Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 02 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 2 vật lí 6 - Đề số 02 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Chọn đáp án đúng Câu 1: Chọn kết luận sai A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau. B. Các chất rắn đều bị co dãn vì nhiệt. C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. D. Khi co dãn vì nhiệt, các chất rắn có thể gây ra lực lớn. Câu 2: Một chai thủy tinh được đậy bằng nắp kim loại. Nắp bị giữ chặt. Hỏi phải mở nắp bằng cách nào sau đây? A. Hơ nóng cổ chai. B. Hơ nóng cả nắp và cổ chai. C. Hơ nóng đáy chai. D. Hơ nóng nắp chai. Câu 3: Tại sao khi lợp mái nhà, người ta chỉ đóng đinh một đầu, còn đầu kia để tự do? A. Để tôn không bị thủng nhiều chỗ. B. Để tiết kiệm đinh. C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 4: Chọn phát biểu sai A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên. B. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. C. Chất lỏng co lại khi lạnh đi. D. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau. Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? A. Làm bếp bị đè nặng. B. Nước nóng thể tích tăng nên tràn ra ngoài. C. Tốn chất đốt. D. Lâu sôi. Câu 6: Chọn câu trả lời sai. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. Thể tích của chất lỏng giảm. B. Khối lượng của chất lỏng không đổi. C. Thể tích của chất lỏng tăng. D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. Câu 7: Các chất rắn, lỏng và khí đều dãn nở vì nhiệt. Chất nào dãn nở nhiều nhất? A. chất rắn. B. chất lỏng. C. chất khí. D. các chất dãn nở như nhau. Câu 8: Nhiệt kế nào sau đây dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? A. Nhiệt kế rượu. B. Nhiệt kế y tế. C. Nhiệt kế thủy ngân. D. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được. Câu 9: Chọn câu trả lời sai. Thân nhiệt của người bình thường là A. \({37^0}C\). B. \({70^0}F\). C. \(310K\). D. \(98,{6^0}F\). Câu 10: Hãy tính \({100^0}F\) bằng bao nhiêu \(^0C\)? A. \({50^0}C\). B. \({32^0}C\). C. \({18^0}C\). D. \(37,{77^0}C\). Câu 11: Những dụng cụ nào sau đây có áp dụng máy cơ đơn giản A. Xe cút kít đẩy (hoặc) kéo hàng. B. Đồ mở nắp chai bia, chai nước ngọt. C. Triền dốc để dắt xe lên lề đường cao. D. Cả A, B, C đều là những máy cơ đơn giản. Câu 12: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để đưa hàng lên ô tô tải. B. Người ta dùng đòn bẩy để đưa vật liệu xây dựng lên tầng cao. C. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để đưa hàng trên xe tải xuống. D. Người ta dùng ròng rọc để đưa hàng từ trên tầng cao xuống đất. B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1: (3 điểm) Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng
Phải dùng nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của bàn là, cơ thể người, nước đang sôi, không khí trong phòng? Câu 2: (1 điểm) Khi nhiệt độ tăng thêm \({1^0}C\) thì độ dài của một dây đồng dài \(1\,\,m\) tăng thêm \(0,017\,\,mm\). Hỏi một dây bằng đồng dài \(50\,\,m\) ở nhiệt độ \({20^0}C\) sẽ có độ dài bằng bao nhiêu ở nhiệt độ \({40^0}C\)? Lời giải chi tiết
