẩm nổi tiếng: Truyền kì mạn lục

*Tác phẩm Truyền kì mạn lục:

-Thể loại truyền kì

+ Là thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, chịu ảnh hưởng của truyện truyền kì Trung Quốc, thời Đường

+ Yếu tố hoang đường, kì ảo

+Cốt lõi hiện thực

+ Ra đời nửa đầu thế kỷ XVI

+ Gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán

+ Giá trị nội dung: hiện thực xã hội đương thời

+ Giá trị nghệ thuật: có sự tham gia của các yếu tố hoang đường, kì ảo

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Cốt truyện : Có các sự kiện chính - có một tên tướng giặc nhà Minh tử trận ở gần đền, hồn của hắn tác quái. Nhân vật Ngô Tử Văn châm lửa đốt để trừ hại cho dân. Sau khi đốt đền, Tử Văn mơ thấy tên hung thần đòi trả đền và đe dọa. Chàng vẫn không sợ hãi, Thổ thần cảm phục trước hành động dũng cảm của Tử Văn, báo chàng về tội ác tên hung thần và cách đối phó. Tử Văn bị hai tên quỷ bắt xuống âm phủ. Trước Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần để hắn bị trừng trị. Thổ thần được phục chức, nhờ lập công lớn Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên.

- Truyện được kể theo ngôi thứ ba, người kể chuyện là tác giả, kết hợp với điểm nhìn toàn tri giúp cho tư tưởng chủ đề của văn bản trở nên rõ ràng, khách quan hơn.

- Tác giả Nguyễn Dữ

+ Năm sinh, năm mất : Chưa rõ, vào khoảng thế kỷ 16, vào thời Lê Sơ và thời Mạc.

+ Quê quán: xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

+ Xuất thân: trong một gia đình khoa bảng, là con trai cả của Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu

+ Sự nghiệp : Sáng tác duy nhất của ông là tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục". Tác phẩm ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền

- Tập Truyền kì mạn lục

Truyền kì mạn lục là tác phẩm viết ằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI

+ Thể loại : thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca

+ Nội dung: Mang nhiều triết lý nhân sinh, giá trị đạo đức; Thể hiện hiện thực xã hội đương thời và số phận con người; Mang tinh thần dân tộc, tự hào văn hóa và phẩm chất con người Việt Nam.

+ Nghệ thuật: có sự tham gia của các yếu tố hoang đường, kì ảo. Sáng tạo trong xây dựng nhân vật và cốt truyện

-Tác giả Nguyễn Dữ

Nguyễn Dữ có người đọc là Nguyễn Tự, chưa rõ năm sinh năm mất, là một danh sĩ thời Lê Sơ, thời nhà Mạc sống vào khoảng thế kỉ XVI 

Ông sinh ra tại xã Đỗ Tùng huyện Trường Tân nay thuộc huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương. Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Nguyễn Dũ đã từng làm quan nhà Mạc sau đó về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền nhưng chỉ mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, xin về ở núi rừng Thanh Hóa

Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông)

Ông từng đi thi và đã ra làm quan, sau đó không bao lâu thì từ quan lui về ẩn dật.

Ông để lại tác phẩm nổi tiếng là Truyền kì mạn lục qua tác phẩm có thể thấy được quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.

-Tập Truyền kì mạn lục

Thể loại: Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao. Điều này đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho thể loại. Đằng sau những chi tiết phi hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm và thái độ của tác giả.

Truyền kì mạn lục là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ, viết bằng chữ Hán, theo thể loại truyền kì, xen lẫn biền văn và thơ ca. Tác phẩm này gồm 20 truyện, mỗi truyện đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Truyền kì mạn lục đã phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỉ 16.

Nhan đề Truyền kì mạn lục phản ánh hiện thực xã hội đương thời, số phận con người, tinh thần dân tộc và có sự tham gia của nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo. 
Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chuẩn bị 2

Trả lời Câu hỏi 2 Chuẩn bị trang 14 SGK Văn 12 Cánh diều

Tìm hiểu về Thánh Tản Viên trong truyền thuyết và trong đời sống văn hóa của người Việt

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông tin trên sách, báo, internet

Lời giải chi tiết:

Cách 1

 Truyền thuyết về Thánh Tản Viên:

Theo truyền thuyết về nguồn gốc đức thánh Tản Viên, các thần tích vùng Sơn Tây, Vĩnh Phú thì Tản Viên Sơn Thánh là người ở động Lăng Xương (Thanh Thủy – Phú Thọ ngày nay), tên là Nguyễn Tuấn (Nguyễn Tùng), con ông Nguyễn Cao Hạnh (Hành) và bà Đinh Thị Điêng (Đen). Khi lớn lên nhận bà Ma Thị Cao Sơn ở núi Ngọc Tản làm mẹ nuôi.

