Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ - Nguyễn Đăng MạnhNguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ - Nguyễn Đăng Mạnh bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 6 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả 1. Tiểu sử - Nguyễn Đăng Mạnh (1930-2018), nguyên quán tại Gia Lâm, Hà Nội. - Thiếu thời, ông theo học ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên Phú Thọ, rồi trường bị giải tán. Ông theo học trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo. 2. Sự nghiệp - Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình. - Ông từng làm chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. - Nguyễn Đăng Mạnh là chủ biên sách giáo khoa văn học lớp 11 và 12 chương trình cải cách giáo dục 1980–1992. - Về già sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian lâm bệnh, GS Nguyễn Đăng Mạnh đã từ trần vào chiều ngày 9/2/2018 tại Bệnh viện hữu nghị Việt –Xô Hà Nội, hưởng thọ 89 tuổi. 3. Phong cách sáng tác Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Ông nổi tiếng gần đây là nhờ quyển hồi ký có viết một vài chi tiết về chủ tịch Hồ Chí Minh (có kể đến cái chết của bà Nông Thị Xuân) và các quan chức trong chính phủ của đảng cộng sản Việt Nam như Tố Hữu; cũng viết về những nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu,... Tác phẩm 1.Tìm hiểu chung a. Xuất xứ: Trích Tuyển tập Nguyễn Đăng Mạnh, tập 1, 2005. b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận. c. Bố cục: 3 phần như trong sách. - Phần 1: Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động, là người có trái tim nhạy cảm. - Phần 2: Thời thơ ấu bất hạnh của Nguyên Hồng - Phần 3: Hoàn cảnh sống cơ cực của nhà văn Nguyên Hồng 2. Giá trị nội dung, nghệ thuật a. Giá trị nội dung: Qua Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông. b. Giá trị nghệ thuật - Văn nghị luận sắc bén, chặt chẽ. - Sử dụng một số biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, điệp. Sơ đồ tư duy văn bản "Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ":
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|