Trắc nghiệm Bài 58: Tính chất cơ bản của phân số Toán 4 Cánh diềuĐề bài
Câu 1 :
Điền số thích hợp vào ô trống: $\frac{30}{24}=\frac{30:?}{24:6}=\frac{?}{?}$
Câu 2 :
Điền số thích hợp vào ô trống: $\frac{3}{5}=\frac{3\times 2}{5\times ?}=\frac{?}{?}$
Câu 3 :
Trong các phân số dưới đây, phân số nào bằng phân số \(\dfrac{3}{5}\)? A. \(\dfrac{6}{{15}}\) B. \(\dfrac{{20}}{{12}}\) C. \(\dfrac{{15}}{{25}}\) D. \(\dfrac{{18}}{{36}}\)
Câu 4 :
Trong các phân số sau, phân số nào bằng với phân số \(\dfrac{4}{7}\)? \(\dfrac{8}{{14}}\) \(\dfrac{{16}}{{18}}\) \(\dfrac{{20}}{{35}}\) \(\dfrac{{36}}{{63}}\) \(\dfrac{{100}}{{185}}\) Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Điền số thích hợp vào ô trống: $\frac{30}{24}=\frac{30:?}{24:6}=\frac{?}{?}$
Đáp án
$\frac{30}{24}=\frac{30:6}{24:6}=\frac{5}{4}$
Phương pháp giải :
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số: Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác \(0\) thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho. Ta thấy mẫu số của phân số \(\dfrac{{30}}{{24}}\) chia cho \(6\) thì tử số ta cũng chia cho \(6\), khi đó ta được phân số mới bằng phân số \(\dfrac{{30}}{{24}}\). Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\dfrac{{30}}{{24}} = \dfrac{{30:6}}{{24:6}} = \dfrac{5}{4}\) Vậy đáp án đúng điền vào chỗ chấm lần lượt từ trái sang phải, từ trên xuống dưới là \(6\,\;,\,5\,;\,\,4\).
Câu 2 :
Điền số thích hợp vào ô trống: $\frac{3}{5}=\frac{3\times 2}{5\times ?}=\frac{?}{?}$
Đáp án
$\frac{3}{5}=\frac{3\times 2}{5\times 2}=\frac{6}{10}$
Phương pháp giải :
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số: Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác \(0\) thì được một phân số bằng phân số đã cho. Ta thấy tử số của phân số \(\dfrac{3}{5}\) nhân với \(2\) thì mẫu số ta cũng nhân với \(2\), khi đó ta được phân số mới bằng phân số \(\dfrac{3}{5}\). Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\dfrac{3}{5} = \dfrac{{3 \times 2}}{{5 \times 2}} = \dfrac{{6\,}}{{10\,}}\).
Câu 3 :
Trong các phân số dưới đây, phân số nào bằng phân số \(\dfrac{3}{5}\)? A. \(\dfrac{6}{{15}}\) B. \(\dfrac{{20}}{{12}}\) C. \(\dfrac{{15}}{{25}}\) D. \(\dfrac{{18}}{{36}}\) Đáp án
C. \(\dfrac{{15}}{{25}}\) Phương pháp giải :
Rút gọn các phân số đã cho thành phân số tối giản. Phân số bằng phân số \(\dfrac{3}{5}\) thì rút gọn được về phân số tối giản \(\dfrac{3}{5}\). Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\dfrac{6}{{15}} = \dfrac{{6:3}}{{15:3}} = \dfrac{2}{5}\,\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\ \quad \dfrac{{20}}{{12}} = \dfrac{{20:4}}{{12:4}} = \dfrac{5}{3}\) \(\dfrac{{15}}{{25}} = \dfrac{{15:5}}{{25:5}} = \dfrac{3}{5}\,\,\,\,;\,\,\,\,\,\, \, \quad \dfrac{{18}}{{36}} = \dfrac{{18:18}}{{36:18}} = \dfrac{1}{2}\)
Câu 4 :
Trong các phân số sau, phân số nào bằng với phân số \(\dfrac{4}{7}\)? \(\dfrac{8}{{14}}\) \(\dfrac{{16}}{{18}}\) \(\dfrac{{20}}{{35}}\) \(\dfrac{{36}}{{63}}\) \(\dfrac{{100}}{{185}}\) Đáp án
\(\dfrac{8}{{14}}\) \(\dfrac{{20}}{{35}}\) \(\dfrac{{36}}{{63}}\) Phương pháp giải :
Rút gọn các phân số đã cho thành phân số tối giản. Phân số bằng phân số \(\dfrac{4}{7}\) thì rút gọn được về phân số tối giản \(\dfrac{4}{7}\). Lời giải chi tiết :
Ta có: \(\begin{array}{l}\dfrac{8}{{14}} = \dfrac{{8:2}}{{14:2}} = \dfrac{4}{7}\,\,\,\,\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{16}}{{18}} = \dfrac{{16:2}}{{18:2}} = \dfrac{8}{9}\,\,\,\,\,\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{20}}{{35}} = \dfrac{{20:5}}{{35:5}} = \dfrac{4}{7};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\\\dfrac{{36}}{{63}} = \dfrac{{36:9}}{{63:9}} = \dfrac{4}{7}\,\,\,\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{100}}{{185}} = \dfrac{{100:5}}{{185:5}} = \dfrac{{20}}{{37}} \cdot \,\,\,\,\,\end{array}\) Vậy các phân số bằng phân số \(\dfrac{4}{7}\) là \(\dfrac{8}{{14}};\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{20}}{{35}};\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{36}}{{63}} \cdot \).
|