Khái niệm các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme

Hoạt tính của enzyme được đo bằng lượng cơ chất bị chuyển đổi (hoặc lượng sản phẩm tạo thành) trong một phút ở điều kiện tiêu chuẩn. Hoạt tính của enzyme chịu ảnh hưởng bởi: nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme và các chất hoạt hóa, chất ức chế enzyme.

Quảng cáo

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÚC TÁC CỦA ENZYME

Yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme?

Hoạt tính của enzyme được đo bằng lượng cơ chất bị chuyển đổi (hoặc lượng sản phẩm tạo thành) trong một phút ở điều kiện tiêu chuẩn.

Hoạt tính của enzyme chịu ảnh hưởng bởi: nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme và các chất hoạt hóa, chất ức chế enzyme.

Nồng độ cơ chất và enzyme ảnh hưởng tới hoạt tính enzyme như thế nào?

Với nồng độ cơ chất không đổi, lượng enzyme tăng lên làm hiệu suất phản ứng tăng theo nhưng chỉ đạt đến một ngưỡng nhất định rồi dừng lại do đã sử dụng hết cơ chất.

Tương tự với lượng enzyme không đổi, nếu tăng nồng độ cơ chất thì hiệu suất phản ứng sẽ tăng, đến khi đạt ngưỡng do tất cả enzyme đã gắn với cơ chất.

Ví dụ: Đồ thị mô tả sự thay đổi hoạt tính của enzyme Luciferase theo nồng độ cơ chất D-Luciferin.

Nhiệt độ và độ pH gây ảnh hưởng gì tới hoạt tính của enzyme?

Mỗi loại enzyme có khoảng pH phù hợp và khoảng nhiệt độ nhất định để hoạt động hiệu quả. Ngoài khoảng pH và nhiệt độ đó, hoạt tính của enzyme sẽ giảm hoặc bất hoạt.

Ví dụ: Hầu hết enzyme của cơ thể người hoạt động ở 25 - 40oC, nhiệt độ tối ưu là 37oC. Ngược lại, độ pH thích hợp của mỗi loại enzyme có khác biệt lớn. 

  • pH tối ưu của enzyme amylase (nước bọt) và enzyme trypsin (dịch ruột) là 7.

  • pH tối ưu của enzyme pepsin (dịch vị) là 2.

  • pH tối ưu của arginase là 10.

Các chất điều hòa enzyme là gì?

Chất điều hòa enzyme là loại phân tử liên kết vào enzyme sẽ làm tăng hoạt tính của enzyme (chất hoạt hóa) hoặc giảm hoạt tính enzyme (chất ức chế).

Ức chế ngược là gì?

Ức chế ngược là một hình thức điều hòa hoạt động của enzyme, trong đó sản phẩm chuyển hóa khi đã được tạo ra đủ nhu cầu của tế bào, sẽ quay lại ức chế chính enzyme xúc tác cho chuỗi phản ứng để dừng tổng hợp sản phẩm.


  • Khái niệm khái quát tổng hợp các chất trong tế bào

    Tổng hợp là quá trình hình thành các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản dưới sự xúc tác của enzyme. Quá trình tổng hợp có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể, đồng thời tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học của sản phẩm tạo thành.

  • Khái niệm quang tổng hợp

    Quang tổng hợp (hay quang hợp) là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi hệ sắc tố quang hợp. Quang hợp ở thực vật được chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối.

  • Khái niệm hóa tổng hợp và quang khử

    Hóa tổng hợp là quá trình cố định CO2 thành các chất hữu cơ nhờ sử dụng năng lượng từ các phản ứng oxi hóa hợp chất vô cơ. Quang khử là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để khử CO2 thành chất hữu cơ nhưng không dùng H2O làm nguồn cung cấp H+ như ở quang hợp mà dùng H2S, S, H2, không giải phóng O2.

  • Khái niệm phân giải các chất và giải phóng năng lượng trong tế bào

    Phân giải là quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản hơn nhờ quá trình bẻ gãy các liên kết hóa học, đồng thời giải phóng năng lượng.

  • Khái niệm hô hấp tế bào.

    Hô hấp tế bào là quá trình phân giải đường hoàn toàn thành CO2 và nước với sự tham gia của O2, đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động của tế bào. Hô hấp tế bào được chia thành 3 giai đoạn nối tiếp nhau: đường phân → chu trình Krebs → chuỗi chuyền electron.

Quảng cáo

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close