Trong tâm thức dân gian của người Việt, Tản Viên là một trong bốn vị Thánh bất tử (Tiên Dung Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Tản Viên, Thánh mẫu Liễu Hạnh ).

Đây là vị Thánh biểu đạt cho những khả năng to lớn và vĩnh viễn của cộng đồng trong lao động sáng tạo ra nguồn của cải vô tận và trong chiến đấu chống thiên tai để bảo vệ cuộc sống chung

Xem thêm
Cách 2

- Thánh Tản Viên

+ Xuất thân : là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, là vị thần cai quản dãy núi Ba Vì (tức núi Tản Viên), ông là một trong bốn vị thánh bất tử của tín ngưỡng dân gian người Việt, gọi là Tứ bất tử.

+ Các ngôi đền thờ thánh Tản Viên : Đền Lăng Sương ( Phú Thọ), đền Ngự Dội (Vĩnh Phúc), đền Thính, đền Tranh...

+ Hội đền Và tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng để tưởng nhớ thánh Tản Viên

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 1

Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 15 SGK Văn 12 Cánh diều

Thái độ của mọi người đối với hành động đốt đền của Tử Văn nói lên điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần đầu tác phẩm để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thái độ của mọi người đối với hành động đốt đền của Tử Văn: “ đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn

→ Hành động của Tử Văn vô cùng dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều ai cũng phải run sợ để diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống cho người dân.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Khi Tử Văn đốt đền “Mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn”. Qua đó thể hiện thái độ hèn kém, sợ sệt, không ai dám đứng ra chống lại cái ác, cái tà hoành hành dẫu biết yêu quái đem lại nhiều phiền muộn, quấy nhiễu nhân dân.

Thái độ của mọi người đối với hành động đốt đền của Tử Văn: mọi người đều lắc đầu lẽ lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn. Nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả. Hành động của Tử Văn vô cùng dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều ai cũng phải sợ để diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống cho người dân.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 2

Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 15 SGK Văn 12 Cánh diều

Chú ý thái độ của Tử Văn trước lời nói của viên bách hộ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần hai tác phẩm để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thái độ của Tử Văn trước lời nói của viên bách hộ: “ mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên

→ Thái độ ung dung, tự tin, không sợ hãi.

Xem thêm
Cách 2

Trước lời nói của viên bách hộ Tử Văn có thái độ: Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Qua đó cho thấy thái độ ung dung, tự tin, không sợ hãi

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 3

Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 16 SGK Văn 12 Cánh diều

Tâm sự này của thổ thần đem lại cho em những cảm xúc và suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Đọc lại đoạn đối thoại của thổ thần và Tử Văn

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Qua lời tâm sự của thổ thần với Tử Văn đã nói lên một hiện thực nhức nhối của xã hội đương thời: hiện tượng quan liêu, nạn quan tham; quan lại bị đồng tiền che mắt, cái xấu được mặc sức hoành hành, gây biết bao nỗi đau khổ cho người dân lương thiện.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Qua tâm sự của thổ thần em cảm thấy thương xót cho một vị quan có công với triều đình nhưng cuối cùng bị một tên ác gian lạ mặt xâm chiếm chốn thờ để rồi cuối cùng trở thành “một người áo vải nhà quê”. Qua đó cũng thể hiện sự bất công ở đời và hậu quả của vấn nạn tham nhũng, khi mà cái ác như “rễ mọc lan”, còn cái thiện bị chèn ép, đánh đuổi.

Tâm sự của thổ thần “Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động. Tôi đã định thưa kiện nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở. Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả. Tôi chỉ giữ được một chút lòng thành, nhwung không làm thế nào để thông đạt được lên, cho nên đành tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi”. Câu nói đem lại cho em cảm xúc và suy nghĩ: lời tâm sự đã nói lên một hiện tượng nhức nhối trong xã hội đương thời: hiện tượng quan liêu, nạn quan tham; quan lại bị đồng tiền che mắt, cái xấu được mặc sức hoành hành, gây biết bao nỗi đau khổ cho người dân lương thiện.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 4

Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 17 SGK Văn 12 Cánh diều

 Chú ý sự ý thức của Tử Văn về nhân cách của mình

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời nói của Tử Văn

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tử Văn vô cùng tự tin về nhân cách của bản thân mình : “ Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng

→ Thể hiện được tính cách gan dạ, cứng cỏi, tin vào chính nghĩa.

