Giải bài 2.14 trang 32 SGK Toán 10 tập 1 – Kết nối tri thứcBiểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình trên mặt phẳng tọa độ. Quảng cáo
Đề bài Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}y - 2x \le 2\\y \le 4\\x \le 5\\x + y \ge - 1\end{array} \right.\) trên mặt phẳng tọa độ. Từ đó tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(F\left( {x;y} \right) = - x - y\) với \(\left( {x;y} \right)\) thỏa mãn hệ trên. Phương pháp giải - Xem chi tiết - Biểu diễn các miền nghiệm của từng bất phương trình \(y - 2x \le 2\); \(y \le 4\); \(x \le 5\) và \(x + y \ge - 1\) trên cùng một mặt phẳng tọa độ. Bước 1: Vẽ đường thẳng \(ax + by = c\) Bước 2: Lấy điểm một điểm không thuộc đường thẳng \(ax + by = c\) và thay vào bất phương trình cần xác định miền nghiệm. Bước 3: Nếu tọa độ điểm đó thỏa mãn bất phương trình thì miền nghiệm của bất phương trình chứa điểm đó. - Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(F\left( {x;y} \right) = - x - y\) Bước 1: Xác định các đỉnh của đa giác Bước 2: Tính giá trị \(F\left( {x;y} \right) = - x - y\) tại các đỉnh đó và kết luận. Lời giải chi tiết Bước 1: Vẽ đường thẳng \(d_1: y-2x=2\) đi qua (0;2) và (-1;0). Lấy điểm O(0;0) không thuộc \(d_1\). Vì 0-2.0=0<2 nên O thuộc miền nghiệm Miền nghiệm của BPT \(y - 2x \le 2\) là nửa mp bờ \(d_1\), chứa điểm O. Bước 2: Vẽ đường thẳng \(d_2: y=4\) đi qua (0;4) và (1;4). Lấy điểm O(0;0) không thuộc \(d_2\). Vì 0<4 nên O thuộc miền nghiệm. Miền nghiệm của BPT \(y \le 4\) là nửa mp bờ \(d_2\), chứa điểm O. Bước 3: Vẽ đường thẳng \(d_3: x=5\) đi qua (5;0) và (5;1). Lấy điểm O(0;0) không thuộc \(d_3\). Vì 0<5 nên O thuộc miền nghiệm Miền nghiệm của BPT \(x \le 5\) là nửa mp bờ \(d_3\), chứa điểm O. Bước 4: Vẽ đường thẳng \(d_4: x + y = - 1\) đi qua (-1;0) và (0;-1). Lấy điểm O(0;0) không thuộc \(d_4\). Vì 0+0=0>-1 nên O thuộc miền nghiệm. Miền nghiệm của BPT \(x + y \ge - 1\) là nửa mp bờ \(d_4\), chứa điểm O.
Miền biểu diễn nghiệm của hệ bất phương trình là miền tứ giác ABCD với A(1;4); B(5;4), C(5;-6); D(-1;0). Giá trị F tại các điểm A, B, C, D lần lượt là: \(F\left( {1;4} \right) = - 1 - 4 = - 5\) \(F\left( {5;4} \right) = - 5 - 4 = - 9\) \(F\left( {5;-6} \right) = - 5 - (-6) = 1\) \(F\left( { - 1;0} \right) = - \left( { - 1} \right) - 0 = 1\) Vậy giá trị lớn nhất của biểu thức F(x;y) là 1 và giá trị nhỏ nhất của biểu thức F(x;y) là -9.
Quảng cáo
|