Giải bài 2 trang 49 SBT Sinh học 9

Giải bài 2 trang 49 SBT Sinh học 9. Chiều dài của gen B là 4080 Å. Khi sự nhân đôi liên tiếp 2 lần từ gen B đã tạo ra gen b có 2402 nuclêôtit.

Quảng cáo

Đề bài

Chiều dài của gen B là 4080 Å. Khi sự nhân đôi liên tiếp 2 lần từ gen B đã tạo ra gen b có 2402 nuclêôtit.

1. Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.

2. Gen B đột biến thành gen b vẫn có chiều dài như gen B thì đó là dạng đột biến nào ?      

Phương pháp giải - Xem chi tiết

1. Áp dụng công thức tính chiều dài gen

L=N/2x3,4

Trong đó L là chiều dài gen, N là tổng số Nu của gen

Tính chiều dài gen B dựa vào số Nu của gen b so với gen B

2.Nếu gen B đột biến thành gen b vẫn có chiều dài như gen B thì đó là dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit.

Lời giải chi tiết

1. Số nuclêôtit của gen B là :

(4080 : 3,4) X 2 = 2400 (nuclêôtit)

Số nuclêôtit của gen b lớn hơn gen B là :

2402 nuclêôtit - 2400 nuclêôtit = 2 nuclêôtit

Vậy, dạng đột biến từ gen B thành gen b là dạng thêm 1 cặp nuclêôtit.

2. Nếu gen B đột biến thành gen b vẫn có chiều dài như gen B thì đó là dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit.

Loigiaihay,com

 

  • Giải bài 3 trang 50 SBT Sinh học 9

    Giải bài 3 trang 50 SBT Sinh học 9. Ở một loài thực vật, bộ lưỡng bội là 24 NST.

  • Giải bài 4 trang 50 SBT Sinh học 9

    Giải bài 4 trang 50 SBT Sinh học 9. Giả sử có một cặp NST tương đồng mang các đoạn phân bố theo trật tự sau

  • Giải bài 5 trang 51 SBT Sinh học 9

    Giải bài 5 trang 51 SBT Sinh học 9. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. Khi lai các cây cà chua tứ bội lai với nhau người ta thu được những kết quả sau:

  • Giải bài 1 trang 49 SBT Sinh học 9

    Giải bài 1 trang 49 SBT Sinh học 9. Gen B có 3000 nuclêôtit. Gen B đột biến thành gen b. Khi 2 gen này cùng nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường tế bào 5998 nuclêôtit.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close