Xem thêm
Cách 2

Tử Văn vô cùng tự tin về nhân cách của bản thân mình: Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt chết một cách oan uổng”. Câu nói thể hiện được tính cách gan dạ, cứng cỏi, tin vào chính nghĩa.

 
Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 5

Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 18 SGK Văn 12 Cánh diều

Câu nói của Diêm Vương đem lại cho em suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời nói của Diêm Vương và nhận xét câu nói

Lời giải chi tiết:

Cách 1

-Lời nói của Diêm Vương: “Lũ các ngươi chia tòa sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên vị, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà con có sự dối trá càn bậy như thế”.

Đây là lời trách phạt của Diêm Vương với các phán quan nhưng ẩn sau đó là hiện thực xã hội nhức nhối của xã hội đương thời: nạn quan tham, dối trá vẫn luôn hoành hành, gây biết bao nỗi đau khổ cho người dân.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu nói của Diêm Vương đem lại cho em suy nghĩ về vấn nạn tham nhũng ở chốn quan liêu. Dẫu cho vua đối xử công bằng, thưởng phạt phân minh với mỗi vị quan nhưng cuối cùng họ vẫn “dối trá càn bậy”, vì đồng tiền mà từ bỏ đạo đức, đối xử bất công, làm việc sai trái. Đặc biệt xảy ra ở đời nhà Hán, nhà Đường.

Câu nói của Diêm Vương “Lũ các ngươi chia tòa sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên vị, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà con có sự dối trả càn bậy như thế”. 

Diêm vương đã tiến hành xử kiện, nghe lời phân giải của hai bên, xem xét chứng cớ và cuối cùng phán quyết đúng người đúng tội. Điều này cho thấy Diêm Vương là biểu tượng của công lí và sự chính nghĩa. Câu nói của Diêm Vương đem lại cho em suy nghĩ về tầm quan trọng của công lí và sự chính nghĩa trong xã hội. Nó cũng nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm của mỗi người trong việc đấu tranh cho công lí và chống lại sự bất công.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 6

Trả lời Câu hỏi 6 Đọc hiểu trang 19 SGK Văn 12 Cánh diều

Chi tiết Tử Văn “ chắp tay thi lễ” với người quen có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Đọc lại phần cuối tác phẩm và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Chi tiết này đã thể hiện phần nào tính cách của Tử Văn- một con người lễ độ, đầy nghĩa tiết với mọi người.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chi tiết như một lời cáo biệt đến người quen cũ. Bên cạnh đó là sự thông báo đến dương gian rằng Tử Văn đã trở thành “quan phán sự”. Thể hiện người tốt ắt gặp thiện, chính nghĩa ắt giành thắng lợi và người dám đứng lên vì chính nghĩa sẽ được mọi người kính trọng, đời đời nhớ ơn.

Chi tiết Tử Văn “chắp tay thi lễ” với người quen có ý nghĩa như một lời cáo biệt đến người quen cũ. Đây cũng là cách thể hiện phần nào tính cách của Tử Văn – một con người lễ độ, đầy nghĩa tiết với mọi người.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 19 SGK Văn 12 Cánh diều

Hãy tóm tắt văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ( khoảng 7-10 dòng). Theo em, văn bản có thể chia làm mấy phần?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm, lựa chọn các ý chính cho tóm tắt

Lời giải chi tiết:

Cách 1

*Tóm tắt tác phẩm: 

Ngô Tử Văn, vốn là người khảng khái, chính trực, không chịu nổi sự tác yêu, tác quái của hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi nên đã đốt đền của hắn. Sau khi đốt xong, Tử Văn lên cơn sốt và khi đó chàng gặp hồn ma tướng giặc đòi trả đền và đe dọa bắt chàng xuống âm phủ. Chiều tối, Thổ Thần gặp để bày cách cho chàng cách đối phó với yêu quái. Xuống âm phủ, trước mặt Diêm Vương, Tử Văn dũng cảm vạch trần tội ác của tên hung thần. Sau cuộc đối chất, hồn ma bị trừng trị, Tử Văn được sống trở lại, nhận chức phán sự đền Tản Viên. 

