Giải mục 1 trang 125, 126 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám pháXét trò chơi “rút thẻ” nó trên. Gọi A là biến cố “Bạn Trung được 1 điểm thưởng”. Trong mỗi lần bạn Trung rút thẻ, có những kết quả nào dẫn đến việc biến cố A xảy ra? Trò chơi “rút thẻ” : Trong hộp có 10 thẻ giống hệt nhau. Trên mỗi thẻ có ghi một trong các số từ 1 đến 10 (không có thẻ nào trùng số). Bạn Trung rút ngẫu nhiên một thẻ, xác định số ghi trên thẻ rồi bỏ lại vào hộp. Nếu lấy được thẻ có ghi một số chia hết cho 3 thì Trung được 1 điểm thưởng và có quyền rút thẻ lần nữa. Nếu rút được th Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
HĐ1 Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 125 SGK Toán 9 Cùng khám phá Xét trò chơi “rút thẻ” nó trên. Gọi A là biến cố “Bạn Trung được 1 điểm thưởng”. Trong mỗi lần bạn Trung rút thẻ, có những kết quả nào dẫn đến việc biến cố A xảy ra? Trò chơi “rút thẻ” : Trong hộp có 10 thẻ giống hệt nhau. Trên mỗi thẻ có ghi một trong các số từ 1 đến 10 (không có thẻ nào trùng số). Bạn Trung rút ngẫu nhiên một thẻ, xác định số ghi trên thẻ rồi bỏ lại vào hộp. Nếu lấy được thẻ có ghi một số chia hết cho 3 thì Trung được 1 điểm thưởng và có quyền rút thẻ lần nữa. Nếu rút được thẻ ghi số không chia hết cho 3 thì Trung phải nhường lượt chơi cho đối thủ. Kết thúc trò chơi, ai nhiều điểm hơn thì người đó thắng. Phương pháp giải: Đọc kĩ dữ liệu đề bài và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Trong mỗi lần bạn Trung rút thẻ, các kết quả nào dẫn đến việc biến cố A xảy ra là bạn Trung rút được thẻ số 3; thẻ số 6; thể số 9. LT1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 126 SGK Toán 9 Cùng khám phá Bánh xe được chia thành 16 hình quạt bằng nhau, đánh số thứ tự từ 1 đến 16. Quay bánh xe và quan sát xem khi nó dừng thì mũi kim (được gắn cố định) chỉ vào hình quạt số mấy (ta nói ngắn gọn là “kim chỉ vào số mấy”). Hãy liệt kê các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau: A: “Kim chỉ vào số là bội của 5”; B: “Kim chỉ và số là ước của 14”. Phương pháp giải: Dựa vào: Cho A là một biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên T. Một kết quả của T dẫn đến việc xảy ra biến cố A được gọi là kết quả thuận lợi cho biến cố A. Lời giải chi tiết: Kết quả thuận lợi của biến cố A là: {5; 10; 15}. Kết quả thuận lợi của biến cố B là: {1; 2; 7; 14}. LT2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 126 SGK Toán 9 Cùng khám phá Bảng 10.27 biểu diễn kết quả thống kê của một bệnh viện về cân nặng của một số trẻ sơ sinh. Chọn ngẫu nhiên một trẻ sơ sinh trong số này. Xác định số kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau: M: “Chọn được một bé gái thuộc nhóm có cân nặng trong khoảng [3200; 3400) (g)”; N: “Chọn được một bé cân nặng dưới 3000 g”; O: “Chọn được một bé trai cân nặng không dưới 3200 g”. Phương pháp giải: Dựa vào: Cho A là một biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên T. Một kết quả của T dẫn đến việc xảy ra biến cố A được gọi là kết quả thuận lợi cho biến cố A. Lời giải chi tiết: Biến cố M: “Chọn được một bé gái thuộc nhóm có cân nặng trong khoảng [3200; 3400) (g)” có 10 kết quả thuận lợi. Biến cố N: “Chọn được một bé cân nặng dưới 3000 g” có 7 kết quả thuận lợi. Biến cố O: “Chọn được một bé trai cân nặng không dưới 3200 g” có 11 kết quả thuận lợi.
Quảng cáo
|