Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 01 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 2 vật lí 6 - Đề số 01 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Chọn đáp án đúng

Câu 1: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào không coi là đòn bẩy?

A. Cái kìm.

B. Máy tời.

C. Cái cân đòn.

D. Cái kéo.

Câu 2. Khi làm lạnh một quả cầu bằng nhôm thì

A. Bán kính của quả cầu tăng.

B. Trọng lượng của quả cầu tăng.

C. Bán kính của quả cầu giảm.

D. Trọng lượng của quả cầu giảm.

Câu 3. Tại sao khi đun nước, không nên đổ nước thật đầy ấm?

A. Vì đổ đầy, nước nóng, thể tích nước tăng tràn ra ngoài.

B. Lâu sôi.

C. Để bếp không bị đè nặng.

D. Tốn củi.

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.

C. Khối lượng của chất lỏng giảm.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

Câu 5: Người thợ xây muốn đưa gạch lên cao, người đó dùng

A. Lực kế.

B. Đòn bẩy.

C. Ròng rọc.

D. Mặt phẳng nghiêng.

Câu 6: Khi dùng một ròng rọc động và một ròng rọc cố định để đưa vật nặng lên cao thì lực kéo sẽ:

A. Bằng một nửa trọng lượng của vật.

B. Lớn gấp hai lần trọng lượng của vật.

C. Bằng với trọng lượng của vật.

D. Lớn hơn trọng lượng của vật.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng?

A. Mỗi đòn bẩy đều có một điểm tựa.

B. Dùng đòn bẩy luôn được lợi về lực.

C. Điểm tựa của đòn bẩy là vị trí mà đòn bẩy có thể quay quanh nó.

D. Dùng đòn bẩy có thể nâng hoặc làm di chuyển vật được dễ dàng.

Câu 8: Vì sao cốt của các trụ bê tông lại làm bằng thép mà không làm cốt trụ bê tông bằng các kim loại khác?

A. Vì thép không bị gỉ.

B. Vì thép giá thành thấp.

C. Vì thép có độ bền cao.

D. Vì thép và bê tông nở vì nhiệt như nhau.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

a. Hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản?

b. Hãy cho biết sử dụng các loại ròng rọc giúp con người thực hiện công việc dễ dàng như thế nào?

Câu 2: (1 điểm) Tại sao tháp Épphen về mùa hè lại cao hơn một chút so với chiều cao của tháp vào mùa đông?

Câu 3: (2 điểm) Tại sao khi đóng chai nước ngọt người ta không đóng đầy chai?

Lời giải chi tiết

1.B

2.C

3.A

4.D

5.C

6.A

7.B

8.D



A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1:

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết đòn bẩy

Cách giải:

Cái kìm, cái cân đòn, cái kéo là đòn bẩy

Máy tời là ròng rọc

Chọn B.

Câu 2:

Phương pháp:

Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

Cách giải:

Khi làm lạnh quả cầu nhôm, thể tích của quả cầu giảm → bán kính của quả cầu giảm → A sai, C đúng

Khối lượng và trọng lượng của quả cầu không thay đổi → B, D sai

Chọn C.

Câu 3:

Phương pháp:

Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

Cách giải:

Khi đun nước, nhiệt độ của nước tăng → thể tích nước tăng lên

Nếu đổ nước đầy ấm, thể tích nước tăng lên làm nước tràn ra ngoài

Chọn A.

Câu 4:

Phương pháp:

Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

Khối lượng riêng: \(D = \frac{m}{V}\)

Cách giải:

Khối lượng riêng của chất lỏng là: \(D = \frac{m}{V}\)

Khi nung nóng chất lỏng, thể tích chất lỏng tăng lên, khối lượng chất lỏng không đổi → khối lượng riêng của chất lỏng giảm

Chọn D.

Câu 5:

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết các máy cơ đơn giản

Cách giải:

Để đưa gạch lên cao, sử dụng ròng rọc

Chọn C.

Câu 6:

Phương pháp:

Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực

Ròng rọc động có tác dụng làm giảm lực kéo \(2\) lần

Cách giải:

Sử dụng ròng rọc động của tác dụng giảm lực kéo \(2\) lần

→ Lực kéo bằng một nửa trọng lượng của vật

Chọn A.

Câu 7:

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết đòn bẩy

Cách giải:

Mỗi đòn bẩy đều có một điểm tựa → A đúng

Không phải đòn bẩy nào cũng được lợi về lực → B sai

Điểm tựa của đòn bẩy là vị trí mà đòn bẩy có thể quay quanh nó → C đúng

Dùng đòn bẩy có thể nâng hoặc làm di chuyển vật được dễ dàng → D đúng

Chọn B.

Câu 8:

Phương pháp:

Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Cách giải:

Khi nhiệt độ thay đổi, trụ bê tông và cốt trụ nở ra hoặc co lại. Thép và bê tông có sự nở vì nhiệt như nhau, nên khi nhiệt độ thay đổi, trụ bê tông và cốt trụ nở ra (hoặc co lại) như nhau, làm trụ không bị nứt

Chọn D.

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết máy cơ đơn giản

Cách giải:

a. Các loại máy cơ đơn giản là: đòn bẩy, ròng rọc, mặt phẳng nghiêng

b. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực

Ròng rọc động có tác dụng làm giảm lực kéo \(2\) lần

Câu 2:

Phương pháp:

Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

Cách giải:

Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, tháp Épphen nở vì nhiệt nên tháp cao hơn

Vào mùa đông, nhiệt độ thấp, tháp Épphen co lại nên tháp thấp hơn

Do đó tháp Épphen về mùa hè cao hơn một chút so với chiều cao của tháp vào mùa đông

Câu 3:

Phương pháp:

Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

Cách giải:

Khi trời nóng, chất lỏng trong chai nóng lên, nở ra, thể tích tăng. Nếu đổ thật đầy, khi chất lỏng nở ra, bị nắp chai ngăn cản sẽ gây ra lực lớn làm bật nắp chai hoặc vỡ chai.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close