*Văn bản có thể được chia thành 4 phần: 

Phần 1: “Ngô Tử Văn…. vung tay không cần gì cả”: Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn và hành động đốt đền

Phần 2: “Đốt đền xong… khó lòng thoát nạn”: Tử Văn gặp Bách hộ họ Thôi và Thổ Thần

Phần 3: “Tử Văn vâng lời … tan tành ra như cám vậy”: Cuộc đấu tranh giành công lý của Tử Văn ở âm cung 

Phần 4: Còn lại: Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên.

Xem thêm
Cách 2

*Tóm tắt tác phẩm: 

Ngô Tử Văn, vốn là người khảng khái, chính trực, không chịu nổi sự tác yêu, tác quái của hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi nên đã đốt đền của hắn. Sau khi đốt xong, Tử Văn lên cơn sốt và khi đó chàng gặp hồn ma tướng giặc đòi trả đền và đe dọa bắt chàng xuống âm phủ. Chiều tối, Thổ Thần gặp để bày cách cho chàng cách đối phó với yêu quái. Xuống âm phủ, trước mặt Diêm Vương, Tử Văn dũng cảm vạch trần tội ác của tên hung thần. Sau cuộc đối chất, hồn ma bị trừng trị, Tử Văn được sống trở lại, nhận chức phán sự đền Tản Viên. 

Văn bản chia 4 phần :

- Phần 1 : “Ngô Tử Văn...không cần gì cả” : Giới thiệu nhân vật và hành động đốt đền tả

- Phần 2 : “Đốt đền xong...khó lòng thoát nạn” : Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và bách hộ họ Thôi và thổ thần

- Phần 3 : “Tử Văn vâng lời...sai lính đưa Tử văn trở về” : Cuộc đối chất ở Minh ti và Tử Văn thắng kiện

- Phần 4 : Đoạn còn lại : Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 19 SGK Văn 12 Cánh diều

Tìm trong văn bản những chi tiết liên quan đến lai lịch của Ngô Tử Văn. Theo em, tại sao tác giả lại lựa chọn những chi tiết đó để giới thiệu nhân vật

Phương pháp giải:

Xem lại phần đầu của tác phẩm. Chú ý các chi tiết miêu tả nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Những chi tiết liên quan đến lai lịch của Ngô Tử Văn: 

+Tên họ: Ngô Tử Văn, tên là Soạn

+Quê quán: huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang

+Tính tình: 

“Khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được”

“Vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực

→ Tác giả đã lựa chọn những chi tiết như họ tên, quê quán, tính tình để miêu tả nhân vật Ngô Tử Văn. Đây là cách giới thiệu quen thuộc, truyền thống trong văn học Trung đại. Cách mở đầu ngắn gọn, trực tiếp đã tạo ấn tượng cho người đọc về hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn, đồng thời dự báo những tình tiết thú vị về sau.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Những chi tiết liên quan đến lai lịch nhân vật Ngô Tử Văn:

+ Nguồn gốc : Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. + Tính cách : Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực.

- Tác giả lại lựa chọn những chi tiết đó để giới thiệu về nhân vật nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật. Thông qua nguồn gốc xuất thân và những đặc điểm tính cách, là cơ sở để lý giải những hành động của nhân vật về sau.

Những chi tiết liên quan đến lai lịch của Ngô Tử Văn trong văn bản: 

- Tên họ: Ngô Tử văn, tên là Soạn

- Quê quán: huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang

- Tính tình: khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được

- Danh tiếng: Vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực.

Theo em, tác giả lại lựa chọn những chi tiết đó để giới thiệu nhân vật vì những chi tiết này mô rõ nét tính cách và phẩm chất của nhân vật. Những thông tin về lai lịch và danh tiếng của Ngô Tử Văn cho thấy anh là một người có uy tín trong cộng đồng. Tính cách khảng khái, cương trực, nóng nảy của Tử Văn cho thấy anh là một người yêu nước, dũng cảm, không ngần ngại đứng lên chống lại sự bất công. Những chi tiết này giúp tạo nên hình ảnh một nhân vật trung tâm mạnh mẽ và đầy tính nhân văn trong tác phẩm.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 19 SGK Văn 12 Cánh diều


Trong truyện, Tử Văn được miêu tả tương quan với những nhân vật nào? Qua các tương quan này, em thấy Tử Văn hiện lên với những phẩm chất gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm. Chú ý các chi tiết miêu tả nhân vật. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Theo diễn biến tác phẩm, Tử Văn được miêu tả tương quan với lần lượt các nhân vật: hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi, Thổ Thần. Qua các tương quan này, nhân vật Tử Văn hiện lên với các phẩm chất: chính nghĩa, cương trực, dũng cảm, gan dạ, luôn muốn trừ hại cho nhân dân. 

