Giọt sương đêm - Trần Đức TiếnGiọt sương đêm - Trần Đức Tiến bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 6 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả TRẦN ĐỨC TIẾN 1. Tiểu sử - Trần Đức Tiến (1953) - Quê quán: làng Cao Đà, xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. - Ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1998 đến 2007. - Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996. - Ủy viên Hội đồng Văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam khóa 7 (2005-2010). Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 8 (2010-2015). Trưởng ban Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam khóa 9 (2015-2020). Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam khu vực miền Đông Nam bộ các khóa 7, 8, 9. 2. Sự nghiệp văn học a. Phong cách nghệ thuật - Trần Đức Tiến viết nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi, truyện đồng thoại của ông tinh tế, hồn nhiên. b. Tác phẩm chính *Văn xuôi:- Linh hồn bị đánh cắp (tiểu thuyết, 1990 - in lại 2006) - Bụi trần (tiểu thuyết, 1992 - in lại 2004, 2006) - Bão đêm (tập truyện ngắn, 1993) - Mười lăm năm mưa xói (tập truyện ngắn, 1997)… *Sáng tác cho thiếu nhi- Vương quốc vắng nụ cười (tập truyện thiếu nhi, 1993) - Dế mùa thu (tập truyện thiếu nhi, 1997) - Xóm Bờ Giậu (tập truyện thiếu nhi 2018 - tái bản năm 2020) ... c. Giải thưởng - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 cho tập truyện Lỏng và tuột - Giải nhì truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân đội (năm 1987 và 1990) - Giải nhất truyện ngắn báo Người Hà Nội (1986) - Giải nhất cuộc thi Tiểu thuyết và truyện ngắn của Nhà xuất bản Hà Nội (1993) - Giải B của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (2004) - Giải nhất viết cho thiếu nhi của Hội Nhà văn và Bộ Giáo dục - Đào tạo (2005) - Giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học cho thiếu nhi do Nhà xuất bản Kim Đồng, Hội Nhà văn Hà Nội và Hội Nhà văn Đan Mạch tổ chức và nhiều giải thưởng khác... - "Xóm Bờ Giậu" được trao Giải thưởng Sách Quốc gia 2019 (Giải B) ... Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ - Văn bản được in trong Xóm Bờ Giậu, NXB Kim Đồng, 2018. b. Bố cục: 3 đoạn - Đoạn 1 (Từ đầu đến “làm nghề buôn”): Người khách trọ xin ngủ nhờ. - Đoạn 2 (Tiếp theo đến “Thằn Lằn gật gù”): Cuộc trò chuyện giữa Thằn Lằn và cụ giáo Cóc. - Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Giọt sương đêm đã khiến Bọ Dừa thức tỉnh và trở về quê. c. Thể loại: truyện đồng thoại. d. Phương thức biểu đạt: tự sự. e. Nhân vật: Bọ Dừa, Thằn Lằn, Cóc. 2. Giá trị nội dung và nghệ thuật a. Giá trị nội dung Qua câu chuyện của những loài vật và đặc biệt là Bọ Dừa, tác giả vừa khắc họa thành công những đặc trưng của loài vật vừa thể hiện lời nhắc nhở con người đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình. b. Giá trị nghệ thuật - Truyện đồng thoại nhân cách hóa các loài vật kết hợp các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, điệp từ. - Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc. - Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. Sơ đồ tư duy về truyện "Giọt sương đêm":
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|