Lý thuyết bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

Tốc độ phản ứng, phương trình và hằng số tốc độ phản ứng

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Quảng cáo

Lý thuyết: Tốc độ phản ứng

I. Tốc độ phản ứng hóa học

- Tốc độ phản ứng hóa học dùng để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng

- Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất đầu hoặc chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian: giây (s), phút (min), giờ (h), ngày (d),… Lượng chất có thể được biểu diễn bằng số mol, nồng độ mol, khối lượng, hoặc thể tích


- Các tốc độ phản ứng xảy ra với tốc độ khác nhau:
 

- Đa số các phản ứng hóa học có tốc độ giảm dần theo thời gian. Để đặc trưng cho sự nhanh chậm của phản ứng trong một khoảng thời gian, ta dùng tốc độ phản ứng trung bình.

- Xét phản ứng tổng quát: aA + bB → cC + dD

Gọi ∆CA, ∆CB, ∆CC, ∆CD lần lượt là biến thiên lượng chất các chất A, B, C, D trong khoảng thời gian ∆t. Tốc độ trung bình của phản ứng được tính theo công thức


II. Biểu thức tốc độ phản ứng

- Các phản ứng diễn ra với tốc độ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố: nồng độ, nhiệt độ, áp suất đối với đối với chất tham gia là chất khí, bề mặt tiếp xúc, chất xúc tác,  cường độ ánh sáng, thể của chất, dung môi hòa tan các chất phản ứng

- Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng tỉ lệ với tích số nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp

aA + bB → cC + dD

- Biểu thức tốc độ phản ứng:

 

Sơ đồ tư duy:



Quảng cáo

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close