a. Cuộc gặp gỡ giữa Giữa Tử Văn hồn ma tướng giặc:

- Hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi, vốn là tên tướng bại trận của giặc Minh. Sau khi chết, trở thành hồn ma đuổi cả thổ công và mua chuộc những thổ thần bên cạnh để có thể tự do tác oai, tác quái. Khi nói chuyện với Ngô Tử Văn, hắn tự xưng là “Tản văn cư sĩ”, tỏ vẻ hiểu biết nhưng mục đích cuối cùng đe dọa, đòi trả lại đền. Không những là một tên gian ác, xảo trá, hồn ma tên tướng giặc còn giả vờ nhân nghĩa, lấy oai linh của quỷ thần hăm dọa để ép Ngô Tử Văn phải làm: “Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ”. 

- Tất cả những hành động hăm dọa của tên tướng không thể làm Ngô Tử Văn e sợ, chàng mặc kệ, vẫn “cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. 

→ Hồn ma bách hộ họ Thôi: hiện thân cho cái ác, cái gian tà >< Ngô Tử Văn: đại diện cho chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, luôn tin tưởng vào hành động của bản thân mình

b. Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn với Thổ thần:

Khi nghe lời kể của thổ thần, Tử Văn hiểu rõ sự việc, cảm thấy bất bình, quyết tâm trừ bạo để bảo vệ người dân 

→ Thể hiện sự chính nghĩa, khẳng định sự dũng cảm, chính trực của Tử Văn.

c. Khi bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ:

-  Hồn ma Bách hộ họ Thôi kiện Tử Văn ở âm phủ, Diêm vương quát mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma nhưng Tử Văn không run sợ, một mực kêu oan, kể lại sự việc bằng lời lẽ cứng cỏi

→ Thể hiện được tính cách gan dạ, cứng cỏi, mạnh mẽ. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Tử Văn được miêu tả trong mối quan hệ với các nhân vật : viên bách hộ họ Thôi, thổ công và Diêm Vương

- Qua các quan hệ này, em thấy Tử Văn hiện lên với phẩm chất anh hùng, đấu tranh cho chính nghĩa, can đảm không sợ cái chết.

+ Trong mối quan hệ với viên bách hộ họ Thôi : “ mặc kệ, ngồi ngất ngưởng”, dẫu trước sự đe dọa sẽ dẫn Tử Văn đến Phong Đô, khó tránh khỏi tai vạ nhưng Tử Văn không nói một lời, trước cái gian tà anh không hề e sợ hay bị lung lay dù chỉ một chút trước hành động chính nghĩa của mình

+ Trong mối quan hệ với thổ công: Tử Văn hiện lên là một con người nhân hậu, thương xót, đồng cảm và nóng giận thay cho những uất ức của thổ địa khi bị chiếm nơi thờ. Dẫu cho khi thổ công báo rằng viên bách hộ họ Thôi có kẻ chống lưng nhưng anh vẫn không sợ và quyết đấu tới cùng.

+ Trong mối quan hệ với Diêm Vương : Không e sợ mà dám cất lên tiếng nói dõng dạc đòi lại sự công bằng và quyết tâm vạch trần tội ác mà tên bách hộ họ Thôi phạm phải.

Trong truyện, Tử Văn được miêu tả tương quan với những nhân vật: hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi, Thổ Thần. Qua các tương quan này, nhân vật Tử Văn hiện lên với các phẩm chất: chính nghĩa, cương trực, dũng cảm, gạ dạ, luôn muốn trừ hại cho dân.

Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn với hồn ma tướng giặc:

Hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi, vốn là tên tướng bại trận của giặc Minh. Sau khi chết, trở thành hồn ma đuổi cả thổ công và mua chuộc những thổ thần bên cạnh để có thể tự do tác oai, tác quái. Khi nói chuyện với Ngô Tử Văn, hắn tự xưng là “Tản văn cư sĩ”, tỏ vẻ hiểu biết nhưng mục đích cuối cùng đe dọa, đòi trả lại đền. Không những là một tên gian ác, xảo trá, hồn ma tên tướng giặc còn giả vờ nhân nghĩa, lấy oai linh của quỷ thần hăm dọa để ép Ngô Tử Văn phải làm “Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ Tất cả những hành động hăm dọa của tên tướng giặc không thể làm Ngô Tử Văn e sợ, chàng mặc lệ, vẫn “cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. 

