Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 03 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 2 vật lí 6 - Đề số 03 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn đáp án đúng Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Dùng máy cơ đơn giản giúp ta thực hiện công việc được nhanh hơn. B. Dùng máy cơ đơn giản giúp ta thực hiện công việc được dễ dàng hơn. C. Dùng máy cơ đơn giản chẳng giúp được gì cho ta mà trái lại làm ta thực hiện công việc phức tạp hơn, qua nhiều giai đoạn hơn. D. Máy cơ đơn giản chỉ duy nhất giúp ta đưa hàng hóa, vật liệu lên cao được nhẹ nhàng hơn. Câu 2: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Mặt phẳng nghiêng càng dài thì độ nghiêng của nó càng lớn. B. Mặt phẳng nghiêng càng dài thì độ nghiêng của nó càng nhỏ. C. Mặt phẳng nghiêng càng dài thì lực kéo vật càng lớn. D. Mặt phẳng nghiêng càng ngắn thì độ cao nâng vật càng thấp. Câu 3: Chọn phương án đúng. Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì: A. Chiều dài, rộng và chiều cao tăng. B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng. C. Chỉ có chiều cao tăng. D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không đổi. Câu 4: Khi tăng nhiệt độ của một lượng nước từ \({0^0}C\) đến \({4^0}C\) thì: A. Thể tích nước co lại. B. Thể tích nước nở ra. C. Thể tích nước không thay đổi. D. Cả ba kết luật đều sai. Câu 5: Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường là \({37^0}C\). Trong thang nhiệt độ Farenhai, kết quả đo nào sau đây đúng? A. \({37^0}F\). B. \(66,{6^0}F\). C. \({310^0}F\). D. \(98,{6^0}F\). Câu 6: Trường hợp nào sau đây không sử dụng ròng rọc? A. Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân cần đưa các vật liệu lên cao. B. Khi treo hoặc tháo cờ thì ta không phải trèo lên cột. C. Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực. D. Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ô tô cần cẩu đều được lắp các ròng rọc động. Câu 7: Bình ga khi còn đầy ga, nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao? A. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm bình ga bị nổ. B. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm bình ga bị nổ. C. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm bình ga bị nổ. D. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm bình ga bị nổ. Câu 8: Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta thường sử dụng A. Ròng rọc cố định. B. Mặt phẳng nghiêng. C. Đòn bẩy. D. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy. Câu 9: Kéo từ từ một vật có khối lượng \(100\,\,kg\) trên một mặt phẳng nghiêng nhẵn. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về cường độ của lực kéo đó. A. Lực kéo bằng \(100\,\,N\). B. Lực kéo nhỏ hơn \(1000\,\,N\). C. Lực kéo bằng \(1000\,\,N\). D. Lực lớn hơn \(500\,\,N\). Câu 10: Một bác thợ xây muốn kéo một bao xi măng lên một mái nhà theo phương thẳng đứng thì bác đó phải sử dụng lực nào trong các lực sau, biết rằng khối lượng của bao xi măng là \(50\,\,kg\). A. \(50\,\,N\). B. \(500\,\,N\). C. \(450\,\,N\). D. \(5\,\,N\). B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) Tại sao ô tô đi qua đường đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài? Câu 2: (3 điểm) Người ta thường thả “đèn trời” trong các dịp lễ hội. Đó là một khung nhẹ hình trụ được bọc vải hoặc giấy, phía dưới treo một ngọn đèn (hoặc 1 vật tẩm dầu dễ cháy). Tại sao khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì “ đèn trời” có thể bay lên cao? Lời giải chi tiết
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phương pháp: Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn Cách giải: Dùng máy cơ đơn giản giúp ta thực hiện công việc được dễ dàng hơn Chọn B. Câu 2: Phương pháp: Mặt phẳng nghiêng càng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ Cách giải: Mặt phẳng nghiêng càng dài thì độ nghiêng của nó càng nhỏ Chọn B. Câu 3: Phương pháp: Chất rắn nở ra khi nóng lên Cách giải: Khi tăng nhiệt độ của vật bằng sắt, cả chiều dài, chiều rộng và chiều cao của nó tăng lên Chọn A. Câu 4: Phương pháp: Nước ở \({4^0}C\) có thể tích nhỏ nhất Cách giải: Khi nhiệt độ của nước tăng từ \({0^0}C\) đến \({4^0}C\) thì thể tích nước co lại Chọn A. Câu 5: Phương pháp: Đổi các thang nhiệt giai: \({n^0}C = {32^0}F + \left( {n.1,{8^0}F} \right)\) Cách giải: \({37^0}C\) ứng với: \({32^0}F + 37.1,{8^0}F = 98,{6^0}F\) Chọn D. Câu 6: Phương pháp: Sử dụng lý thuyết ứng dụng của các loại máy cơ đơn giản Cách giải: Chiếc kéo là ứng dụng của đòn bẩy Chọn C. Câu 7: Phương pháp: Bình ga chứa khí ga Chất khí nở ra khi nóng lên Cách giải: Khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm bình ga bị nổ Chọn B. Câu 8: Phương pháp: Sử dụng lý thuyết ứng dụng của đòn bẩy Cách giải: Để dời chỗ một hòn đá sang bên cạnh, người ta thường sử dụng đòn bẩy Chọn C. Câu 9: Phương pháp: Trọng lượng: \(P = 10m\) Dùng mặt phẳng nghiêng để có thể kéo (đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật Cách giải: Trọng lượng của vật là: \(P = 10m = 10.100 = 1000\,\,\left( N \right)\) Sủ dụng mặt phẳng nghiêng để kéo vật lên với lực nhỏ hơn \(1000\,\,N\) Chọn B. Câu 10: Phương pháp: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng, cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật Trọng lượng: \(P = 10m\) Cách giải: Trọng lượng của bao xi măng là: \(P = 10m = 10.50 = 500\,\,\left( N \right)\) Để kéo bao xi măng lên theo phương thẳng đứng, cần phải dùng lực có cường độ nhỏ nhất bằng \(500\,\,N\) Chọn B. B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Phương pháp: Sử dụng ứng dụng của mặt phẳng nghiêng: mặt phẳng nghiêng càng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ Cách giải: Đường ô tô qua đèo càng ngoằn ngoèo, càng dài thì độ dốc càng ít, lực kéo vật càng nhỏ nên ô tô dễ dàng đi lên đèo hơn. Câu 2: Phương pháp: Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất khí Cách giải: Khi đốt đèn lên, không khí trong đèn nóng lên, nở ra, khí nhẹ bay lên cao, khí lạnh phía dưới lùa vào chiếm chỗ và tạo ra luồng gió đẩy đèn từ dưới lên. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|