Giải bài tập 10.31 trang 133 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá

Xét các hành động sau: Chọn ngẫu nhiên một người trong danh sách có 10 người Lấy một viên bi trong hộp khi biết rằng trong đó có một viên bi vàng Lấy ngẫu nhiên một bình hoa trong thùng có sáu bình để kiểm tra chất lượng. a) Trong các hành động đó, hành động nào là phép thử ngẫu nhiên? Vì sao? b) Đối với những hành động là phép thử ngẫu nhiên, hãy liệt kê các phần tử của không gian mẫu.

Quảng cáo

Đề bài

Xét các hành động sau:

Chọn ngẫu nhiên một người trong danh sách có 10 người

Lấy một viên bi trong hộp khi biết rằng trong đó có một viên bi vàng

Lấy ngẫu nhiên một bình hoa trong thùng có sáu bình để kiểm tra chất lượng.

a) Trong các hành động đó, hành động nào là phép thử ngẫu nhiên? Vì sao?

b) Đối với những hành động là phép thử ngẫu nhiên, hãy liệt kê các phần tử của không gian mẫu.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phép thử ngẫu nhiên là một thí nghiệm hoặc hành động không đoán được kết quả của nó, mặc dù đã biết tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra.

Tổng số kết quả có thể xảy ra gọi là số kết quả (hay số phần tử) của không gian mẫu.

Lời giải chi tiết

a) Chọn ngẫu nhiên một người trong danh sách có 10 người là phép thử ngẫu nhiên vì không thể biết chọn được người nào nhưng ta biết có tất cả 10 kết quả có thể xảy ra.

Lấy một viên bi trong hộp khi biết rằng trong đó có một viên bi vàng không là phép thử ngẫu nhiên vì ta biết chắc chắn kết quả lấy ra là viên bi vàng.

Lấy ngẫu nhiên một bình hoa trong thùng có sáu bình để kiểm tra chất lượng là phếp thử ngẫu nhiên vì không thể biết chọn được bình nào nhưng ta biết có tất cả 6 kết quả có thể xảy ra.

b) Không gian mẫu của chọn ngẫu nhiên một người trong danh sách có 10 người là: {N1;N2;N3;N4;N5;N6;N7;N8;N9;N10}.

Không gian mẫu của lấy ngẫu nhiên một bình hoa trong thùng có sáu bình để kiểm tra chất lượng là {B1;B2;B3;B4;B5;B6}.

  • Giải bài tập 10.32 trang 133 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá

    Túi kẹo trái cây có 60 viên, trong đó có 20 viên kẹo vị sầu riêng, 15 viên kẹo vị cam, 7 viên kẹo vị dâu, 10 viên kẹo vị chanh, 8 viên kẹo vị mít. Bạn Toàn lấy ngẫu nhiên một viên kẹo trong túi. Tính xác suất của các biến cố: a) E: “Bạn Toàn lấy được kẹo vị sầu riêng” b) F: “Bạn Toàn lấy được kẹo vị cam hoặc chanh” c) G: “Bạn Toàn không lấy được kẹo dâu”.

  • Giải bài tập 10.33 trang 133 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá

    Đài truyền hình điều tra ý kiến của một số khán giả về một chương trình giải trí. Kết quả điều tra được thống kê trong bảng bên. Chọn ngẫu nhiên một trong số những người được điều tra. Tính xác suất của các biến cố: a) A: “Chọn được 1 khán giả nữ không thích chương trình” b) B: “Chọn được 1 khán giả nam” c) C: “Chọn được 1 khán giả thích chương trình”.

  • Giải bài tập 10.34 trang 133 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá

    Bạn Huệ quay hai vòng tròn như hình dưới và ghi lại kết quả nhận được. a) Hãy cho biết các phần tử của không gian mẫu. b) Bạn Huệ quan tâm đến biến cố A: “Số cạnh của đa giác nhận được ở bánh xe thứ nhất bằng số tự nhiên nhận được từ bánh xe thứ hai”. Hỏi trong mỗi lần bạn Huệ quay hai bánh xe, xác suất để biến cố A xảy ra là bao nhiêu?

  • Giải bài tập 10.35 trang 134 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá

    Điểm kiểm tra môn Lịch sử của 25 học sinh khối 9 có kết quả cao được ghi lại như sau: Bảng tần số biểu diễn số liệu đã cho là

  • Giải bài tập 10.36 trang 134 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá

    Điểm kiểm tra môn Lịch sử của 25 học sinh khối 9 có kết quả cao được ghi lại như sau: Bảng tần số tương đối biểu diễn số liệu đã cho là

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close