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phương pháp: Sử dụng lý thuyết sự nở vì nhiệt của chất rắn Cách giải: Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau → A sai, C đúng Các chất rắn đều bị co dãn vì nhiệt → B đúng Khi co dãn vì nhiệt, các chất rắn có thể gây ra lực lớn → D đúng Chọn A. Câu 2: Phương pháp: Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn Cách giải: Hơ nóng nắp chai, nắp chai nở ra, dễ dàng mở được nắp chai Chọn D. Câu 3: Phương pháp: Sử dụng lý thuyết sự nở vì nhiệt của chất rắn Cách giải: Khi lợp mái nhà, tôn dưới ánh nắng Mặt Trời nóng lên, nở ra Người ta chỉ đóng đinh một đầu, còn đầu kia để tự do để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt Chọn C. Câu 4: Phương pháp: Sử dụng lý thuyết sự nở vì nhiệt của chất lỏng Cách giải: Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi → A, C đúng Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau → B đúng, D sai Chọn D. Câu 5: Phương pháp: Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi Cách giải: Khi đun nước, nhiệt độ của nước tăng → thể tích nước tăng lên Nếu đổ nước đầy ấm, thể tích nước tăng lên làm nước tràn ra ngoài Chọn B. Câu 6: Phương pháp: Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi Cách giải: Khi đun nóng chất lỏng, thể tích của chất lỏng tăng → A sai, C đúng Khối lượng của chất lỏng không đổi → B đúng Khối lượng riêng của chất lỏng giảm → D đúng Chọn A. Câu 7: Phương pháp: Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn Cách giải: Chất nở vì nhiệt nhiều nhất là chất khí Chọn C. Câu 8: Phương pháp: Sử dụng lý thuyết nhiệt kế Cách giải: Nước đang sôi có nhiệt độ khoảng \({100^0}C\), có thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ của nước đang sôi Chọn C. Câu 9: Phương pháp: Đổi các thang nhiệt giai: \(\left\{ \begin{array}{l}{n^0}C = {32^0}F + \left( {n.1,{8^0}F} \right)\,\,\left( {^0F} \right)\\{n^0}C = 273K + n\,\,\left( K \right)\end{array} \right.\) Cách giải: Thân nhiệt của người bình thường là \({37^0}C\), đổi sang nhiệt giai Fa-ren-hai và Ken-vin là: \(\left\{ \begin{array}{l}{37^0}C = {32^0}F + 37.1,{8^0}F = 98,{6^0}F\\{37^0}C = 273 + 37 = 310K\end{array} \right.\) Chọn B. Câu 10: Phương pháp: Đổi các thang nhiệt giai: \({t^0}C = \frac{{{t^0}F - {{32}^0}F}}{{1,8}}\) Cách giải: Ta có: \({t^0}C = \frac{{{t^0}F - {{32}^0}F}}{{1,8}}\) \( \Rightarrow {t^0}C = \frac{{{{100}^0}F - {{32}^0}F}}{{1,8}} \approx 37,{77^0}C\) Chọn D. Câu 11: Phương pháp: Sử dụng lý thuyết máy cơ đơn giản Cách giải: Dụng cụ sử dụng máy cơ đơn giản là: Xe cút kít đẩy (hoặc) kéo hàng: đòn bẩy Đồ mở nắp chai bia, chai nước ngọt: đòn bẩy Triền dốc để dắt xe lên lề đường cao: mặt phẳng nghiêng Chọn D. Câu 12: Phương pháp: Sử dụng lý thuyết máy cơ đơn giản Cách giải: Để đưa vật liệu xây dựng lên cao, người ta sử dụng ròng rọc Chọn B. B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Phương pháp: Sử dụng lý thuyết nhiệt kế Cách giải: Bàn là có nhiệt độ rất lớn → sử dụng nhiệt kế có GHĐ lớn: nhiệt kế kim loại Cơ thể người bình thường có nhiệt độ khoảng \(36,{5^0}C - 37,{5^0}C \to \) sử dụng nhiệt kế có thang đo gần giá trị này: nhiệt kế y tế Nước đang sôi có nhiệt độ khoảng \({100^0}C \to \) sử dụng nhiệt kế thủy ngân Sử dụng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ phòng Câu 2: Phương pháp: Chiều dài tăng thêm của \(n\) mét dây đồng khi nhiệt độ tăng thêm \({t^0}C\): \({\rm{l}} = 0,017.n.{t^0}C\) Cách giải: Từ \({20^0}C\) lên \({40^0}C\), nhiệt độ tăng thêm là: \({t^0}C = {40^0}C - {20^0}C = {20^0}C\) Chiều dài của \(50m\) dây đồng tăng thêm là: \({\rm{l}} = 0,017.50.20 = 17\,\,\left( {mm} \right) = 0,017\,\,\left( m \right)\) Chiều dài của dây đồng ở \({40^0}C\) là: \(L = {\rm{l}} + 50 = 0,017 + 50 = 50,017\,\,\left( m \right)\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|