Bài 8* trang 102 SBT toán 7 tập 2

Giải bài 8* trang 102 sách bài tập toán 7. Cho tam giác ABC, đường cao AH. Vẽ điểm D sao cho AB là đường trung trực của HD. Vẽ điểm E sao cho AC là đường trung trực của HE. Gọi M, N theo thứ tự là giao điểm của DE với AB, AC...

Quảng cáo

Đề bài

Cho tam giác \(ABC,\) đường cao \(AH.\) Vẽ điểm \(D\) sao cho \(AB\) là đường trung trực của \(HD.\) Vẽ điểm \(E\) sao cho \(AC\) là đường trung trực của \(HE.\) Gọi \(M, N\) theo thứ tự là giao điểm của \(DE\) với \(AB, AC.\) Xét xem các đường thẳng sau là các đường gì trong tam giác \(HMN: MB, NC, HA, HC, MC,\) từ đó hãy chứng minh rằng \(MC\) vuông góc với \(AB.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng:

+) Điểm nằm trên đường trung trực một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó

+) Trong tam giác cân, đường trung trực ứng với cạnh đáy cũng là đường phân giác của tam giác

+) Trong một tam giác: Tia phân giác của một góc trong và hai tia phân giác của hai góc ngoài không kề với nó đồng quy tại 1 điểm – Xem bài 9.5 trang 52 SBT toán 7 tập 2

+) Hai tia phân giác của hai góc kề bù vuông góc với nhau. 

Lời giải chi tiết

Vì \(AB\) là đường trung trực của \(DH\) mà \(M \in AB\) nên \(MD = MH\) hay tam giác \(MDH\) cân tại \(M\) có \(MB\) là đường trung trực nên \(MB\) cũng là đường phân giác \(\widehat {DMH}\).

Mà \(\widehat {DMH}\) là góc ngoài của tam giác \(HMN\) nên \(MB\) là đường phân giác góc ngoài của tam giác \(HMN.\) 

Tương tự: 

Vì \(AC\) là đường trung trực của \(EH\) mà \(N \in AC\) nên \(NH = NE\) hay tam giác \(NEH\) cân tại \(N\) có \(NC\) là đường trung trực nên \(NC\) cũng là đường phân giác \(\widehat {NEH}\).

Mà \(\widehat {NEH}\) là góc ngoài của tam giác \(HMN\) nên \(NC\) là đường phân giác góc ngoài của tam giác \(HMN.\)

Ta lại thấy \(NC\) và \(MB\) cắt nhau tại \(A\) nên \(HA\) là đường phân giác góc trong của tam giác \(HMN\) (hai đường phân giác góc ngoài và một đường phân giác góc trong của tam giác đồng quy tại 1 điểm – Xem bài 9.5 trang 52 SBT toán 7 tập 2)

Lại có: \(HC \bot HA\) tại \(H\) nên \(HC\) là đường phân giác góc ngoài tại đỉnh \(H\) của tam giác \(HMN\) (đường phân giác góc trong và góc ngoài tại 1 đỉnh của 1 tam giác vuông góc với nhau)

Ta thấy \(HC\) và \(NC\) là hai đường phân giác góc ngoài của tam giác \(HNM\) cắt nhau tại \(C\) nên \(MC\) là đường phân giác góc trong của tam giác \(HMN.\)

Như vậy \(MB,MC\) là hai tia phân giác của hai góc \(\widehat {DMH},\widehat {MNH}\) mà hai góc \(\widehat {DMH},\widehat {MNH}\) kề bù nhau nên \(MC \bot MB \Leftrightarrow MC \bot AB.\)

Loigiaihay.com

  • Bài 9* trang 102 SBT toán 7 tập 2

    Giải bài 9* trang 102 sách bài tập toán 7. Tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, HC – HB = AB. Chứng minh rằng BC = 2AB.

  • Bài 7 trang 102 SBT toán 7 tập 2

    Giải bài 7 trang 102 sách bài tập toán 7. a) Chứng minh rằng: Nếu tam giác ABC có đường trung tuyến AM bằng nửa cạnh BC thì tam giác đó vuông tại A...

  • Bài 6 trang 102 SBT toán 7 tập 2

    Giải bài 6 trang 102 sách bài tập toán 7. Cho tam giác ABC vuông tại A, phân giác BD. Kẻ DE ⊥ BC (E ∈ BC). Gọi F là giao điểm của BA và ED. Chứng minh rằng: a) BD là đường thẳng trung trực của AE;...

  • Bài 5 trang 102 SBT toán 7 tập 2

    Bài 5 trang 102 sách bài tập toán 7. Cho tam giác ABC vuông góc tại A, phân giác BD. a) So sánh các độ dài AB và AD; b) So sánh các độ dài BC và BD.

  • Bài 4 trang 102 SBT toán 7 tập 2

    Giải bài 4 trang 102 sách bài tập toán 7. So sánh các cạnh của tam giác CDE trên hình 109 biết rằng BE // CD.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close