Hồn ma bách hộ họ Thôi là hiện thân cho cái ác, cái gian tà; đối lập với Ngô Tử Văn là người đại diện cho chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, luôn tin tưởng vào hành động của bản thân mình.

Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn với Thổ Thần: Khi nghe lời kể của thổ Thần, Tử Văn hiểu rõ sự việc, cảm thấy bất bình, quyết tâm trừ bạo để bảo vệ người dân. Qua đó thể hiện sự chính nghĩa, khẳng định sự dũng cảm, chính trực của Tử Văn

Khi bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ: Hồn ma Bách hộ họ Tôi kiện Tử Văn ở dưới âm phủ, Diêm Vương quát mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma nhưng Tử Văn không run sợ, một mực kêu oan, kể lại sự việc bằng những lời lẽ cứng cỏi. Cho thấy được tính cách gan dạ, mạnh mẹ, cứng cỏi của Tử Văn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 19 SGK Văn 12 Cánh diều

Thống kê những yếu tố kì ảo trong truyện. Vì sao nói: Nguyễn Dữ đã tiếp thu sáng tạo những yếu tố kì ảo trong một số truyện cổ dân gian?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm. Chú ý lựa chọn chi tiết kỳ ảo. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Yếu tố kì ảo là những yếu tố kì lạ, hoang đường và không có thực trên thực. Trong tác phẩm, các yếu tố kì ảo xuất hiện thông qua: 

a.Nhân vật kì ảo :

* Hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi:

-Là viên tướng bại trận ở Bắc Triều, hồn bơ vơ ở Nam Quốc; sau chiếm miếu của Thổ công, quấy nhiễu dân chúng

- Khi Ngô Tử Văn đốt đền khiến hắn không còn chỗ trú, hồn ma tướng giặc lại ngang nhiên giả dạng tiến vào giấc mộng của Tử Văn, cảnh cáo bắt chàng dựng lại đền bằng những lời lẽ rất mực oai nghiêm, văn vở.

- Trước điện Diêm Vương, dùng lời lẽ điêu ngoa, lươn lẹo, nhằm buộc tội khiến Tử Văn phải bị trừng phạt.

* Thổ công:

- Làm chức ngự sử đại phu từ đời Lý Nam Đế, chết vì cần vương nên được phong làm Thổ công, ban cho ngôi đền; giúp dân độ vật hơn một nghìn năm nay 

* Diêm Vương:

- Người đứng đầu cõi âm ti, đóng vai trò phán xử.

- Lúc đầu bị những lời lẽ giảo hoạt của tên họ Thôi lừa gạt, sau đó nhận thấy lời Tử Văn là thật thì lập tức tỉnh táo, phân xử công bằng.

- Bắt phạt tên họ Thôi, cho Tử Văn trở về dương gian.

* Quỷ sứ, Dạ xoa 

b. Không gian kì ảo: Giấc mộng của Ngô Tử Văn nối liền giữa cõi âm và cõi dương, là nơi để chàng gặp gỡ và nói chuyện với tên tướng giặc họ Thôi cũng như Thổ công, trước khi bị đưa đến cõi âm ti để diện kiến Diêm Vương.

*Vì sao nói: Nguyễn Dữ đã tiếp thu sáng tạo những yếu tố kì ảo trong truyện cổ dân gian?

    Trong tác phẩm Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ đã sử dụng những yếu tố hoang đường, kì ảo, mượn truyện xưa như sự xuất hiện của các nhân vật kì ảo: hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi, quỷ Dạ Xoa, Diêm Vương… Đây đều là những giai thoại dân gian vô cùng quen thuộc trong cốt truyện của văn học trung đại Việt Nam. 

   Nguyễn Dữ đã rất thành công khi kết hợp hài hòa, sáng tạo với yếu tố hiện thực để phản ánh xã hội đương thời khi mà các yếu tố kỳ ảo được xem kẽ với những yếu tố thực về địa danh, thời điểm lịch sử làm cho thế giới kỳ ảo trở nên chân thật hơn. 

  Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, qua quá trình đấu tranh giành lại công lý của nhân vật chính Ngô Tử Văn, nhà văn còn muốn phản ánh về hiện thực xã hội lúc bấy giờ: Tình trạng quan lại tham ô nhận của cải, cái ác cái xấu tung hoành, không phân biệt được thật giả. Đồng thời, qua chiến thắng của Ngô Tử Văn, nhà văn muốn khẳng định chân lí Thiện sẽ thắng ái, chính nghĩa sẽ chiến thắng cái ác

→ Có thể nói rằng, hai yếu tố hiện thực và kì ảo có mối quan hệ gắn bó, đan xen vào nhau để cùng thể hiện tư tưởng của tác giả và nội dung của tác phẩm. Yếu tố kì ảo được sử dụng như một phương thức kể chuyện làm cho câu chuyện được kể thêm hấp dẫn, tăng tính lãng mạn, trữ tình. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 2

- Ý nghĩa của các yếu tố kì ảo : Yếu tố kì ảo góp phần thể hiện một thế giới sinh động, nơi mà người âm và người dương có thể giao tiếp, qua đó thể hiện tính cách nhân vật. Bên cạnh đó, các yếu tố kì ảo góp phần giúp câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

- Sự tiếp thu, sáng tạo yếu tố kì ảo của Nguyễn Dữ thể hiện qua tính chất kì ảo của thế giới thần linh, ma quỷ. Thông qua thế giới đó, Nguyễn Dữ đã xây dựng một nơi mà cõi âm cũng có sự gian tà, Diêm Vương và các Phán quan đại diện cho công lí cũng bị lấp tai, che mắt. Qua đó thể hiện sự bất công, vấn nạn tham nhũng hoành hành trên dương gian, đang làm cho biết bao người dân phải rên xiết, khổ sở.

Những yếu tố kì ảo trong truyện:

- Nhân vật kì ảo

Hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi: Là viên tướng bại trận ở Bắc Triều, hồn bơ bơ ở Nam Quốc; sau chiếm miếu của Thổ Công, quấy nhiễu dân chúng. Khi Ngô Tử Văn đốt đền khiến hắn không còn chỗ trú, hồn ma tướng giặc lại ngang nhiên giả dạng tiến vào giấc mộng của Tử Văn, cảnh cáo bắt chàng dựng lại đền bằng những lời lẽ rất mực oai nghiêm, văn vở. Trước điện Diêm Vương, dùng lời lẽ điêu ngoa, lươn lẹo, nhằm buộc tội khiến Tử Văn phải bị trừng phạt.

Thổ công: Làm chức ngự sử đại phu từ đời Lý Nam Đế, chết vì cần vương nên được phong làm Thổ công, ban cho ngôi đền; giúp dân độ vật hơn một nghìn năm nay

Diêm vương: Người đúng đầu cõi âm ti, đóng vai trò phán xử. Lúc đầu bị những lời lẽ giảo hoạt của tên họ Thôi lừa gạt, sau đó nhận thấy lời Tử Văn là thật thì lập tức tỉnh táo, phân xử công bằng. Bắt phạt tên họ Thôi, cho Tử Văn trở về dương gian.

Quỷ sứ, Dạ Xoa: Tạo không khí sống động, nhiều màu sắc, thể hiện được sự uy nghiêm, cẩn trọng nơi địa phủ từ đó khơi gợi cảm giác hứng thú cho người đọc.

- Không gian kì ảo: Giấc mộng của Ngô Tử Văn nối liền giữa cõi âm và cõi dương, là nơi để chàng gặp gỡ và nói chuyện với tên tướng giặc họ Thôi cũng như Thổ công, trước khi bị đưa đến cõi âm ti để diện kiến Diêm Vương.

Nguyễn Dữ đã tiếp thu sáng tạo những yếu tố kì ảo trong truyện cổ dân gian vì:

Trong tác Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ đã sử dụng những yếu tố hoang đường, kì ảo, mượn truyện xưa như sự xuất hiện của các nhân vật kì ảo: hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi, quỷ Dạ Xoa, Diêm Vương… Đây đều là những giai thoại dân gian vô cùng quen thuộc trong cốt truyện của văn học trung đại Việt Nam.

Nguyễn Dữ đã rất thành công khi kết hợp hài hòa, sáng tạo với yếu tố hiện thực để phản ánh xã hội đương thời khi mà các yếu tố kỳ ảo được xem kẽ với những yếu tố thực về địa danh, thời điểm lịch sử làm cho thế giới kỳ ảo trở nên chân thật hơn.

Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, qua quá trình đấu tranh giành lại công lý của nhân vật chính Ngô Tử Văn, nhà văn còn muốn phản ánh về hiện thực xã hội lúc bấy giờ: Tình trạng quan lại tham ô nhận của cải, cái ác cái xấu tung hoành, không phân biệt được thật giả. Đồng thời, qua chiến thắng của Ngô Tử Văn, nhà văn muốn khẳng định chân lí Thiện sẽ thắng ái, chính nghĩa sẽ chiến thắng cái ác.

Có thể nói, yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo có mối quan hệ gắn bó, đan xen vào nhau để cùng thể hiện tư tưởng của tác giả và nội dung của tác phẩm. Yếu tố kì ảo được sử dụng như một phương thức kể chuyện làm cho câu chuyện được kể thêm hấp dẫn, tăng tính lãng mạn, trữ tình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 2

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 19 SGK Văn 12 Cánh diều

Nêu nhận xét của em về chức năng của người kể chuyện trong phần chính văn và người bình luận ở cuối truyện

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Cách 1 

Người kể chuyện là người không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, không tham gia vào mạch diễn biến câu chuyện nhưng là người có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng câu chuyện

- Chức năng của người kể chuyện trong phần chính văn:

+ Dẫn dắt người đọc đi vào tác phẩm : giới thiệu nhân vật, miêu tả nhân vật, diễn biến câu chuyện….

+ Đem lại cái nhìn khách quan, trung thực 

- Chức năng của người bình luận ở cuối truyện: 

+Giúp truyền tải thông điệp, chủ đề của tác phẩm

+Gợi mở suy nghĩ cho người đọc về tác phẩm

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Chức năng của người kể chuyện phần chính văn : Mang vai trò giới thiệu và dẫn dắt câu chuyện. Giới thiệu về lai lịch nhân vật, về bối cảnh xảy ra sự kiện ; dẫn dắt các sự kiện trong truyện đi theo một mạch thống nhất mà ở đây là theo mạch thời gian tuyến tính.

- Chức năng của người bình luận ở cuối truyện: Thể hiện quan điểm, tư tưởng của nhà văn, nhấn mạnh thông điệp muốn truyền tải – lòng dũng cảm và bản lĩnh của con người để đứng lên chiến đấu lại cái ác, giành lại chính nghĩa

Trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, người kể chuyện và người bình luận đóng vai trò quan trọng và có chức năng khác nhau:

Người kể chuyện trong phần chính văn đóng vai trò truyền đạt thông tin, sự kiện và tình tiết của câu chuyện. Họ tạo ra một không gian và thời gian cho câu chuyện giúp người đọc hình dung rõ nét về nhân vật, môi trường và sự kiện. Người kể chuyện cũng tạo ra sự kịch tính và hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.

Người bình luận ở cuối tác phẩm thường đưa ra những phân tích, đánh giá về nhân vật và sự kiện trong câu chuyện. Họ giúp người đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa và thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt. Người bình luận cũng đưa ra những suy nghĩ, phê phán về vấn đề được đề cập trong câu chuyện, từ đó tạo ra sự thảo luận và tương tác với người đọc.
 
Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 19 SGK Văn 12 Cánh diều

Hãy nêu suy nghĩ của em về lời bình ở cuối truyện: “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời.”

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần cuối tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Lời bình trên là một lời động viên, khích lệ con người cần phải ngay thẳng, cứng rắn, can đảm để chống lại cái xấu và đòi lại cái đúng, công bằng cho xã hội; không được lùi bước, thỏa hiệp với cái ác.

- Nhân vật Ngô Tử Văn trong câu chuyện là một minh chứng cho câu nói trên. Xuyên suốt trong câu chuyện là hình ảnh của con người khẳng khái, cương trực, dũng cảm quyết tâm trừ bạo cho nhân dân. Dù gặp phải những khó khăn, trù dập nhưng Tử Văn vẫn dũng cảm đấu tranh chống lại các ác.

Xem thêm
Cách 2

Lời bình thể hiện tinh thần gan dạ, dũng cảm, sự cứng cỏi và lòng quyết tâm chiến đấu lại cái ác, dẫu muôn phần gian khó và dễ bị lung lay, cám dỗ thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng trong cuộc đấu tranh giành lại chính nghĩa, con người ta cần tỉnh táo và vững lòng quyết tâm thì ắt sẽ giành chiến thắng. Đồng thời, qua đó còn thể hiện niềm tin vào công lý, cái thiện, cái chính nghĩa sẽ giành được thắng lợi cuối cùng, chỉ cần con người ta không chùn bước trong con đường đấu tranh giành lại chân lý.

Xem thêm
Cách 2

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

close