Khái niệm carbohydrate

Carbohydrate hay chất đường bột, là phân tử sinh học được cấu tạo từ 3 loại nguyên tố C, H, O theo nguyên tắc đa phân. Công thức cấu tạo chung là Cn(H2O)m. Đa số carbohydrate có vị ngọt, tan trong nước và có tính khử. Carbohydrate được chia thành 3 nhóm tùy theo số lượng đơn phân trong phân tử: đường đơn, đường đôi và đường đa.

Quảng cáo

CARBOHYDRATE

Carbohydrate là gì?

Carbohydrate hay chất đường bột, là phân tử sinh học được cấu tạo từ 3 loại nguyên tố C, H, O theo nguyên tắc đa phân.

Đa số carbohydrate có vị ngọt, tan trong nước và có tính khử.

Công thức cấu tạo chung là Cn(H2O)m.

Carbohydrate có ở những nguồn nào?

Nguồn thực phẩm cung cấp đường và tinh bột cho con người đều bắt nguồn từ các bộ phận dự trữ đường và tinh bột của thực vật như củ, quả, hạt, thân cây (củ cải đường, mía, lúa mì …).

Carbohydrate được chia thành bao nhiêu nhóm?

Carbohydrate được chia thành 3 nhóm tùy theo số lượng đơn phân trong phân tử: đường đơn (monosaccharide); đường đôi (disaccharide) và đường đa (polysaccharide).

Đường đơn (Monosaccharide)

Có hai loại đường đơn phổ biến là đường 5 carbon (ribose và deoxyribose) và 6 carbon: glucose, fructose và galactose.

Các loại đường đơn đều có vị ngọt, dễ tan trong nước và có tính khử.

Vai trò của đường đơn:

(1) làm nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào;

(2) là nguyên liệu cấu tạo các loại phân tử sinh học khác.

Em có biết?

Glucose và fructose có nhiều trong các loại quả chín, mật ong. Galactose có nhiều trong sữa động vật. 

Đường đôi (disaccharide)

Do hai phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng phân tử glycosidic. Bốn loại đường đôi phổ biến là: maltose (đường mạch nha), sucrose, lactose (đường sữa) và saccharose (nhiều trong mía và củ cải đường).

Vai trò của đường đôi: đường vận chuyển trong cơ thể sinh vật (do đường đôi sẽ không bị phân hủy trong quá trình vận chuyển).

Đường đa (polysaccharide)

Là polymer được cấu tạo từ hàng trăm, hàng nghìn phân tử đường đơn (phần lớn là glucose) liên kết với nhau. Có 3 loại đường đa phổ biến là: tinh bột, glycogen, cellulose.

Vai trò của đường đa:

  • Tinh bột là đường dự trữ năng lượng ở thực vật.

  • Glycogen là đường dự trữ năng lượng trong cơ thể động vật và một số loài nấm.

  • Cellulose là thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào thực vật.

Em có biết?

Chitin cũng được xếp vào nhóm đường đa (polysaccharide), từ nhiều phân tử glucose. Chitin là thành phần chính cấu tạo nên vỏ ngoài của tôm, cua, nhện và các loài nấm.


  • Khái niệm lipid

    Lipid (hay còn gọi là chất béo) một nhóm chất đa dạng về cấu trúc nhưng mang đặc tính chung là kị nước. Lipid bao gồm mỡ động vật, hormone sinh dục, dầu thực vật, phospholipid, sáp, một số sắc tố và vitamin. Lipid đóng rất nhiều vai trò đối với cơ thể: dự trữ và cung cấp năng lượng, cấu tạo tế bào và cơ thể, điều hòa các hoạt động sinh lí của cơ thể, ...

  • Khái niệm protein

    Protein là đại phân tử sinh học chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong cơ thể sinh vật, chúng là sản phẩm cuối cùng của gene đảm nhận nhiều chức năng của cơ thể. Protein được tạo thành từ 4 nguyên tố hóa học là C, H, O, N. Protein cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một amino acid. Protein có 4 bậc cấu trúc tạo nên cấu hình không gian.

  • Khái niệm nucleic acid

    Nucleic acid là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một nucleotide. Nucleic acid được chia thành 2 loại: DNA (deoxyribonucleic acid) và RNA (ribonucleic acid). Cả DNA và RNA đều được cấu tạo từ 5 nguyên tố C, H, O, N, P. DNA có vai trò lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. 3 loại RNA có đảm nhận các chức năng khác nhau: mRNA, tRNA, rRNA.

  • Khái niệm khái quát về các phân tử sinh học

    Phân tử sinh học là những phân tử hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống. Có 4 loại phân tử sinh học chính bao gồm: protein, lipid, carbohydrate, nucleic acid. Các phân tử sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc cấu trúc, chức năng và quá trình kiểm soát môi trường bên trong tế bào và cơ thể.

  • Khái niệm nước và vai trò của nước đối với sự sống

    Nước được cấu tạo bởi một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hóa trị. Một số vai trò chủ yếu của nước trong cơ thể như: cấu tọa nên tế bào và cơ thể; dung môi hòa tan các chất; vừa là môi trường vừa là chất tham gia các phản ứng sinh hóa trong tế bào; điều hòa nhiệt độ cơ thể ...

Quảng cáo

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close