Lý thuyết các phân tử sinh học - Sinh 10 Kết nối tri thứcThừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng đều là nguyên nhân dẫn tới các bệnh nguy hiểm cho con người. Vậy làm thế nào có thể giảm thiểu nguy cơ này? Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
I. Khái niệm và thành phần cấu tạo của các phân tử sinh học trong tế bào Phân tử sinh học là những phân tử hữu cơ chỉ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống. Các phân tử sinh học chính bao gồm protein, lipid, carbohydrate, nucleic acid. Trong đó, protein, carbohydrate và nucleic acid là những đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phản hợp thành. Vì vậy, những loại phân tử sinh học này có kích thước rất lớn và được gọi là các polymer. Thành phần hoá học chủ yếu của các phân tử sinh học là khung cacbon và các nguyên tử hydrogen, chúng liên kết với nhau hình thành nên bộ khung hydrocarbon rất đa dạng. II. Các phân tử sinh học 1. Carbohydrate - chất đường bột Carbohydrate được cấu tạo từ ba loại nguyên tố C, H và O với tỉ lệ 1:2:1 và công thức cấu tạo chung là (CH2O)n, trong đó n là số nguyên tử carbon. Carbohydrate được chia thành ba nhóm: đường đơn (monosaccharide), đường đôi (disaccharide) và đường đa (polysaccharide). Nguồn thực phẩm cung cấp đường và tinh bột cho con người và động vật đều bắt nguồn từ các bộ phận dự trữ đường và tinh bột của thực vật như củ, quả, hạt thân cây (ví dụ: củ cải đường, mía …). a) Đường đơn Đường đơn có 6 nguyên tử cacbon, gồm ba loại chính là glucose, fructose và galactose (H 5.1). Các loại đường đơn này có hai chức năng chính: (1) dùng làm nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào; (2) dùng làm nguyên liệu để cấu tạo nên các loại phân tử sinh học khác. b) Đường đôi Đường đôi được hình thành do hai phân tử đường đơn liên kết với nhau (sau khi loại một phân tử nước) bằng một liên kết cộng hoá trị (được gọi là liên kết glycosidic). Đường đôi còn được gọi là đường vận chuyển và các sinh vật vận chuyển nguồn năng lượng là glucose đến các bộ phận khác nhau của cơ thể hoặc nuôi dưỡng con non (do đường đôi sẽ không bị phân giải trong quá trình vận chuyển). Ví dụ: được tổng hợp từ lá cây, sau đó liên kết với nhau thành đường đối sucrose rồi vận chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây. Đường lactose là đường sữa, được sản xuất để cung cấp cho các con non. c) Đường đa Đường đa là loại polymer được cấu tạo từ hàng trăm tới hàng nghìn phân tử đường đơn lớn là glucose). Đường đa hay còn gọi là đường phức, bao gồm các loại tinh bột, glicogen, cellulose, chitin. 2. Lipit - Chất béo: Lipid là một nhóm chất rất đa dạng về cấu trúc nhưng có đặc tính chung là kị nước. Các loại mỡ động vật hormone sinh dục (như testosterone, estrogen, dầu thực vật, phospholipid) một số sắc tố, sáp và một số loại vitamin đều là lipid. Có 4 loại lipit chủ yếu là: mỡ và dầu, phospholipid, steroid và carotenoid. 3. Protein - Chất đạm: a) Chức năng của protein Trong cơ thể, protein có rất nhiều chức năng, có thể nói protein tham gia vào hầu hết tất cả các hoạt động sống của tế bào. Một số chức năng của protein được trình bày dưới đây: - Cấu trúc: Nhiều loại protein tham gia cấu trúc nên tế bào và cơ thể.
- Xúc tác: Protein cấu tạo nên các enzyme xúc tác cho các phản ứng hoá học trong tế bào. - Bảo vệ: Các kháng thể có bản chất là protein giữ chức năng chống lại các phân tử kháng nguyên từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể qua các tác nhân nhu vi khuẩn, virus,...
- Vận động: Protein giúp tế bào thay đổi hình dạng cũng như di chuyển. Tiếp nhận thông tin: Protein cấu tạo nên thụ thể của tế bào, giúp tiếp nhận thông tin từ bên trong cũng như bên ngoài tế bào. - Điều hoà: Nhiều hormone có bản chất là protein đóng vai trò điều hoà hoạt động của gene trong tế bào, điều hoà các chức năng sinh lí của cơ thể. b) Cấu trúc của protein - Protein được cấu tạo từ các đơn phân là 20 loại amino acid. - Các amino acid đều được cấu tạo từ một nguyên tử carbon trung tâm liên kết với một nhóm amino (-NH), một nhóm carboxyl (-COOH), một nguyên tử H và một chuỗi bên còn gọi là nhóm. R (H 5.7).
Hai amino acid liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị, được gọi là liên kết peptide. Chức năng của protein còn phụ thuộc vào các bậc cấu trúc của nó. Protein có 4 bậc cấu trúc (H 5.8):
Cấu trúc không gian của protein (bậc 3 và bậc 4) được duy trì nhờ các liên kết yếu như liên kết hydrogen, tương tác kị nước, tương tác Van der Waals và liên kết cộng hoá trị S-S (disulphide) cũng như liên kết ion Cấu trúc không gian của protein bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Khi điều kiện môi trường như pH, nhiệt độ ...
4. Nucleic acid
Nucleic acid hay còn gọi là acid nhân vì ban đầu được phát hiện chủ yếu ở trong nhân tế bào. Có hai loại acid nhân là DNA và RNA. Sơ đồ tư duy các phân tử sinh học:
Quảng cáo
|